Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân, chắc khắc phục
Chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi thường xuất phát từ việc ít vận động, tâm lý áp lực, căng thẳng, thói quen lạm dụng thuốc lá, rượu bia… Bệnh lý này có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, gây suy giảm năng suất lao động, suy nhược cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi
Rối loạn tiền đình thường xuất hiện ở phụ nữ tiền mãn kinh, người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ mắc phải vấn đề này. Một số trường hợp đã gặp biến chứng nặng nề, chuyển sang đột quỵ hoặc gây ra tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
Một nghiên cứu của Hoa Kỳ có thấy, trên 35% những người đang trong độ tuổi 40 đều từng trải qua hội chứng rối loạn tiền đình. Ở nước Anh, ít nhất 40% nhân viên văn phòng từng có các biểu hiện liên quan đến bệnh lý này. Tại Việt Nam, khoảng 20 – 30% dân số bị rối loạn tiền đình và con số này đang có xu hướng tăng nhanh.
Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi là tình trạng tổn thương của dây thần kinh số 8, kéo theo sự suy giảm chức năng dẫn truyền thông tin từ não bộ đến những bộ phận khác của cơ thể, từ đó khiến bệnh nhân thường xuyên choáng váng, hoa mắt, ù tai, đi đứng không vững, mất thăng bằng cơ thể…
Các chuyên gia cho biết, rối loạn tiền đình có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Căng thẳng, áp lực từ công việc và cuộc sống làm người bệnh bị mất ngủ, chán ăn, stress, suy nhược thần kinh
- Tình trạng thiếu máu lên não hoặc tắc nghẽn mạch máu dẫn đến trạng thái mất cân bằng khi đứng lên, ngồi xuống, xoay đầu
- Việc ít vận động và duy trì tư thế ngồi quá lâu ở chốn văn phòng gây ra triệu chứng ù tai, hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu lên não, co thắt cơ, đau cột sống…
- Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê, tiêu thụ thức ăn nhanh và lạm dụng chất kích thích khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng, đồng thời tăng cường nguy cơ rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi
- Hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng nặng nề bởi nhiều bệnh lý nguy hiểm như: viêm tai giữa, chấn thương não bộ, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh
- Yếu tố di truyền
- Một số tác nhân đến từ môi trường bên ngoài (chẳng hạn ánh sáng, tiếng ồn…)
- Tác dụng không mong muốn của những loại thuốc an thần hoặc thuốc điều trị bệnh lý thần kinh (streptomycin, gentamycin…)
Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi
Căn cứ vào đặc điểm thể trạng và mức độ bệnh lý, bệnh nhân sẽ biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau. Những dấu hiệu nhận biết điển hình bao gồm:
- Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc: Tình trạng này là hậu quả của tâm lý áp lực, căng thẳng và tình trạng suy nhược thần kinh.
- Buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt nếu đột ngột thay đổi tư thế: Đây là hệ lụy tất yếu của tình trạng tổn thương dây thần kinh do rối loạn tiền đình gây ra. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng chỉ gây khó chịu tạm thời khi người bệnh xoay người, đứng lên, ngồi xuống bất ngờ và có xu hướng thuyên giảm nhanh chóng khi họ nghỉ ngơi.
- Nhức đầu: Một trong những dấu hiệu phổ biến và cơ bản nhất của chứng rối loạn tiền đình chính là sự suy giảm chức năng của hệ thống thần kinh trung ương (đau đầu, khó tập trung, suy giảm trí nhớ, năng suất lao động thấp…).
- Choáng váng, dễ té ngã: Chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi khiến khả năng giữ thăng bằng của bệnh nhân bị ảnh hưởng rõ rệt. Những tín hiệu, thông tin được truyền phát từ não bộ đến các cơ quan trong cơ thể không còn chính xác tuyệt đối. Do đó, người bệnh khó xác định phương hướng, giữ thăng bằng kém, không thể đứng vững và đi lại dễ dàng như bình thường. Đặc biệt, nếu bệnh tình chuyển nặng, họ sẽ đột ngột té ngã, không thể di chuyển, cảm thấy quay cuồng khi điều khiển phương tiện giao thông hay đang lao động, làm việc, từ đó dẫn đến tai nạn nguy hiểm.
- Ù tai, suy giảm thính lực: Sự tổn thương đáng kể của dây thần kinh số 8 khiến bệnh nhân bị ù tai và suy giảm thính lực. Bên cạnh đó, họ cũng trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng và bị suy giảm thị lực.
- Ngất xỉu: Tình trạng thiếu máu khiến não bộ không được cung cấp đầy đủ lượng máu cần thiết. Điều này tác động tiêu cực đến tim mạch và huyết áp. Nếu chuyển biến nặng nề, bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi có thể gây ngất xỉu, bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, đột quỵ…
Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi
Bệnh rối loạn tiền đình đang có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây. Tùy thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh lý, bệnh nhân có thể chủ động khắc phục những triệu chứng phiền toái bằng cách kết hợp nhiều phương pháp điều trị dưới đây:
1. Sử dụng thuốc Tây
Những người bị rối loạn tiền đình nặng cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời bởi căn bệnh này dễ dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp, khó lường cho người trẻ tuổi như: vấp ngã, té cầu thang, gây ra tai nạn giao thông, bị tai nạn lao động…
Sau khi phân tích kết quả đo âm ốc tai, xét nghiệm xoay vòng, điện kỹ nhãn cầu, chụp cộng hưởng từ, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê toa một số loại thuốc đặc trị an toàn, phù hợp như:
- Nhóm thuốc hoạt huyết dưỡng não (duxil, betaserc, almitrin) có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu, điều trị rối loạn tiền đình do thiếu máu não và cải thiện triệu chứng hoa mắt, ù tai, choáng váng, đi không vững…
- Nhóm thuốc xoa dịu thần kinh (vinpocetin, tanganil, ginkgo biloba) giúp an thần, xoa dịu tâm trí, giảm thiểu căng thẳng, tạo giấc ngủ ngon, hạn chế đau đầu, nâng cao khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ.
- Nhóm thuốc kháng histamin (tanganil 500mg, seduxen 5mg, metoclopramid 10mg) có công dụng đẩy lùi biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn của bệnh rối loạn tiền đình.
Nhìn chung, các loại thuốc Tây chữa bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi có thể nhanh chóng phát huy công dụng. Tuy nhiên, chúng thường đi kèm nhiều tác dụng không mong muốn như: phát ban, ngủ gật, buồn nôn, kém tập trung… Đặc biệt, nếu sử dụng quá liều hoặc sai cách, bệnh nhân sẽ trở nên phụ thuộc vào thuốc. Lúc này, bệnh tình ngày càng tồi tệ.
Vì vậy, nhằm đảm bảo an toàn tối đa, bạn cần tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị cũng như bám sát mọi hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc đột ngột hay dùng thêm bất cứ loại thuốc nào khác.
2. Áp dụng bài thuốc Đông y
Ba bài thuốc Đông y dưới đây rất an toàn, lành tính và hiếm khi gây ra tác dụng phụ. Ưu điểm của phương pháp chữa bệnh này là bồi bổ cơ thể và điều trị bệnh lý tận gốc. Tuy nhiên, độc giả cần kiên trì uống thuốc trong một khoảng thời gian đủ dài để đạt được kết quả mong muốn.
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị phục thần, ngưu tất, câu đằng, ích mất, sơn chi, tang ký sinh, đỗ trọng, hoàng cầm, thạch quyết minh sống, dạ giao đằng, hà thủ ô. Sắc kỹ tất cả vị thuốc với một lượng nước vừa đủ trên lửa nhỏ. Dùng 2 lần/ngày. (Liều lượng dược liệu do lương y quyết định dựa trên thể trạng và mức độ triệu chứng của mỗi người bệnh)
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị hải đới căn, thạch xương bồ, cắt căn, xuyên khung, đại giả thạch. Sắc kỹ tất cả vị thuốc với một lượng nước vừa đủ trên lửa nhỏ. Dùng 2 lần/ngày. (Liều lượng dược liệu do lương y quyết định dựa trên thể trạng và mức độ triệu chứng của mỗi người bệnh)
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị phục thần, trạch tả, bạch tật lê, thiên ma, đạm trúc diệp, long cốt, cát nhân. Sắc kỹ tất cả vị thuốc với một lượng nước vừa đủ trên lửa nhỏ. Dùng 2 lần/ngày. (Liều lượng dược liệu do lương y quyết định dựa trên thể trạng và mức độ triệu chứng của mỗi người bệnh)
3. Chữa rối loạn tiền đình theo kinh nghiệm dân gian
- Mẹo dân gian từ đinh lăng: Với công dụng hoạt huyết, an thần, từ thời xa xưa, cây đinh lăng đã trở thành một trong những thành phần không thể thiếu của nhiều bài thuốc điều trị rối loạn tiền đình. Bạn có thể uống trà đinh lăng hàng ngày hoặc bổ sung nguyên liệu này vào thực đơn ăn uống.
- Mẹo dân gian từ ngải cứu: Cây ngải cứu có khả năng an thai, điều kinh, hoạt huyết và bồi bổ cơ thể. Các món ăn từ ngải cứu như: óc heo hầm ngải cứu, trứng chiên ngải cứu, chim hầm ngải cứu… rất phù hợp với những bệnh nhân thiếu máu và rối loạn tiền đình.
- Mẹo dân gian từ mộc nhĩ: Canh mộc nhĩ thịt xay thơm ngon, bổ dưỡng là món ăn dân gian dễ làm có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu và đẩy lùi triệu chứng ù tai, đau đầu, hoa mắt…
Lưu ý, ba bí quyết trên thường chậm phát huy hiệu quả và chỉ có thể hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi.
Biện pháp ngăn ngừa rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi
Một lối sống khoa học, lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng cân bằng, phong phú sẽ giúp độc giả chủ động phòng tránh căn bệnh này, cụ thể:
- Thường xuyên luyện tập thể dục – thể thao (tập gym, yoga, thiền định, bơi lội, cầu lông, bóng chuyền…)
- Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu
- Vận động nhẹ nhàng (đi lại quanh phòng, vươn vai, xoa bóp cổ – vai – gáy) sau mỗi 2 tiếng làm việc liên tục
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột (ngồi xuống, đứng lên, xoay người…)
- Ngâm chân bằng nước ấm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ
- Lựa chọn gối ngủ êm ái với độ cao vừa phải nhằm nâng đỡ vùng cổ – vai – gáy thật tốt
- Cân bằng cuộc sống, làm việc – nghỉ ngơi điều độ, dành thời gian thư giãn đầu óc với những sở thích cá nhân
- Kiêng cữ nước ngọt, rượu bia, thuốc lá, trà đặc, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều gia vị, giàu dầu mỡ
- Bổ sung 1,5 – 2 lít nước/ngày
- Tăng cường dung nạp nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin, axit folic như: trứng, chuối, sữa, măng tây, dâu tây, ngũ cốc, đậu tương…
Trong cuộc sống hiện đại, chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Căn bệnh này có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường đối với sức khỏe tổng thể. Do đó, để bảo vệ bản thân thật tốt, bạn nên thường xuyên thăm khám định kỳ, đồng thời tích cực thay đổi lối sống và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học.
Có thể bạn quan tâm
- Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
- Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì nhanh khỏi?
- 6 bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình đơn giản hiệu quả
- 7 cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà đơn giản bạn nên thử
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!