Hiệu ứng giả dược (Placebo) là gì? Khám phá sức mạnh tâm lý
Hiệu ứng giả dược là một cách đánh lừa con người để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe. Giả dược tạo lòng tin cho bệnh nhân rằng họ đang được điều trị một cách hiệu quả.
Hiệu ứng giả dược là gì?
Placebo, hay hiệu ứng giả dược, đã xuất hiện rất sớm trong y học. Thuật ngữ này mô tả những loại thuốc không có dược tính, không dùng để chữa bệnh, và vô hại với cơ thể.
Thành phần chính của giả dược thời đó thường là đường hoặc gluconat canxi.
Bác sĩ sẽ kê giả dược cho những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ. Hoặc kê cho trường hợp có biểu hiện bệnh do căng thẳng stress, chứ không phải bệnh thật.
Những viên giả dược không có tác dụng dược lý, nhưng giúp người bệnh cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái hơn.
Hiệu ứng tâm lý của giả dược đến từ niềm tin của người bệnh dành cho bác sĩ và các phương pháp y tế. Hiệu ứng giả dược là một hiệu ứng mang tính xã hội.
Các triệu chứng mệt mỏi được cải thiện khi người bệnh tin rằng việc uống thuốc giúp tình trạng của bản thân tốt hơn.
Niềm tin này giúp hiệu ứng giả dược cũng ngày càng được củng cố. Hiệu ứng này giúp nhiều người vượt qua bệnh tật hoặc cảm giác bệnh tật.
Hiện nay, giả dược chủ yếu là thuốc uống như thuốc nang hay thuốc viên. Ngoài ra, giả dược còn có dạng thuốc tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
Một số phương pháp can thiệp như kích điện, phẫu thuật giả trong thử nghiệm lâm sàng cũng được tính là giả dược.
Hiệu ứng giả dược trong thử nghiệm
Giả dược được sử dụng rất nhiều trong các thử nghiệm lâm sàng nhằm tìm ra những phương pháp điều trị mới.
Các bác sĩ thường kiểm tra hiệu quả của thuốc bằng cách so sánh hai nhóm, nhóm dùng thuốc và nhóm dùng giả dược.
Những người tham gia thử nghiệm sẽ được thông báo rằng họ có thể được điều trị bằng giả dược.
Có những trường hợp cả bệnh nhân và người nghiên cứu đều không biết ai là người dùng giả dược, ai là người dùng thuốc thật (thử nghiệm mù đôi) để đảm bảo kết quả chính xác.
Khi so sánh nhóm dùng thuốc và nhóm dùng giả dược (nhóm đối chứng), các nhà khoa học thấy rằng những đối tượng dùng giả dược có sự cải thiện đáng kể về sức khỏe.
Những vấn đề như mệt mỏi, đau đầu chóng mặt,… ở 1/3 đối tượng dùng giả dược thuyên giảm. Nếu phương pháp điều trị mới có hiệu quả vượt trội, nó sẽ được áp dụng trong điều trị.
Hiệu ứng giả dược mang đến nhiều hiệu quả tích cực trong điều trị, nhưng cũng vướng phải nhiều ý kiến trái chiều.
Nhiều người cho rằng việc lừa dối bệnh nhân khi cho họ dùng giả dược là sai. Mặc dù mục đích của việc này là giúp bệnh nhân cảm thấy tự tin, thoải mái hơn, cũng như vượt qua một số triệu chứng nhẹ.
Ngoài ra, hiệu ứng giả có thể gây ra nocebo, hay tác dụng phụ không mong muốn. Nocebo, hay “Tôi gây hại”, là cụm từ trái ngược với Placebo.
Cụm từ này chỉ việc người dùng giả dược có những tác dụng phụ như buồn nôn, khó thở, dị ứng, buồn ngủ, phát ban,… tựa như việc dùng thuốc thật.
Nguyên nhân xuất phát từ niềm tin của người bệnh dành cho thuốc. Họ tin rằng bản thân đang điều trị bằng thuốc thật, do đó những tác dụng phụ là không thể tránh khỏi
Xem thêm: Tác dụng phụ của thuốc chữa rối loạn lo âu cần lưu ý
Vì sao hiệu ứng giả dược lại ảnh hưởng đến con người?
Hiệu ứng giả dược ảnh hưởng đến chúng ta thông qua 3 yếu tố là: đặc điểm của giả dược, trạng thái tinh thần của người bệnh, và niềm tin của họ vào bác sĩ hay phương pháp điều trị.
1. Đặc điểm của giả dược
Đặc điểm bên ngoài, màu của giả dược, hay số lượng sử dụng ảnh hưởng đến niềm tin của người dùng vào thuốc. Một số niềm tin đó bao gồm:
Kích thước
- Viên thuốc to = liều lượng và dược lực cao hơn
- Viên thuốc to giúp triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh hơn so với viên nhỏ.
Hình dáng
- Giả dược càng giống viên thuốc thật thì người dùng càng tin nó có tác dụng.
Số lượng
- Uống hai viên mang đến hiệu quả tốt hơn so với một viên.
- Niềm tin này có thể khiến người bệnh dùng thuốc quá liều
Hình thức
- Thuốc tiêm có hiệu quả nhanh chóng và mạnh mẽ hơn so với thuốc uống.
- Thuốc tiêm có tác dụng ngay lập tức vào vùng bị đau nhanh hơn so với việc uống thuốc.
- Thuốc viên nang được cho là dễ uống, dễ tan trong cơ thể, và có tác dụng mạnh hơn thuốc viên nén.
Xuất xứ:
- Thuốc của những hãng lớn, danh tiếng, hoặc thuốc ngoại nhập có hiệu quả tốt hơn, ít gây tác dụng phụ hơn
Màu sắc:
- Viên thuốc có màu nóng như đỏ, vàng, cam mang đến cảm giác kích thích mạnh hơn, hiệu quả nhanh hơn.
- Những viên thuốc xanh lá cây hay trắng lại mang đến cảm giác an thần.
Những niềm tin này giúp người bệnh cai thiện sức khỏe tốt hơn. Ngoài ra, những yếu tố nêu trên có hể thay đổi tùy vào nền văn hóa.
2. Trạng thái tinh thần
Trạng thái tinh thần luôn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị. Tâm trạng người bệnh càng tốt, càng có niềm tin vào hiệu quả của thuốc thì hiệu ứng giả dược càng cao.
Trong trường hợp người bệnh không thật sự mắc bệnh, giả dược sẽ càng có hiệu quả nhanh chóng. Hiệu ứng giả dược giúp bệnh nhân cải thiện:
- căng thẳng, lo âu
- ảnh hưởng của stress kéo dài
- hạn chế huyết áp tăng
- đau đầu
- chóng mặt
- mất ngủ
- rối loạn tiêu hóa
Khi chúng ta cảm thấy thoải mái và tự tin hơn, những triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm. Để đẩy nhanh tiến độ này, các bác sĩ có thể dùng hiệu ứng giả dược như một liều thuốc tinh thần.
3. Mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân
Mối quan hệ tin tưởng giữa bác sĩ và người bệnh sẽ giúp tăng cường hiệu ứng giả dược. Đã có nhiều thí nghiệm chứng minh nhận định này.
Vào năm 1996, người ta đã thực hiện một thử nghiệm cho loại thuốc mới tên là Trivaricaine. Có 56 người tình nguyện được chọn ngẫu nhiên.
Trong thí nghiệm, hai ngón trỏ ở hai bàn tay của người tham gia sẽ bị kẹp bằng kìm. Trong đó một ngón bôi thuốc, còn ngón kia thì không.
Bác sĩ yêu cầu họ mô tả chính xác mức độ đau đớn bản thân cảm nhận ở hai ngón tay. Hầu hết đều trả lời rằng, ngón tay có bôi thuốc ít đau hơn ngón còn lại.
Thưc tế, Trivaricaine không phải là thuốc giảm đau. Điều khiến những người tham gia thử nghiệm cảm nhận sự khác biệt là do hiệu ứng giả dược.
Hiệu ứng giả dược tốt hay xấu?
Hiệu ứng giả dược là tốt hay xấu? Và có nên ứng dụng nhiều vào thực tế hay không? Đó là những vấn đề vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Việc lừa dối bệnh nhân, khiến họ tin rằng thứ mình đang sử dụng là thuốc, hoặc liệu pháp điều trị có hiệu quả trị bệnh bị nhiều người cho rằng vô đạo đức.
Tuy nhiên nhiều người khác cho rằng, hiệu ứng giả dược trong tình huống này là một “lời nói dối trắng” (white lie) Do đó, có rất nhiều người ủng hộ việc bỏ qua vấn đề đạo đức, tập trung vào hiệu quả điều trị.
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận về tính ứng dụng của placebo. Nhưng không thể không thừa nhận rằng, hiệu ứng này giúp nhiều người cải thiện sức khỏe
Giả dược không ảnh hưởng đến cơ thể, không gây tác dụng phụ, không gây dị ứng, và có thể hạn chế những rủi ro tiềm ẩn.
Ví dụ, một loại thuốc giảm đau được sử dụng cho bệnh nhân có tác dụng giảm đau đầu tức thời. Nhưng có khả năng gây suy hô hấp cao hoặc tiềm ẩn những tác dụng phụ khó đoán.
Để an toàn, bác sĩ sẽ dùng giả dược để giúp bệnh nhân ổn định tâm trạng, đánh lừa cảm giác nhằm giúp họ giảm đau đớn.
Hiệu ứng giả dược đến nay vẫn là một phương pháp điều trị tâm lý tốt. Phương pháp này thích hợp cho những người có lối sống không lành mạnh, căng thẳng lâu ngày gây ra các biểu hiệu mệt mỏi, chóng mặt, mất tập trung,…
Có thể bạn quan tâm
- Liệu pháp tiếp xúc: Ứng dụng trong điều trị sức khỏe tâm thần
- Cảm xúc cùn mòn (Emotional Blunting): Nguyên nhân và Giải pháp
- Giải phóng cảm xúc (Catharsis) giúp con người thay đổi tích cực
- Nghiện mua sắm (Omniomania): Nguyên nhân và Cách kiểm soát
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!