10 cách phục hồi suy nhược cơ thể hiệu quả ngay tại nhà

Ăn uống khoa học, vận động hằng ngày, có lối sống tích cực hơn là những cách phục hồi suy nhược cơ thể hiệu quả. Người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện sức khỏe do suy nhược tại nhà mà không cần dùng bất cứ loại thuốc nào khác, trừ những trường hợp có liên quan đến bệnh lý nền.

Cách phục hồi suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể làm ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống và tinh thần người bệnh nên cần điều trị nhanh chóng

Dấu hiệu bị suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể (hay mệt mỏi cực độ) là tình trạng mà cơ thể không thể duy trì năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Cân nặng suy giảm đột ngột, trí nhớ giảm sút, thiếu tập trung, da dẻ sạm đi và không còn sức sống chính là những biểu hiện của suy nhược cơ thể. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh này, đặc biệt là phụ nữ, người già hay những người đang điều trị bệnh lý nền nào khác khiến sức khỏe giảm sút rất nhiều.

Cụ thể, các dấu hiệu phổ biến của người bị suy nhược cơ thể bao gồm:

  • Mệt mỏi kéo dài và không thể giải thích được: Cảm giác mệt mỏi kéo dài dù không làm việc nặng, và không hết sau khi nghỉ ngơi.
  • Kiệt sức sau khi vận động hoặc hoạt động trí óc: Ngay cả những hoạt động đơn giản như đi bộ hoặc đọc sách cũng khiến cơ thể và não bộ trở nên kiệt quệ. Mức độ kiệt sức này không giảm đi sau khi ngủ hoặc nghỉ ngơi và có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
  • Giấc ngủ không mang lại sự phục hồi: Người bị suy nhược cơ thể thường cảm thấy không tỉnh táo hoặc sảng khoái sau khi ngủ, thậm chí là ngủ đủ giờ.
  • Vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung: Thường xuyên quên, khó tập trung, hay bị mất phương hướng. Các triệu chứng này ảnh hưởng lớn đến khả năng học tập và làm việc.
  • Đau cơ hoặc đau khớp không rõ nguyên nhân: Các cơn đau này thường không liên quan đến viêm khớp hoặc chấn thương và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
  • Chóng mặt và cảm giác lâng lâng: Người bị suy nhược cơ thể dễ bị chóng mặt, đặc biệt khi thay đổi tư thế đột ngột, từ nằm hoặc ngồi sang đứng.
  • Đau họng, đau đầu hoặc sưng hạch bạch huyết: Một số người bị suy nhược cơ thể có thể gặp các triệu chứng này mà không có nguyên nhân cụ thể như nhiễm trùng hay dị ứng.

Những triệu chứng suy nhược cơ thể trên có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau. Vì vậy, nếu bạn gặp phải những biểu hiện trên trong thời gian dài và không rõ nguyên nhân, hãy đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị. Trong trường hợp xác định bị suy nhược cơ thể, bạn có thể áp dụng thêm một số cách dưới đây để nhanh chóng phục hồi.

10 cách phục hồi suy nhược cơ thể tại nhà

Người bị suy nhược cơ thể kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn làm kiệt quệ tinh thần, suy giảm sức đề kháng đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh lý khác. Do đó cần nhanh chóng phát hiện và thực hiện những cách phục hồi suy nhược cơ thể sau đây để ngăn ngừa các biến chứng trên.

1. Tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh

Việc đầu tiên người bệnh nên làm chính là xác định chính xác đâu là nguyên nhân khiến sức khỏe suy giảm trầm trọng như vậy. Việc tìm hiểu đúng nguyên nhân sẽ hỗ trợ việc điều trị suy nhược cơ thể và có thể loại bỏ hoàn toàn bệnh trong thời gian ngắn nhất.

Cách phục hồi suy nhược cơ thể
Người bệnh nên đến thăm khám với bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh

Chẳng hạn với người làm việc quá sức nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để lấy lại năng lượng đã mất, người bị căng thẳng thần kinh nên thư giãn hơn nhiều hơn để giải tỏa tâm trạng. Trong khi đó nếu nguyên nhân gây suy nhược có liên quan đến các bệnh lý nhiễm trùng, thiếu máu hay tiểu đường cần tập trung điều trị và khắc phục bệnh lý này thì tình trạng suy nhược cũng dần được cải thiện.

Người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng và lên phác đồ điều trị cho từng trường hợp. Bởi người bệnh có thể mắc một bệnh lý nào đó mà không phát hiện ra, do đó thăm khám với các bác sĩ chuyên môn se giúp xác định chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân.

2. Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết

Gầy gò, thiếu sức sống là dấu hiệu điển hình của những người bị suy nhược. Chính vì thế việc bổ sung các dưỡng chất đang bị thiết hụt là vô cùng cần thiết để phục hồi thể lực, nhanh chóng tăng cường năng lượng cần thiết cho các hoạt động thường ngày của người bệnh.

Theo đó người bị suy nhược cần đảm bảo bổ sung các nhóm chất cơ bản như đạm, chất béo lành mạnh và chất bột đường cùng các vitamin và khoáng chất cần thiết khác. Cụ thể như sau

  • Chất đạm: nên ưu tiên bổ sung các loại đạm dễ tiêu như thịt nạc, cá béo, trứng hay trong các nhóm thực vật như  đậu, nhóm nấm, mè (vừng).. Bạn có thể xem xét loại bỏ phần mỡ để tốt hơn cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
  • Nhóm chất béo: cần sử dụng các chất béo lành mạnh từ nguồn thực vật thay thế cho mỡ động vật như dầu hạt lanh, dầu vừng, dầu hướng dương, dầu ô liu hay trong các loại biển cá như cá thu, cá ngừ, cá hồi.
  • Nhóm bột đường: Bổ sung đa dạng nhóm tinh bột thông qua các thức ăn như cơm, cháo, bún, miến để cung cấp năng lượng và các dưỡng chất cho trí não, hệ thần kinh. Nên chế biến đa dạng các món hơn để đem đến cảm giác thu hút, tránh bị ngán. Với những người mới ốm dậy, người ăn uống kém nên dùng các món dạng mềm lỏng như cháo để dễ hấp thụ hơn
  • Các vitamin và khoáng chất cần thiết: Vitamin B và vitamin C là hai nhóm vitamin được khuyến khích tăng cường bổ sung cho người bị suy nhược. Trong đó vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, sửa chữa một số mô trong cơ thể, hạn chế bệnh tật còn vitamin B giúp tạo năng lượng và hỗ trợ quá trình trao đổi chất tốt hơn.

Bên cạnh đó tùy vào tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết khác. Chẳng hạn với người bị thiếu máu bác sĩ sẽ yêu cầu bổ sung thêm sắt hay với người bị mất ngủ thì nên bổ sung thêm Magie và vitamin D hoặc bổ sung kẽm cho bệnh nhân bị chán ăn.

Bên cạnh các loại thịt, người bệnh nên tăng cường dùng thêm các loại rau xanh và trái cây để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Ở những bệnh nhân suy nhược nặng, có khả năng hấp thụ kém bác sĩ sẽ chỉ định dùng trực tiếp các loại thuốc bổ hay vitamin để cơ thể được cung cấp các dưỡng chất cần thiết nhanh chóng nhất.

3. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày

Một cách phục hồi suy nhược cơ thể mà người bệnh nên chú ý chính là không nên cố gắng ăn quá nhiều trong một bữa, thay vào đó nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Hãy đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính vừa đủ và ăn thêm các bữa phụ để đảm bảo cơ thể luôn có đủ năng lượng. Việc ăn quá nhiều có thể gây áp lực cho hệ tiêu hóa và khiến việc hấp thụ thức ăn gặp nhiều khó khăn.

Cách chữa suy nhược cơ thể tại nhà
Chia các bữa ăn thành bữa chính – phụ phù hợp giúp tăng cân và cải thiện sức khỏe nhanh

Bên cạnh đó việc dùng thêm các bữa phụ và giảm lượng thức ăn trong bữa chính còn giúp kiểm soát lượng insulin và cholesterol trong máu cũng như cải thiện mức độ đường huyết phù hợp hơn.

Các bác sĩ cũng khuyến khích người bị suy nhược nên ưu tiên dùng các món liên quan tới sữa trong các bữa ăn phụ. Chẳng hạn như uống một cốc sữa, dùng sữa với ngũ cốc, dùng các chế phẩm từ sữa như sữa chua và trái cây hay phô mai.

4. Uống đủ nước mỗi ngày

Nước cũng là thành phần đóng vai trò qua trọng trong quá trình hoạt động hằng ngày cũng như liên quan trực tiếp đến sức khỏe toàn diện. Uống đủ nước sẽ giúp bạn hoạt động linh hoạt và tích cực hơn, giảm các căng thẳng mệt mỏi, phục hồi suy nhược cơ thể.

Bên cạnh đó việc uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày còn giúp hỗ trợ quá trình thanh lọc cơ thể, loại bỏ các độc tố nhanh chóng hơn nhất là khi bạn đang điều trị các bệnh lý khác cần dùng thuốc. Nước cũng giúp quá trình chuyển hóa năng lượng đạt kết quả tốt hơn.

Ngoài nước lọc, người bệnh cũng nên dùng các loại nước trái cây, nước ép rau củ nhiều hơn để bổ sung các vitamin cần thiết. Nước trái cây như nước cam cũng giúp tinh thần phấn chấn, tỉnh táo và vui vẻ hơn.

5. Uống sữa

Các bác sĩ cũng khuyến khích những người bị suy nhược cơ thể nên uống sữa mỗi ngày để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Không chỉ có hương vị thơm ngon, dễ uống, dễ hấp thụ, sữa còn có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao, có thể tham gia vào quá trình cung cấp năng lượng và tăng cường sức khỏe toàn diện.

Cách phục hồi suy nhược cơ thể hiệu quả
Uống sữa phù hợp giúp cải thiện cân nặng và sức khỏe cho người bị suy nhược

Tuy nhiên chú ý khi lựa chọn sữa cho người bị suy nhược nên tránh chọn sữa đặc, sữa các chứa hàm lượng lactose quá cao do có thể gây đau bụng. Với những người bị bệnh thận, bệnh tuyến tụy, bệnh đường tiêu hóa cũng nên cẩn trọng hơn để lựa chọn các dòng sữa phù hợp.

Bị suy nhược nên uống sữa gì tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo các dòng sữa Nutren Optimum, Goldlay Gain, Ensure hay Alpha Lipid Lifeline.. Ở những người bị dị ứng đạm bò có thể xem xét dùng các nhóm sữa hạt như sữa óc chó, sữa hạnh nhân, sữa hạt điều vì cũng chứa rất nhiều dưỡng chất tốt không kém.

6. Coi trọng vai trò giấc ngủ

Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân khiến tình trạng suy nhược chậm cơ thể được cải thiện, phục hồi. Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe và tinh thần. Ngủ đủ mỗi ngày giúp tinh thần minh mẫn sảng khoái, tăng cường trí não và sự tập trung đồng thời được nạp đủ năng lượng để hoạt động suốt ngày dài.

Mỗi người cũng nên đảm bảo ngủ đủ từ 7- 8 tiếng, nên duy trì đi ngủ trước 11h đêm và dậy sớm hơn 7h để có thời gian tập thể dục và hít thở không khí trong lành. Bên cạnh đó nếu có thời gian hãy dành khoảng 30 phút ngủ trưa cũng rất tốt cho sức khỏe cũng như quá trình phục hồi thể lực.

Nếu trình trạng suy nhược có kèm theo mới mất ngủ thường xuyên, người bệnh có thể trao đổi thêm với bác sĩ để được chỉ định một số loại thuốc phù hợp trong các trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó uống sữa ấm, Saffron hay một số loại trà thảo dược (trừ trà xanh) cũng làm tăng chất lượng giấc ngủ hơn.

7. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Một cách chữa suy nhược cơ thể tại nhà hiệu quả là dành thời gian nghỉ ngơi. Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá nhiều khiến cơ thể không có thời gian phục hồi năng lượng. Cần phải cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, tránh ôm đồm công việc đến cả khi về nhà.

Nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể thả lỏng, tinh thần được thoải mái và thư giãn từ đó cũng giúp ích nhiều cho quá trình điều trị. Nếu có thời gian bạn có thể tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để tham gia các hoạt động giải trí, giao lưu bạn bè, gặp gỡ người thân, leo núi hay đi du lịch cũng rất tốt cho tinh thần.

8. Vận động thường xuyên

Người bị suy nhược thường cảm thấy vô cùng mệt mỏi, thường chỉ muốn nằm một chỗ mà không muốn đi lại hay hoạt động. Tình trạng này làm các cơ quan trong cơ thể thiếu sinh lý, tinh thần cũng bí bách, bởi thế ăn uống cảm thấy không ngon và còn làm suy giảm chất lượng giấc ngủ.

Cách chữa suy nhược cơ thể tại nhà
Người bệnh nên dành thời gian vận động mỗi ngày để cải thiện thể chất và tinh thần

Chính vì thế người bệnh cần tăng cường vận động mỗi ngày thông qua thể dục thể thao hoặc chỉ đơn giản là đi bộ. Thể dục giúp máu huyết lưu thông, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe và cải thiện tâm trạng cực kỳ hiệu quả. Chỉ cần dành thời gian vận động 30p mỗi ngày sẽ giúp bạn ăn ngon, ngủ ngon hơn cả.

Bơi lội, đạp xe, nhảy, cầu lông đều là những bộ môn rất tốt cho cơ thể. Ở những người không thể vận động mạnh có thể lựa chọn việc đi bộ, thiền, yoga. Ở người già có thể lựa chọn dưỡng sinh để tăng cường sức khỏe mỗi ngày và cải thiện các triệu chứng suy nhược.

9. Tránh xa bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích

Không chỉ với những người bị suy nhược mà bất cứ ai cũng cần tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích. Những chất này làm tàn phá hệ miễn dịch và sức đề kháng trầm trọng, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác. Đồng thời nếu lạm dụng quá nhiều còn có thể gây nghiện khiến tâm trạng nặng nề hơn nếu không được sử dụng các chất trên.

Bởi thế, muốn phục hồi suy nhược cơ thể người bệnh cần đặc biệt tránh xa lối sống kém lành mạnh có liên quan đến các chất gây nghiện này.

10. Cải thiện tinh thần lạc quan vui vẻ

Khi bạn vui vẻ bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn, ăn ngon hơn, tăng cường khí sắc và sức sống, không còn cảm thấy quá u buồn mệt mỏi. Tình thần thoải mái vui vẻ cũng là chìa khóa quan trọng để người bệnh hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn để hỗ trợ cho quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất mà không cần dùng bất cứ loại thuốc nào.

Cách phục hồi suy nhược cơ thể
Giữ tinh thần vui vẻ lạc quan mỗi ngày cũng là biện pháp rất cần thiết cho quá trình điều trị

Tham gia các hoạt động bên ngoài, gặp gỡ bạn bè thân thiết, xem những bộ phim hài hước cũng là cách giúp tâm trạng tích cực hơn, hỗ trợ phục hồi suy nhược cơ thể. Người bệnh không chỉ nên nằm ì trong phòng cả ngày. Bên cạnh đó nấu ăn, viết lách hay dọn dẹp nhà cửa cũng là cách giúp bạn cải thiện tâm trạng rất tốt.

Gia đình và những người xung quanh cũng cần hỗ trợ trong quá trình điều trị thông qua việc quan tâm đến cảm xúc người bệnh nhiều hơn. Hãy quan tâm và hỏi han chân thành để người bệnh cảm nhận được tình yêu thương ấm áp. Bên cạnh đó gia đình cũng nên cùng người bệnh ăn cơm, tâm sự và trò chuyện mỗi ngày để sớm loại bỏ những khúc mắc muộn phiền.

Trên đây là một số cách phục hồi suy nhược cơ thể hiệu quả tại nhà mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Với những người suy nhược nặng hơn nên nhanh chóng đến thăm khám với bác sĩ để được lên phác đồ điều trị nếu cần thiết. Điều chỉnh lối sống và dinh dưỡng khoa học, luôn lạc quan và duy trì thói quen vận động mỗi ngày chính là cách tốt nhất để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *