Bệnh trầm cảm có chữa được không?
Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn thương đến sức khỏe, tâm lý và cả tính mạng của người bệnh. Vậy “Bệnh trầm cảm có chữa được không?”.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một bệnh lý xảy ra do chứng rối loạn tâm lý khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, mất dần các hứng thú với những hoạt động đã từng yêu thích trước đây. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và khiến cho người bệnh không thể hòa nhập với môi trường xung quanh, nhiều trường hợp còn dẫn đến tự sát hoặc làm tổn thương đến những người bên cạnh.
Bệnh lý này có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, dù trẻ sơ sinh hay là những người cao tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên theo nghiên cứu thì những người cao tuổi sẽ có khả năng gặp phải căn bệnh này nhiều hơn. Đặc biệt, tỉ lệ phụ nữ bị trầm cảm chiếm phần đông so với nam giới, có thể cao hơn khoảng 2 đến 3 lần. Tuy nhiên, số lượng nam giới tự sát về trầm cảm lại cao hơn.
Bệnh trầm cảm được nghiên cứu và chia thành 3 giai đoạn khác nhau, đó là giai đoạn trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Tùy vào từng mức độ bệnh mà các triệu chứng và biểu hiện của bệnh nhân cũng có phần khác nhau. Nếu có thể kịp thời phát hiện sẽ giúp cho việc điều trị trở nên thuận lợi hơn, giảm thiếu các nguy cơ gây ảnh hưởng đến người bệnh.
Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?
Trầm cảm là chứng bệnh rất nguy hiểm, nó âm thầm phát triển từ bên trong và khó có thể nhận biết khi mới ở giai đoạn đầu. Cũng chính vì lý do này mà rất nhiều trường hợp rơi vào trạng thái trầm cảm nặng, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn, đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và cả tính mạng của bệnh nhân.
Khi tình trạng tâm lý bị rối loạn, người bệnh luôn có cảm giác buồn bã, chán nản, tiêu cực kèm theo các triệu chứng như mất ngủ, dễ kích động, chán ăn…khiến cho cơ thể bị suy nhược. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh còn không có khả năng để tự chăm sóc bản thân, thực hiện các sinh hoạt hàng ngày khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho các đối tượng bệnh trầm cảm thường xuyên mắc phải các bệnh lý như cảm lạnh, cảm cúm,…
Thông thường, người bệnh trầm cảm thường cảm thấy bản thân vô dụng, đầu óc xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực và luôn muốn thực hiện các hành vi tự sát, gây tổn thương đến bản thân và những người xunh quanh. Đây cũng là lý do khiến cho tình trạng tự sát của người trầm cảm càng bị gia tăng.
Ngoài ra, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trầm cảm còn có thể để lại một số bệnh lý nghiêm trọng như:
- Bệnh tim: Theo một số nghiên cứu cho biết trăng, căn bệnh trầm cảm và bệnh tim có mối liên hệ rất gần. Nếu tình trạng trầm cảm trở nên nhiều nguy cơ có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
- Tiểu đường: Khi cơ thể rơi vào trạng thái chán ăn hoặc dung nạp quá nhiều các thực phẩm ngọt, khiến cho cơ thể tăng trọng lượng đáng kể, nhiều khả năng sẽ mắc phải chứng bệnh tiểu đường.
- Ung thư: Hiện nay có khoảng 25% các trường hợp bị ung thư mắc chứng trầm cảm. Điều này sẽ làm cho bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng.
- Giảm ham muốn tình dục: Khi các triệu chứng của trầm cảm kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân gặp phải các rối loạn về tình dục. Đối với phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng khô âm đạo, đau rát khi quan hệ. Còn đối với nam giới có thể bị rối loạn chức năng cương dương, không thể xuất tinh.
Bệnh trầm cảm có chữa được không?
Bệnh trầm cảm có chữa được không? Theo giải đáp của các chuyên gia tâm lý thì bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể chữa được. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ hướng dẫn phương pháp điều trị thích hợp nhất. Thông thường đối với những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân chỉ xuất hiện những biểu hiện đặc trưng và với tần suất ít thì có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ cải thiện ngay tại nhà.
Tuy nhiên đối với những người bệnh trầm cảm vừa và trầm cảm nặng thì cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Các bác sĩ sẽ dựa vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây ra bệnh, mức độ bệnh, thể trạng, các biểu hiện,….mà tư vấn lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho mỗi bệnh nhân. Tùy vào tình trạng mỗi người mà thời gian điều trị cũng sẽ có phần khác nhau.
Ngoài ra, để quá trình điều trị có thể mang lại kết quả tốt nhất, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Nghiêm túc thực hiện đúng theo các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Kiên trì áp dụng trong một thời gian dài để các triệu chứng trầm cảm được thuyên giảm và hết triệt để.
- Gia đình, bạn bè cần hỗ trợ và đồng hành cùng bệnh nhân để tạo động lực cho họ tốt hơn.
- Tuyệt đối không được tự ý áp dụng các biện pháp điều trị, đặc biệt là sử dụng thuốc chống trầm cảm khi chưa có sự đồng ý của chuyên gia.
Phương pháp chữa bệnh trầm cảm hiệu quả
Hiện nay có khá nhiều phương pháp để hỗ trợ chữa bệnh trầm cảm. Sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh, các bác sĩ tâm lý sẽ đưa ra biện pháp phù hợp để bệnh nhân có thể nhanh chóng cải thiện sức khỏe, tinh thần của mình.
Một số phương pháp chữa trầm cảm hiệu quả và phổ biến hiện nay:
1. Điều trị tai nhà
Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng của trầm cảm còn ở mức bình thường và ít khi xuất hiện thì có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, liệu pháp này cần có sự kiên trì của bệnh nhân và sự đồng hành của những người thân trong gia đình hoặc bạn bè để mang lại hiệu quả tốt nhất. Cũng bởi vì những đối tượng bị trầm cảm thường có xu hương lười vận động, không muốn tiếp xúc với những người xung quanh nên dễ bị nản khi thực hiện, vì thế cần có sự cổ vũ và đồng hành của những người bên cạnh.
Những người bị trầm cảm nên áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà như:
- Tăng cường hoạt động thể chất: Để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, đầu óc được thư giản và đỡ áp lực hơn, người bệnh cần thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất. Có thể chỉ cần chạy bộ, đạp xe đạp, yoga, thiền, bơi lội,…ngay tại nhà cũng hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.
- Duy trì công việc: Đối với những trường hợp trầm cảm nhẹ vẫn nên duy trì công việc của mình, tuy nhiên tránh làm việc quá sức. Điều này sẽ giúp cho bạn quản lý tốt thời gian của mình, đồng thời cải thiện được các mối quan hệ.
- Chủ động giao tiếp: Đa phần những bệnh nhân trầm cảm luôn muốn khép mình, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Vì thế, việc chủ động trò chuyện, giao tiếp với người thân, bạn bè sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng này.
- Kiểm soát giấc ngủ: Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần, đặc biệt là những người trầm cảm. Tốt nhất, bệnh nhân nên rèn luyện thói quen ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Lựa chọn nơi ngủ thoáng mát, chăn gối mềm mại để giúp cho giấc ngủ được trọn vẹn hơn.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Người bệnh nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây, cá, thịt,…Hạn chế ăn nhiều thực phẩm béo, ngọt, cay, nóng. Tuyệt đối không uống bia rượu, thuốc lá,…
2. Sử dụng thuốc Tây
Hiện nay các loại thuốc chống trầm cảm cũng được nghiên cứu và sản xuất rất nhiều trên thị trường. Đây cũng là phương pháp mang lại hiệu quả cao và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc khi có hướng dẫn và chỉ định cụ thể của các chuyên gia.
Thông thường đối với những tình trạng bệnh ở mức độ nặng sẽ được kết hợp thêm với biện pháp dùng thuốc. Những loại thuốc này sẽ giúp kiểm soát tốt cảm xúc, não bộ và làm thuyên giảm những triệu chứng của bệnh trầm cảm. Đa phần khoảng sau vài tuần sử dụng người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng giảm dần, sức khỏe được từ từ hồi phục.
Tuy nhiên, các loại thuốc chống trầm cảm sẽ gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, khó ngủ, mệt mỏi, giảm chức năng sinh lý,…Do đó, người bệnh khi được chỉ định sử dụng cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý tăng giảm liều dùng để hạn chế tốt nhất các trường hợp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
3. Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích người bệnh trầm cảm áp dụng nhất. Đây cũng được xem là một trong các biện pháp điều trị an toàn và mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh. Với phương pháp này người bệnh sẽ được phục hồi tự nhiên, không cần đến sự can thiệp của thuốc và không để lại bất kì biến chứng nào sau điều trị.
Tuy nhiên để quá trình điều trị bằng biện pháp trị liệu tâm lý được diễn ra thuận lợi nhất và mang lại kết quả tốt cho bệnh nhân thì bạn cần lựa chọn các cơ sở uy tín và chất lượng.
Thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Bệnh trầm cảm có chữa được không?” và biết thêm về các phương pháp điều trị bệnh. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường về tâm lý của bản thân hay người thân xung quanh, bạn cũng nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
- Trầm cảm tự sát dấu chấm kết thúc cuộc đời cần cảnh giác
- Trầm cảm sau sinh: dấu hiệu, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm
- [Giải đáp]: Có Nên Điều Trị Trầm Cảm Bằng Phương Pháp Tâm Lý Trị Liệu?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!