Suy nhược cơ thể có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?
Suy nhược cơ thể có tự khỏi không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân, mức độ bệnh, thể trạng,… Đối với những người bệnh ở mức độ nhẹ sẽ có nhiều khả năng tự khỏi. Nhưng khi bệnh phát triển nặng hơn thì việc chỉ thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày vẫn chưa đủ.
Suy nhược cơ thể có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?
Suy nhược cơ thể có tự khỏi không? Theo nhận định của các chuyên gia thì những người bệnh suy nhược cơ thể ở mức độ nhẹ sẽ có nhiều khả năng tự khỏi nếu biết cách cải thiện và thay đổi chế độ sinh hoạt, làm việc, ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên khi tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn, các triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, kiệt sức biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng thì cần phải kết hợp thêm với nhiều biện pháp hỗ trợ khác mới có thể giúp sức khỏe người bệnh phục hồi tốt được.
Vậy tình trạng bệnh sẽ kéo dài trong bao lâu? Các triệu chứng của suy nhược cơ thể kéo dài trong bao lâu còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cụ thể như:
- Cơ địa và sức khỏe của mỗi bệnh nhân.
- Thời gian mắc phải các triệu chứng của bệnh. Nếu có thể phát hiện được bệnh sớm và áp dụng các biện pháp cải thiện phù hợp thì sẽ rút ngắn được thời gian hồi phục và ngược lại.
- Mức độ nặng nhẹ của bệnh.
- Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và kết hợp các biện pháp cải thiện sẽ giúp bệnh tình mau chóng hồi phục.
Suy nhược cơ thể được xem là căn bệnh phổ biến và có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, đặc biệt là những người có sức khỏe yếu, độ tuổi cao, thường xuyên phải chịu nhiều áp lực. Tuy thế, hiện nay vẫn chưa có bất kì một xét nghiệm chính thức nào được công nhận để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Hầu hết các chuyên gia đều sẽ dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân để đưa ra kết luận.
Các biểu hiện của chứng suy nhược cơ thể khá giống với những bệnh lý thông thường khác. Vì thế, nếu bạn nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau đây và kéo dài liên tục trong khoảng 6 tháng thì có nhiều khả năng bạn đang bị suy nhược.
- Thường xuyên mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống.
- Khó tập trung vào công việc, học tập, trí nhớ suy giảm.
- Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên tỉnh giấc lúc nửa đêm.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng, hay bỏ bữa, cân nặng suy giảm đáng kể.
- Hay lo lắng, suy nghĩ về những vấn đề tiêu cực, cảm xúc thay đổi bất thường, dễ cáu gắt, nóng tính.
- Dễ ốm vặt, da dẻ xanh xao, nhợt nhạt.
Suy nhược cơ thể kéo dài để lại hậu quả gì?
Nếu tình trạng suy nhược cơ thể được phát hiện sớm và áp dụng đúng các phương pháp điều trị thì sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến người bệnh. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bệnh kéo dài sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
- Suy giảm khả năng tập trung: Khi cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải sẽ khiến cho bạn rất khó tập trung vào bất kì công việc nào, từ đó hiệu suất học tập, công việc cũng sẽ bị suy giảm đáng kể.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm: Nếu các triệu chứng của bệnh kéo dài liên tục sẽ làm cho người bệnh chán nản, suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy bi quan và nhiều khả năng sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm.
- Sụt cân đột ngột: Đa phần người bị suy nhược cơ thể thường chán ăn, ăn ít hoặc hay bỏ bữa khiến cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, cân nặng bị suy giảm nhanh chóng, người gầy gò, thiếu sức sống.
- Giảm trí nhớ: Suy nhược cơ thể lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của hệ thần kinh, khiến cho người bệnh bị suy giảm trí nhớ, hay quên.
- Dễ mộng mị: Khi ngủ trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược sẽ dễ làm cho bạn rơi vào tình trạng mộng mị, lười vận động, luôn muốn nằm một chỗ và không muốn tỉnh giấc. Tuy nhiên, trong thực tế việc ngủ càng nhiều hoặc nghỉ ngơi quá mức cũng sẽ không làm thuyên giảm tình trạng bệnh.
- Ảnh hưởng tim mạch: Chất lượng máu sẽ bị suy giảm dần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tim mạch và nhiều khả năng xuất hiện các bệnh lý nguy hiểm như tai biến, huyết áp không ổn định, đột quỵ,….
- Cơ thể thường xuyên đau nhức: Những người bị suy nhược cơ thể lâu ngày sẽ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein và canxi. Điều này cũng khiến cho người bệnh dễ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, tay chân thiếu sức lực, dễ bị mệt mỏi, tổn thương sau khi vận động, làm việc quá sức.
Người bị suy nhược cơ thể nên làm gì?
Tình trạng suy nhược cơ thể nếu kéo dài và không được áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vì thế ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, bạn nên áp dụng các biện pháp khắc phục sau đây:
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi: Sắp xếp và cân bằng giữa công cuộc và cuộc sống hàng ngày để có đủ thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, lấy lại năng lượng. Người bệnh cần hạn chế áp lực, căng thẳng quá mức để không làm cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ: Các chuyên gia cho biết rằng, đối với một người trưởng thành cần phải đảm bảo giấc ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và nên tập thói quen ngủ trước 23 giờ. Việc có được một giấc ngủ đủ và sâu sẽ giúp bạn nạp thêm năng lượng để có thể tiếp tục cho một ngày mới. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất ngủ thì nên chú ý đến không gian ngủ, lựa chọn chỗ ngủ yên tĩnh, thoáng mát, nhiệt độ và ánh sáng vừa phải, có thể sử dụng thêm tinh dầu để dễ ngủ hơn. Ngoài ra, cần tránh sử dụng điện thoại, tivi, laptop hoặc uống trà đặc, cà phê trước khi ngủ.
- Uống đủ nước mỗi ngày: 70% cơ thể là nước vì thế bạn cần đảm bảo cung cấp ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng diễn ra tốt hơn, đồng thời còn giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy quá trình lưu thông máu.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Thực đơn ăn uống mỗi ngày cũng góp phần quan trọng đối với quá trình hồi phục sức khỏe của những người bị suy nhược cơ thể. Người bệnh cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu, ưu tiên các món ăn lỏng. Nếu cảm thấy chán ăn hoặc ăn không ngon miệng bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để dễ ăn hơn và giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn. Đồng thời người bệnh cũng cần hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
- Tập thể dục thường xuyên: Thói quen vận động, tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện tinh thần hiệu quả. Người bệnh suy nhược cơ thể nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản phù hợp với thể trạng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, yoga, thiền,…Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 15 đến 30 phút tập luyện, tránh tập quá sức sẽ làm cơ thể mệt mỏi hơn.
- Hạn chế bia rượu: Người bệnh không nên lạm dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá, cà phê, các chất kích thích hoặc chất gây nghiện để giúp sức khỏe phục hồi tốt hơn, hạn chế các hậu quả nguy hiểm.
- Kiểm tra sức khỏe đình kỳ: Thói quen thăm khám sức khỏe 6 tháng/ lần sẽ giúp cho bạn kiểm soát và phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, từ đó sẽ có biện pháp khắc phục tốt nhất.
Người bị suy nhược cơ thể ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi khi thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của mình. Tuy nhiên, khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh bạn cũng cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể để nhận được lời khuyên tốt nhất từ các chuyên gia.
Có thể bạn quan tâm
- Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì không?
- Suy nhược cơ thể người già và những điều cần lưu ý
- Dấu hiệu bị suy nhược cơ thể nặng và cách cải thiện
- Suy nhược cơ theo Đông y và các bài thuốc hay chữa bệnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!