Bị rối loạn lưỡng cực nguy hiểm không? Chữa khỏi được không?
Bị rối loạn lưỡng cực nguy hiểm không, làm thế nào để chữa khỏi là băn khoăn của rất nhiều người đang mắc bệnh này. Trên thực tế, các thống kê cho thấy tỷ lệ người mắc chứng rối loạn lưỡng cực tử vong thậm chí còn cao hơn hẳn người bị trầm cảm. Do đó việc điều trị cần phải nhanh chóng tiến hành sớm để phòng tránh những nguy hiểm khác có thể xuất hiện.
Bị rối loạn lưỡng cực nguy hiểm không?
Yếu tố di truyền, sự thay đổi nội tiết tố, những ám ảnh tâm lý, áp lực từ xã hội chính là nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực. Bệnh thường được đặc trưng bởi sắc khí u buồn, không có sức sống, đôi khi lại cực kỳ hưng phấn không có ham muốn gì, cô lập bản thân, sức khỏe suy giảm và thường xuyên nghĩ đến cái chết. Bệnh gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến tinh thần, cuộc sống, các mối quan hệ và cả sức khỏe người bệnh. Vậy bị rối loạn lưỡng cực nguy hiểm không?
1. Nguy hiểm cho tinh thần bệnh nhân
Với băn khoăn bị rối loạn lưỡng cực nguy hiểm không thì câu trả lời là vô cùng nguy hiểm, thậm chí mức độ nguy hiểm còn cao hơn cả với những bệnh nhân trầm cảm. Bởi bệnh có sự thay đổi cảm xúc thất thường, lúc buồn thật buồn nhưng cũng có lúc vô cùng vui vẻ và hưng phấn. Điều này thường gây ra những nhầm lẫn trong quá trình điều trị và có thể làm người bệnh nhầm tưởng mình đã hết bệnh và ngưng điều trị sớm.
Trong cả giai đoạn trầm cảm và hưng cảm, ý định tự tự điều hiện hữu trong tâm hồn người bệnh, chỉ là được biểu hiện theo một cách khác nhau, nhất là khi có các dấu hiệu của loạn thần. Bệnh nhân sẽ có rất nhiều hành động làm tổn thương bản thân để giải tỏa cảm xúc và để kết liễu cuộc sống đang khiến họ đau khổ.
Mặt khác người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực cũng có xu hướng tìm đến bia rượu, chất kích thích để bầu bạn, giảm bớt cảm giác trống rỗng trong lòng và giúp tinh thần được kích thích hơn. Đây cũng là cách làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần trầm trọng. Mức độ sử dụng chất kích thích cũng phải tăng dần mới thỏa mãn được người bệnh, thậm chí có thể gây tử vong tại chỗ.
Trong công việc và đời sống hằng ngày, người bệnh cũng rất khó tạp trung hay đưa ra quyết định. Những ý tưởng mong muốn cứ giằng xé qua lại khiến đầu óc người bệnh như muốn nổ tung. Sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng trầm trọng và gây ra rất nhiều vấn đề trầm trọng khác.
2. Ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe thể chất
Việc phải vật lộn với những cảm xúc giày vò trong lòng khiến người bệnh tự làm hại bản thân thông qua những hành động như rạch tay chân, cào da, đánh đập, đập đầu vào tường.. để giảm cảm giác bức bối trong lòng. Dần dần đối với họ những hành động này không còn đem lại cảm giác đau đớn, thậm chí khiến họ vui vẻ hơn. Đây cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng tự ngược đãi bản thân cực kỳ nguy hiểm.
Khi các vết thương nhỏ không còn đủ “xi nhê”, mức độ tổn thương sẽ ngày càng tăng dần, thậm chí gây tử vong nếu gây thương tích tại các chỗ hiểm. Cần chú ý rằng những người tự gây thương tích chưa có ý định tự sát nhưng vô tình tổn thương quá nhiều gây tử vong. Tuy nhiên cũng có khoảng 25% đến 50% người bệnh cố gắng tự tử, và có đến 15% chết do tự sát. Vì vậy nếu hỏi bị rối loạn lưỡng cực nguy hiểm không thì câu trả lời chắc chắn là có.
Các nghiên cứu cũng cho thấy những người mắc chứng rối loạn cưỡng lực thường có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch khá cao. Trong giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng thậm chí người bệnh có thể bị tử vong do bị nhồi máu cơ tim bởi những sức ép từ tâm lý. Bởi khi tâm trạng buồn phiền u uất kéo dàu sẽ làm ức chế cơ tim khiến trái tim bị thiếu oxy và tử vong.
Hệ miễn dịch cũng là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều do rối loạn lưỡng cực. Điều này là hiển nhiên bởi tình trạng u uất kéo dài, ăn uống không điều độ, thức khuya, tự làm hại bản thân, sử dụng bia rượu và các loại thuốc sẽ tàn phá hệ thống phòng ngự của cơ thể. Bởi thế nên những người mắc bệnh này thường có xu hướng dễ bị cảm lạnh, cảm cúm.
3. Ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hiện tại và tương lai
Trong trường hợp điều trị sớm thì vẫn để lại rất nhiều hệ quả không tốn cho tinh thần và sức khỏe. Chẳng hạn trí nhớ kém, khả năng kiểm soát tâm lý ké, gan, thận cũng gặp nhiều vấn đề. Và đặc biệt dù vết thương trong trái tim được hành gắn nhưng không thể lành lại được, những vết thương thể xác vẫn còn đó. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới công việc, sự nghiệp và cả tinh yêu ở hiện tại và tương lai.
Vì vậy có thể thấy rối loạn lưỡng cực là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây ra các ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần nên không được chủ quan mà điều trị càng sớm càng tốt.
Bị rối loạn lưỡng cực có chữa khỏi được không?
Bên cạnh băn khoăn bị rối loạn lưỡng cực nguy hiểm không thì việc bệnh này có chữa khỏi được không cũng rất nhiều người quan tâm. Thực tế việc điều trị bệnh này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức khỏe người bệnh, tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh, hướng điều trị, quyết tâm điều trị.. Qua đó bác sĩ mới có thể đưa ra phán đoán về mức độ khả quan của từng trường hợp.
Tuy nhiên các bệnh về tinh thần và thể chất thường khác nhau ở một vấn đề là các bệnh về sức khỏe thể chất thường có thuốc đặc trị riêng hoặc nếu hư hỏng có thể thay thế, loại bỏ còn bệnh về tin thần hầu như là không. Đối với nhiều người, bệnh về tinh thần như rối loạn lưỡng cực còn mang sự hiểu khá trừu tượng, không phải ai cũng có thể hiểu về mức độ nguy hiểm của bệnh và thường đi điều trị khá muộn màng.
Mặt khác rối loạn lưỡng cực cũng có thể dễ dàng tái phát. Chẳng hạn dù tâm trạng đã dần đi vào trạng thái ổn định nhưng chỉ cần gặp một kích thích nào đó bệnh cũng có thể dễ dàng quay trở lại với mức độ còn trầm trọng hơn rất nhiều.
Vì thế có thể nói rối loạn lưỡng cực không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Tuy nhiên các bác sĩ cũng cho biết nếu có chế độ chăm sóc đời sống tinh thần, thể chất tốt, tránh xa những điều tiêu cực, rèn luyện tâm trí khoa học học bệnh vẫn có thể tiến triển tốt và hạn chế được tối đa nguy cơ tái phát.
Cách hạn chế nguy cơ tái phát sau điều trị
Như đã nói phía trên, rất khó để loại bỏ hoàn toàn chứng rối loạn lưỡng cực tuy nhiên việc điều trị sẽ hạn chế tối đa những nguy hiểm mà bệnh gây ra ở cả hiện tại lẫn tương lai. Trong đó phác đồ của bác sĩ, sự hỗ trợ từ gia đình và đặc biệt sự quyết tâm của người bệnh chính là yếu tố quan trọng để phòng tránh tối đa nguy cơ tái phát.
1. Tuân thủ đúng lộ trình điều trị y khoa
Việc điều trị bằng thuốc và các biện pháp y khoăn nhằm cân bằng cảm xúc cho người bệnh, hạn chế những cảm xúc tiêu cực có thể làm hại đến bản thân. Việc điều trị cần có sự chỉ định của bác sĩ tùy theo từng trường hợp, người bệnh không tự ý dùng thuốc vì có thể gây hại ngược lại cho bản thân.
Một số thuốc thường được dùng như
- Thuốc điều hòa khí sắc
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chống loạn thần
- Thuốc tăng cường tuần hoàn não & bồi bổ thần kinh
- Thuốc chống lo âu
Tuy nhiên các thuốc này cũng thường gây ra nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần tuyệt đối tuân theo liều dùng được chỉ định, không được lạm dụng quá liều hay dừng thuốc sớm. Trong trường hợp việc dùng thuốc không còn đem lại tác dụng tốt bác sĩ có thể chỉ định các liệu pháp đặc biệt như Liệu pháp sốc điện (ECT) hay Liệu pháp kích thích từ xuyên sọ (TMS) để đem lại hiệu quả cải thiện bệnh tốt nhất.
2. Điều trị tâm lý với bác sĩ chuyên môn
Điều trị tâm lý thường được ưu tiên chủ yếu trong chữa rối loạn lưỡng cực. Mục đích của trị liệu tâm lý nhằm tìm được chính xác các yếu tố làm tổn thương người bệnh, thông qua đưa ra các biện pháp chữa lành trái tim cho bệnh nhân. Đồng thời việc nói chuyện với bệnh nhân cũng giúp đưa ra những định hướng phù hợp, hướng dẫn người bệnh các cách kiểm soát cảm xúc để tránh gây hại cho bản thân và những người xung quanh.
Tùy bác sĩ sẽ có những phương pháp trị liệu riêng. Ngoài ra gia đình cũng nên tham gia các lớp trị liệu để hiểu hơn về người bệnh để có thể tiến hành các liệu pháp ngay tại nhà. Sau thời gian điều trị, bạn cũng có thể sắp xếp tới thăm khám lại với bác sĩ để kiểm tra tình trạng tiến triển phục hooifi.
3. Quyết tâm trị bệnh
Rất ít người nhận thấy họ đang mắc bệnh hay chấp nhận bản thân mắc bệnh tâm lý. Điều này càng khiến tâm trạng người bệnh thêm mệt mỏi. Đồng thời việc không kiên trì trong điều trị, bỏ cuộc giữa chừng cũng khiến bệnh có xu hướng tái phát mạnh mẽ hơn. Do đó người bệnh cần luôn cố gắng quyết tâm trong điều trị, kết hợp với bác sĩ để có thể nhanh chóng loại bỏ bệnh.
Hãy cố gắng hướng tới những điều vui vẻ tích cực, không nên áp lực việc phải nhanh chóng điều trị khiến tinh thần không được thư giãn. Đặc biệt người bệnh cần tránh xa những thứ tiêu cực có thể ảnh hưởng tới chất lượng điều trị, bao gồm
- Bia rượu, thuốc lá, chất kích thích
- Thường xuyên nghĩ lại những chuyện đau buồn
- Làm việc quá sức, áp lực cuộc sống
- Ăn uống nghỉ ngơi thiếu khoa học
- Tranh cãi, xung đột với những người xung quanh
- Tránh xa những môi trường sống không lành mạnh
- Tránh ở một mình sẽ dễ nghĩ đến những vấn đề tiêu cực hơn.
Thay vào đó, người bệnh nên tham gia những hoạt động lành mạnh vui vẻ hơn để hỗ trợ cho quá trình điều trị. Bạn cũng nên xem xét việc nghỉ làm một thời gian, dọn về sống cùng gia đình để tâm trí được thoải mái hơn. Một số hoạt động có thể giúp ích cho quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát như
- Tập thể dục thể thao hằng ngày
- Ăn uống lành mạnh hơn, bổ sung trái cây và rau củ thường rất tốt cho tâm trạng
- Trò chuyện với những người vui vẻ tích cực
- Yêu thương chăm sóc bản thân nhiều hơn, làm đẹp cho bản thân
- Yêu và yêu sẽ giúp làm lành những trái tim tan vỡ
- Học cách kiểm soát cảm xúc qua việc viết lách, học thiền, hít thở sâu hơn
- Đi du lịch
- Thử thách những trải nghiệm mới như học leo núi, học thuê thùa hay lắp ráp, những bộ môn rèn luyện tính kiên nhẫn cũng giúp kiểm soát cảm xúc rất tốt
4. Vai trò của gia đình
Người mắc các bệnh tâm lý như rối loạn lưỡng cực cũng thường được khuyến khích nên dọn về sống cùng gia đình, nhất là dọn về ở một vùng quê. Không khí trong lành yên bình tại quê nhà luôn khiến trái tim được xoa dịu, những tổn thương được làm lành đồng thời còn rất tốt cho sức khỏe.
Mặt khác việc ở cùng gia đình còn để có người chăm sóc về cả sức khỏe và thể chất. Khi có người ở cùng bạn sẽ hạn chế được các hành động làm hại bản thân hơn. Bạn nên mở lòng chia sẻ với gia đình, giải quyết các khúc mắc nếu có. Bất cứ lúc nào, dù bạn là ai, bạn đang mắc bệnh gì thì gia đình vẫn luôn là những người sẵn sàng dang tay đón bạn trở về. Hoặc nếu không có gia đình thì hãy luôn tin rằng, có một người luôn yêu thương và quan tâm bạn thật lòng, chỉ là bạn chưa tìm ra mà thôi.
Thực tế sau khi điều trị, rất nhiều người bị rối loạn lưỡng cực vẫn có thể trở lại cuộc sống bình thường, vẫn làm việc, sinh hoạt và cống hiện cho xã hội. Cơ hội luôn dành cho những người có quyết tâm cố gắng vì thế bạn đùng quá lo lắng khi mắc bệnh.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn bị rối loạn lưỡng cực nguy hiểm không. Đừng quên chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần nhiều hơn để luôn luôn khỏe mạnh, vui tươi và thật hạnh phúc mỗi ngày nhé!
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực và những tác dụng phụ nên lưu ý
- [Giải đáp]: Làm gì khi mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!