11 phương pháp chữa trị rối loạn lo âu tại nhà không cần thuốc
Các phương pháp chữa trị rối loạn lo âu tại nhà không cần thuốc phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ. Tuy nhiên với những người bị rối loạn lo âu kéo dài thì các phương pháp này vẫn có thể hỗ trợ cải thiện bệnh và làm giảm tác dụng ngoại ý khi sử dụng thuốc Tây.
Rối loạn lo âu là tình trạng căng thẳng, lo lắng và bất an về một sự việc, tình huống hoặc vấn đề bình thường nào đó. Hoàn toàn không giống với tâm trạng lo lắng thông thường, rối loạn lo âu có xu hướng kéo dài, lặp lại liên tục và tác động tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bệnh nhân.
Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này xuất phát từ hiện tượng thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh bên trong bộ não như: GABA, norepinephrin, serotonin… Bên cạnh đó, những bất ổn đến từ môi trường sống cũng có thể gây ra chứng bệnh này.
Các triệu chứng điển hình của rối loạn lo âu bao gồm: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, uể oải, mệt mỏi, rối loạn ăn uống, rối loạn nhịp tim, rối loạn giấc ngủ, suy nghĩ bi quan, tiêu cực…
Nếu được phát hiện từ sớm và điều trị tích cực, bệnh nhân có thể đẩy lùi căn bệnh này hoàn toàn. Để đạt được kết quả đúng như mong đợi, độc giả cần kiên trì theo đuổi liệu trình đến cùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Phương pháp chữa trị rối loạn lo âu tại nhà không cần thuốc
Thường xuyên luyện tập thể dục, ngưng hút thuốc, học cách suy nghĩ tích cực, ngủ đủ giấc, thiền định, tập yoga, ứng dụng liệu pháp mùi hương, duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, thưởng thức trà hoa cúc… chính là những bí quyết đơn giản giúp bệnh nhân chủ động chữa khỏi rối loạn lo âu.
1. Tập thể dục thường xuyên
Không chỉ thúc đẩy sự đốt cháy năng lượng dư thừa, thói quen lành mạnh này còn hỗ trợ quá trình điều trị rối loạn lo âu. Một nghiên cứu bao gồm 12 thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát vào năm 2019 cho thấy, hoạt động tập thể dục có thể kiểm soát và giảm thiểu tình trạng căng thẳng, lo lắng của các bệnh nhân.
2. Tâm niệm rằng bạn không hề cô đơn
Người bệnh rối loạn lo âu thường cảm thấy bản thân cô đơn, lạc lõng giữa cuộc sống tấp nập, bộn bề, tự cho rằng bản thân quá kém cỏi, thất bại, đáng thương… Theo thời gian, họ cô lập chính mình với thế giới xung quanh trong một chiếc vỏ bọc chắc chắn. Thậm chí, một số người còn chọn cách kết liễu cuộc đời.
Tuy nhiên, trên thực tế, bạn không hề đơn độc. Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn tâm thần tương đối phổ biến. Hiện nay, có rất nhiều người trên thế giới cũng đang chịu đựng vấn đề tương tự. Vì vậy, thay vì tìm cách “ngắt kết nối” với mọi người, bạn hãy cố gắng mở lòng và tham gia vào các nhóm bạn đồng cảnh ngộ để cùng nhau chia sẻ khó khăn và vượt qua bệnh tật.
3. Ngưng hút thuốc – Cách trị rối loạn lo âu tại nhà
Những người hay lo lắng, căng thẳng thường có xu hướng tìm đến thuốc lá. Tuy nhiên, tương tự cách uống rượu bia, việc hút thuốc lá mỗi khi căng thẳng sẽ càng khiến vấn đề này nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, những người sử dụng thuốc lá càng sớm càng có nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu cao. Các chuyên gia cho biết, nồng độ nicotin cùng một số hóa chất độc hại khác trong khói thuốc có thể tác động đến não bộ, khiến chúng ta trở nên lo lắng. Vì vậy, hãy từ bỏ thói quen này nếu bạn muốn điều trị rối loạn lo âu tại nhà thành công.
4. Ngủ đủ giấc, đúng giờ
Khó ngủ, mất ngủ là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn lo âu. Bạn có thể cải thiện vấn đề bằng cách:
- Chỉ ngủ vào buổi tối khi cơ thể đã mệt mỏi sau một ngày dài làm việc
- Không xem tivi trên giường
- Tắt hết các thiết bị điện tử (điện thoại di động, máy tính bảng…)
- Tránh hút thuốc lá và uống cà phê trước khi đi ngủ
- Đảm bảo phòng ngủ luôn thông thoáng, sạch sẽ, thơm tho
- Viết ra mọi lo âu, muộn phiền vào nhật ký trước khi đi ngủ
- Cố gắng ngủ đủ giấc và đúng giờ mỗi tối
5. Học cách suy nghĩ tích cực
Những suy nghĩ bi quan, tiêu cực kéo dài liên tục có thể dẫn đến nhiều rối loạn về mặt tâm lý. Đây chính là lý do bệnh nhân cần học cách cân bằng cảm xúc và điều chỉnh suy nghĩ càng sớm càng tốt. Muốn trở nên vui vẻ, lạc quan và tràn đầy năng lượng, bạn hãy:
- Viết nhật ký hàng ngày để nuôi dưỡng cảm xúc tích cực
- Thường xuyên suy nghĩ về chiến thắng, thành công cũng như hình dung phiên bản xuất sắc của bản thân trong tương lai
- Luôn nhắc nhở bản thân tin tưởng chính mình, khẳng định rằng bạn có thể làm được mọi thứ
- Ghi chép những dòng trích dẫn truyền cảm hứng và đọc đi đọc lại mỗi ngày
- Đặt ra những mục tiêu nho nhỏ trong cuộc sống và cố gắng hoàn thành (nhằm tránh khỏi suy nghĩ mông lung và cảm thấy lạc lối), cuối cùng tiến đến hoàn thành ước mơ của bản thân
6. Thiền định
Bộ môn này có giúp chúng ta loại bỏ những suy nghĩ phức tạp, hỗn loạn ra khỏi tâm trí, đồng thời thay thế chúng bằng cảm giác an tâm, bình tĩnh, chánh niệm trong thời khắc hiện tại. Các chuyên gia cho biết, thiền định có thể xoa dịu lo lắng, căng thẳng vô cùng hiệu quả. Với tác dụng tương tự thuốc chống trầm cảm, 30 phút thiền định mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện nhiều triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu.
8. Chữa rối loạn lo âu tại nhà bằng cách tập Yoga
Thói quen luyện tập yoga thường xuyên có thể hạn chế lo lắng, căng thẳng và giúp chúng ta tĩnh tâm, thư thái hơn trước mọi thăng trầm của cuộc sống. Không chỉ dừng lại ở đó, bộ môn này đồng thời cũng trao truyền sức mạnh tinh thần để bạn đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách. Ngoài ra, bằng cách tập trung vào từng động tác và hơi thở, các bài tập yoga còn góp phần điều hòa cảm xúc của chúng ta.
9. Hít thở sâu
Hơi thở gấp và nhanh là dấu hiệu nhận biết của tình trạng căng thẳng, lo lắng. Điều này thường đi kèm triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, thậm chí hoảng loạn tạm thời. Những bài tập thở sâu – chậm – đều có thể hỗ trợ người bệnh xoa dịu tinh thần và khôi phục rối loạn hô hấp.
9. Ứng dụng liệu pháp mùi hương
Liệu pháp mùi hương nổi tiếng trên khắp thế giới bởi bí quyết chữa lành tổn thương và nâng cao sức khỏe kỳ diệu thông qua việc sử dụng tinh dầu thiên nhiên. Phương pháp đặc biệt này có thể giúp chúng ta ngủ ngon, thư giãn tinh thần, cải thiện tâm trạng, điều hòa nhịp tim, ổn định huyết áp và hạn chế căng thẳng.
Để điều trị rối loạn lo âu tại nhà, bạn có thể ngửi trực tiếp, hòa tinh dầu trong nước tắm hoặc cho vào máy khuếch tán. Những loại tinh dầu tốt nhất dành cho bệnh nhân rối loạn lo âu là: tinh dầu bưởi, tinh dầu ngọc lan tây, tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu cam bergamot, tinh dầu cây xô thơm clary…
10. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học
Tình trạng mất nước, lượng đường trong máu thấp và một số hương liệu, phụ gia, chất bảo quản trong thực phẩm chế biến sẵn có thể khiến tâm trạng chúng ta thay đổi rõ rệt. Chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính khí của độc giả. Nếu chứng rối loạn lo âu trở nên tồi tệ, bệnh nhân hãy thử kiểm tra thói quen ăn uống hàng ngày.
Để nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ quá trình chữa bệnh, bạn nên tăng cường bổ sung nước lọc, trái cây, hoa quả, ngũ cốc, thịt cá, sữa tách béo, đồng thời kiêng cữ đồ ngọt, cà phê, trà đặc, rượu bia và các chất kích thích.
11. Cách chữa rối loạn lo âu tại nhà bằng trà hoa cúc
Một ly trà hoa cúc ấm nóng có thể tạo nên giấc ngủ ngon và làm dịu căng thẳng, áp lực. Một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy, vị thuốc này giúp phòng chống chứng rối loạn lo âu tổng quát.
Theo kết quả thu được, những người sử dụng viên nang hoa cúc Mỹ (220mg/lần, 5 lần/ngày) có triệu chứng rối loạn lo âu nhẹ hơn hẳn những người đang dùng giả dược. Vì vậy, hãy thưởng thức 1 – 2 ly trà hoa cúc mỗi ngày để đẩy lùi bệnh lý này nhé!
Tóm lại, độc giả hoàn toàn có thể chủ động cải thiện triệu chứng rối loạn lo âu nhờ vào 11 bí quyết đơn giản trên. Tuy nhiên, những cách trị rối loạn lo âu tại nhà chỉ thúc đẩy quá trình chữa bệnh và không thể thay thế sự trợ giúp chuyên nghiệp đến từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu muốn phòng tránh tối đa tác dụng phụ của thuốc Tây đồng thời nâng cao chất lượng điều trị, hãy cho phép chúng tôi được đồng hành với bạn trong hành trình đương đầu với chứng rối loạn lo âu.
Có thể bạn quan tâm
- Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không? Có chữa được không?
- Tác dụng phụ của thuốc rối loạn lo âu cần lưu ý
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD) và những điều cần biết
- Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: Triệu chứng và chữa trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!