Hậu quả của bệnh ái kỷ chớ nên xem thường và cách khắc phục
Hậu quả của bệnh ái kỷ là gia tăng nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu, giảm hiệu suất lao động – học tập,… Nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh nhân có thể có thể có hành vi phạm tội, bị cô lập, và có ý nghĩ/ hành vi tự sát.
Hậu quả của bệnh ái kỷ là gì?
Bệnh ái kỷ, hay rối loạn nhân cách ái kỷ, gây rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Người ái kỷ thường tự cao thái quá,
Dưới đây là những hậu quả nghiêm trọng của bệnh ái kỷ:
1. Không có các mối quan hệ lành mạnh
Người mắc bệnh ái kỷ thường có phong thái tự tin, kỹ năng giao tiếp tốt nên đôi khi có rất nhiều mối quan hệ trong cuộc sống.
Tuy nhiên, họ chỉ muốn duy trì các mối quan hệ với những người có tài năng và vị trí tương đương. Bệnh nhân thường phớt lờ những người có ngoại hình, năng lực kém hơn theo cảm nhận cùa họ.
Tâm lý này khiến cho người mắc bệnh ái kỷ khó có được các mối quan hệ chân thành và lành mạnh. Một mối quan hệ được xây dựng từ lợi ích thường không bền vững, và dễ đổ vỡ khi xảy ra vấn đề.
Với đặc điểm tính cách tự kiêu, thích được nịnh nọt, nâng bốc, không chấp nhận những nhận xét tiêu cực về bản thân, người mắc bệnh ái kỷ khó có thể duy trì được các mối quan hệ lành mạnh.
Ngoài đặc điểm trên, người ái kỷ còn nhạy cảm quá mức với sự thất bại của bản thân. Họ cảm thấy xấu hổ, đau khổ, và sẳn sàng tấn công người khác nếu thấy lòng tự trọng bị tổn thương.
Trong mắt của những người xung quanh, người mắc bệnh ái kỷ hiện lên là con người xấu tính, ích kỷ, tham lam và quá kiêu căng. Để tránh khỏi rắc rối, nhiều người chủ động né tránh và chấm dứt mối quan hệ.
2. Hậu quả của bệnh ái kỷ là tăng nguy cơ trầm cảm và rối loạn lo âu
Người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ có vẻ ngoài tự tin thái quá, hào hứng và hoạt ngôn. Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong là cảm giác sợ thất bại và đau khổ khi bản thân không đạt được thành tựu to lớn.
Để đạt được mục đích, người mắc chứng bệnh này có thể thao túng, lợi dụng người khác. Những mánh khóe được sử dụng có thể che mắt được một lúc, sớm muộn đều sẽ bị phát hiện.
Việc đối mặt với những nhận xét tiêu cực, ánh mắt coi thường và sự thất bại của bản thân khiến cho người bị rối loạn nhân cách ái kỷ dễ bị trầm cảm, rối loạn lo âu,…
Bản thân người mắc chứng bệnh này cũng rất ít khi bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ thật với những người xung quanh. Hậu quả của bệnh ái ký là làm tăng nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu và nhiều vấn đề tâm lý khác.
3. Tăng các mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống
Ngoài những hậu quả trên, người bị bệnh ái kỷ còn có thể gặp phải các mâu thuẫn và xung đột trong cuộc sống. Tất cả là do tính cách và thái độ sống của họ.
Người mắc chứng bệnh này thường có phản ứng gay gắt, nóng giận và thù địch với những lời nhận xét tiêu cực về bản thân. Thậm chí, người bệnh có thể tấn công và có các lời nói miệt thị, xúc phạm người khác.
Tâm lý bất ổn khiến cho người bị rối loạn nhân cách ái kỷ dễ gặp phải xung đột trong môi trường làm việc, mâu thuẫn với bạn bè và người thân trong gia đình.
4. Bị cô lập và tách biệt với mọi người
Người mắc bệnh ái kỷ luôn giữ thái độ kiêu căng, tự cao, muốn mọi người tâng bốc, ngưỡng mộ và bày tỏ thái độ tức giận, nóng nảy khi người khác có nhận xét không tốt về họ.
Ngoài ra, tính cách tham lam, ích kỷ và thao túng cũng khiến cho người bệnh không được lòng những người xung quanh. Đây là hậu quả của bệnh ái kỷ dễ nhận thấy.
Thông thường sau một thời gian làm việc hoặc kết bạn, những người xung quanh sẽ nhận thấy vấn đề và tìm cách né tránh người bệnh. Người bệnh bị cô lập và tách biệt với mọi người
Điều này gây ra cảm giác đau khổ, xấu hổ, ủ rũ, chán nản và đôi khi có thể dẫn đến trầm cảm. Tuy nhiên, ngay sau đó, bệnh nhân sẽ chuyển sang một môi trường mới để thỏa mãn nhu cầu được ngưỡng mộ, tâng bốc.
5. Nghiện rượu bia và chất kích thích – Hậu quả thường gặp của bệnh ái kỷ
Phần lớn người bị rối loạn nhân cách đều có xu hướng sử dụng rượu bia và chất kích thích. Người mắc bệnh ái kỷ cũng không ngoại lệ.
Họ thường tim đến chất gây nghiện khi phải đối mặt với những thất bại trong cuộc sống, và bị mọi người cô lập, tẩy chay.
Khác với người có nhân cách bình thường, người mắc bệnh lý không bao giờ có cảm giác ăn năn, hối lỗi và luôn cho rằng những người xung quanh đang đố kỵ với tài năng của bản thân.
Để giải tỏa cảm giác xấu hổ và tức giận, người bệnh lựa chọn dùng rượu bia và chất kích thích. Tuy nhiên khi tỉnh táo trở lại, bệnh nhân sẽ tiếp tục chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực.
Về lâu dài, nghiện rượu bia và chất kích thích gây ra không ít vấn đề sức khỏe thể chất, tâm thần và làm gia tăng sự cực đoạn trong tính cách của người bị bệnh ái kỷ.
6. Giảm hiệu suất lao động – học tập
Người mắc bệnh ái kỷ luôn muốn chứng tỏ bản thân nên đôi khi có năng lực tốt, kỹ năng giao tiếp giỏi và phong thái tự tin, thu hút.
Nếu ở trong môi trường lý tưởng, người bệnh có thể đạt được những thành tựu nhất định và trở thành hình mẫu mà nhiều người mơ ước.
Tuy nhiên khi phải đối mặt với thất bại và chứng kiến nhiều người ưu tú hơn, bệnh nhân không tránh khỏi sự đố kỵ, cảm giác xấu hổ và tức giận.
Người bệnh sẽ giữ sự thù địch và luôn tỏ ra khinh thường, phớt lờ những người xung quanh vì cho rằng bản thân có ngoại hình, tài năng ưu tú và vai trò cao hơn người khác.
Khi bị nhắc nhở và phàn nàn, người bệnh sẽ có phản ứng cực đoan, gay gắt và đôi khi xảy ra xung đột, mâu thuẫn. Nhiều người còn bĩ đuổi việc do thái độ không đúng mực với lãnh đạo và đồng nghiệp trong công ty.
7. Mắc các vấn đề sức khỏe thể chất, tâm thần
Tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe thể chất, tâm thần cũng là hậu quả thường gặp của bệnh ái kỷ.
Việc giữ thái độ thù địch và đắm chìm trong trạng thái xấu hổ, đau khổ khiến người bệnh dễ gặp phải những vấn đề như đau đầu, mất ngủ, suy nhược, đau mỏi vai gáy, thiếu máu não,…
Ngoài ra, tình trạng lạm dụng rượu bia và chất kích thích cũng gây ra nhiều bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích, các bệnh lý về gan và cổ họng.
8. Ý nghĩ, hành vi tự sát – Hậu quả của bệnh ái kỷ
Hầu hết những người mắc bệnh ái kỷ không nhận ra sự bất thường của bản thân và khi nhận được lời khuyên từ người khác đều cho rằng mọi người đang đố kỵ, ganh ghét.
Thậm chí, không ít bệnh nhân có hành vi hung hăng và bạo lực với những người cho rằng bản thân đang có vấn đề về nhân cách, tâm thần.
Nếu không được điều trị, không ít bệnh nhân hình thành ý nghĩ và nỗ lực tự sát để giải thoát bản thân khỏi sự ê chề và xấu hổ vì đã thất bại.
Do nhu cầu được ngưỡng mộ và nịnh nọt quá lớn nên người bệnh có thể không chịu được đả kích khi đối mặt với thực tế là bản thân gặp phải thất bại và bị mọi người cô lập
9. Gia tăng nguy cơ phạm tội
Người mắc bệnh ái kỷ luôn cho rằng bản thân sở hữu năng lực, ngoại hình hơn người. Ham muốn được thành công, ngưỡng mộ và nịnh nọt quá lớn khiến không ít người thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Dù tỷ lệ tội phạm không nhiều như rối loạn nhân cách chống đối xã hội nhưng thực tế cho thấy, vai trò rõ ràng của bệnh ái kỷ trong việc gia tăng các hành vi vi phạm pháp luật..
Cách khắc phục, cải thiện bệnh ái kỷ
Biểu hiện của bệnh ái kỷ có thể “nhen nhóm” từ thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Nhưng phải đến khi đủ 18 tuổi (giai đoạn nhân cách đã phát triển hoàn chỉnh) mới có thể đưa ra chẩn đoán rối loạn nhân cách ái kỷ.
Vì vậy, khi gia đình nhận thấy trẻ có tính cách bất thường nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm. Đừng để tình hình trở nên nghiêm trọng.
Các phương pháp có thể khắc phục, cải thiện bệnh ái kỷ:
- Tâm lý trị liệu: Tâm lý trị liệu là phương pháp trị liệu được thực hiện bởi chuyên gia tâm lý. Đây là phương pháp chính cho bệnh nhân bị rối loạn nhân cách nói chung và bệnh ái kỷ nói riêng. Thông qua tâm lý trị liệu, bệnh nhân có thể thay đổi suy nghĩ méo mó, hoang tưởng về bản thân và giảm nhu cầu được ngưỡng mộ, tâng bốc.
- Dùng thuốc: Thuốc được sử dụng để làm giảm các triệu chứng tâm lý ở bệnh nhân bị rối loạn nhân cách ái kỷ như lo âu, căng thẳng, bi quan, tức giận, buồn bã,… Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc an thần, thuốc giải lo âu và thuốc chống trầm cảm.
- Các biện pháp tự khắc phục: Ngoài dùng thuốc và trị liệu tâm lý, bệnh nhân cũng có thể tự khắc phục chứng bệnh này thông qua một số biện pháp như xây dựng lối sống lành mạnh, trang bị các liệu pháp thư giãn để giải tỏa stress, căng thẳng và học cách kiểm soát cơn giận dữ.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ về hậu quả của bệnh ái kỷ và biết cách khắc phục, cải thiện chứng bệnh này. Nếu nhận thấy người thân trong gia đình có dấu hiệu bất thường, nên khuyến khích người bệnh tiếp nhận thăm khám và điều trị.
Dù chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nhưng can thiệp trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc mang lại những cải thiện đáng kể. Nhờ đó, bệnh nhân có thể giữ tinh thần thoải mái và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh rối loạn nhân cách có chữa được không?
- Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) là gì? Nhận biết và hướng điều trị
- Những Điều Cần Biết Khi Yêu Người Ái Kỷ
- Rối Loạn Hoang Tưởng Tự Cao (Bệnh Vĩ Cuồng): Biểu Hiện Và Khắc Phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!