Hiệu ứng Zeigarnik: Hãy biến những lo lắng trở thành động lực
Hiệu ứng Zeigarnik mô tả cảm giác bồn chồn, lo lắng về những việc đang dở dang dù bạn đã bắt đầu công việc mới. Đây có thể là động lực giúp bạn làm việc hiệu quả, năng suất hơn.
Hiệu ứng Zeigarnik là gì?
Bạn đã bao giờ cảm thấy bồn chồn, lo lắng về những việc mình chưa hoàn thành? Dù đã bắt đầu một công việc mới, tâm trí của bạn vẫn gắn chặt với công việc dang dở.
Cảm giác lo lắng, nôn nao này là hiệu ứng Zeigarnik, hay còn gọi là “tình đầu khó quên”. Cảm giác này chỉ biến mất khi bạn quay trở lại và hoàn thành tốt công việc dở dang.
Ví dụ như, khi bạn tham gia một trò chơi điện tử, bạn sẽ luôn muốn chơi cho đến khi vượt được level đó, hoặc giành chiến thắng cuối cùng.
Ngay cả khi bạn đã từ bỏ và bắt đầu chuyển sang trò chơi, công việc khác, cảm giác muốn chiến thắng vẫn luôn thúc giục và bám lấy tâm trí. Nó khiến bạn phải quay trở lại trò chơi.
Nguồn gốc của hiệu ứng Zeigarnik
Hiệu ứng Zeigarnik được tìm ra bởi nhà tâm lý học Bluma Zeigarnik vào năm 1970. Trong một lần ngồi ăn tại một nhà hàng đông đúc tại Vienna, cô đã nhận ra một điều thú vị về những người phục vụ.
Cô để ý rằng, phần lớn họ đều ghi nhớ tốt những hóa đơn chưa thanh toán. Người phục vụ có thể ghi nhớ chính xác về số lượng món ăn, hóa đơn tại các bàn vẫn đang ăn, hoặc chưa thanh toán tiền.
Ngược lại, khi đã nhận được tiền từ khách, họ lại gặp khó khăn trong việc ghi nhớ cụ thể về chi tiết của hóa đơn. Có lúc họ không nhớ rõ về những món ăn mà mình đã phục vụ.
Để giải thích điều này, Zeigarnik đặt ra giả thuyết về việc những đơn hàng chưa thanh toán sẽ có sự liên kết chặt chẽ với não bộ của những người phục vụ.
Đến khi họ hoàn thành công việc, những thông tin này mới thực sự được gỡ bỏ. Đây cũng là lý do nhiều người thương nhớ, hoài niệm về những kí ức dang dở trong quá khứ.
Các nghiên cứu về hiệu ứng Zeigarnik
Các khoa học đã thực hiện hàng loạt các nghiên cứu để xác định rõ hơn về tình trạng tâm lý này. Một số nghiên cứu điển hình về hiệu ứng Zeigarnik bao gồm:
1. Nghiên cứu của Zeigarnik
Zeigarnik yêu cầu những người tham gia thực hiện một số nhiệm vụ đơn giản như: chơi xếp hình, gắn xâu chuỗi hạt, làm toán, nặn đất sét,…
Một nửa trong số đó thường xuyên bị cản trở trong quá trình làm việc. Sau khoảng 60 phút, Zeigarnik bắt đầu đặt câu hỏi cho những người tham gia nghiên cứu.
Kết quả là phần lớn những người bị ngắt quãng ghi nhớ tốt về việc mình đang làm. Họ miêu tả chi tiết hơn về các công đoạn thực hiện so với người không bị quấy rối.
Ngoài ra, Zeigarnik cũng đã tiến hành thí nghiệm khác với những người trưởng thành. Kết quả, có đến hơn 90% những người tham gia ghi nhớ tốt về điều họ chưa hoàn thành.
2. Nghiên cứu sâu thêm về hiệu ứng
Trong suốt thập niên 60, nhiều nhà khoa học đã dành thời gian để đào sâu và thí nhiệm thêm về hiệu ứng Zeigarnik. Nổi bật nhất có thể kể đến nhà nghiên cứu về trí nhớ John Baddeley.
Những người tham gia được quy định cụ thể về thời gian hoàn thành các câu đố đảo ngữ. Những người không giải được, hoặc lố thời gian sẽ được cung cấp đáp án chính xác sau.
Tiếp đến, nhà nghiên cứu đặt câu hỏi về những từ ngữ đã xuất hiện trong bài test để đánh giá khả năng ghi nhớ. Kết quả, đa phần những người không hoàn thành ghi nhớ phần lớn nội dung các câu đố.
Đây cũng chính là một trong các thí nghiệm chuyên sâu khẳng định thêm phần đúng đắn đối với hiệu ứng Zeigarnik.
Các chuyên gia đồng tình rằng, người bị gián đoạn, hoặc chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ, sẽ ghi nhớ công việc tốt hơn những người đã hoàn thành.
3. Nghiên cứu phản ánh Zeigarnik
Vẫn có nhiều thí nghiệm và khảo sát được thực hiện nhằm phản bác lại hiệu ứng Zeigarnik. Nhiều người cho rằng, khả năng ghi nhớ của con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Cụ thể, động lực cũng là một trong các yếu tố tiên quyết trong trường hợp này.
Hiệu ứng Zeigarnik hoạt động ra sao?
Theo các nhà khoa học, não bộ của con người được chia làm 3 cấp trí nhớ. Cụ thể là trí nhớ tạm thời, trí nhớ ngắn hạn, và trí nhớ dài hạn.
Để giải thích về hiệu ứng Zeigarnik, các chuyên gia cũng nêu rõ về nguyên lý hoạt động của trí nhớ để chúng ta có thể hình dung rõ nét hơn.
Hiểu một cách đơn giản thì khả năng ghi nhớ của con người khi thực hiện một công việc, một nhiệm vụ, trong khoảng thời gian nhất định được xem là trí nhớ tạm thời.
Nhiệm vụ này sẽ gây ra cảm giác căng thẳng, tác động đến nhận thức của chúng ta. Khi nhận thức chú ý đến các thông tin, chi tiết của nhiệm vụ, trí nhớ tạm thời chuyển thành trí nhớ ngắn hạn.
Phần lớn các nhiệm vụ sẽ hoàn thành tốt ở trí nhớ ngắn hạn. Sau khi hoàn thành công việc, chúng ta thường không có khả năng ghi nhớ dài hạn, trừ những kỹ năng, bài học cần lưu trữ.
Theo hiệu ứng Zeigarnik, khi các nhiệm vụ thất bại, hoặc không được hoàn thành một cách tích cực, chúng sẽ tạo nên các đợt căng thẳng, áp lực ngầm trong tiềm thức.
Áp lực này thôi thúc chúng ta nỗ lực ghi nhớ công việc. Chỉ đến khi nhiệm vụ được tiếp tục thực hiện hoặc hoàn tất, khả năng ghi nhớ sẽ dần giảm đi.
Xem thêm: Tiềm thức là gì? Sức mạnh tiềm thức quan trọng thế nào?
Cách để tận dụng hiệu ứng Zeigarnik
Hiệu ứng Zeigarnik có thể khiến bạn căng thẳng, nhưng vẫn mang đến lợi ích nếu được sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số phương pháp giúp vận dụng hiệu ứng này một cách tích cực.
1. Nâng cao khả năng ghi nhớ
Hiệu ứng Zeigarnik là một trong các giải pháp về trí nhớ. Phương pháp này có thể giúp bạn ghi nhớ các thông tin, sự kiện đã xảy ra bằng cách làm gián đoạn nó.
Ví dụ, thay vì hoạt động và tiếp thu một cách liên tục, bạn hãy xem thông tin đó qua một lần, sau đó dừng lại và nghỉ ngơi. Hoặc bạn có thể bắt đầu một công việc khác để những kí ức ngắn hạn hoạt động tốt hơn.
2. Ngăn chặn sự trì hoãn
Để tránh việc trì hoãn một nhiệm vụ nào đó, bước đầu tiên mà bạn cần phải làm đó chính là bắt đầu. Đừng chỉ suy nghĩ về chúng mà hãy hành động.
Chúng ta có xu hướng tạm gác lại những công việc mà mình cho rằng không quan trọng, hoặc khi cảm thấy nản lòng trước những thách thức, nhiệm vụ khó khăn.
Nhờ vào hiệu ứng Zeigarnik, bạn có thể dễ dàng khắc phục được sự “lười biếng” của bản thân. Bắt đầu một cách hứng khởi là động lực lớn để bạn hoàn thành công việc.
Sự thôi thúc, bồn chồn từ hiệu ứng tâm lý này sẽ là động lực giúp bạn tiếp tục quay lại nhiệm vụ, và hoàn thành một cách tốt nhất.
3. Rèn luyện thói quen học tập
Hiệu ứng Zeigarnik cũng giúp ích cho việc học tập, đặc biệt là với những sĩ tử đang chuẩn bị đến kỳ thi. Học hành gấp gáp, nhồi nhét kiến thức không mang đến hiệu quả tích cực.
Bắt buộc bản thân phải ngồi liên tục hàng giờ đồng hồ không giúp bạn ghi nhớ tốt. Cách tốt nhất là chen thời gian nghỉ ngơi vào giữa thời gian học.
Tạm dừng các buổi học tập và dành thời gian thư giãn, vui chơi giúp tăng khả năng ghi nhớ. Ngoài ra, bạn cũng cần phân bổ thời gian học phù hợp, chia nhỏ kiến thức để đạt được kết quả tốt hơn.
4. Cải thiện sức khỏe tâm lý, tinh thần
Hiệu ứng Zeigarnik có cả mặt tích cực và tiêu cực. Việc liên tục ghi nhớ, ám ảnh bởi những hoạt động dang dở có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của con người.
Họ sẽ cảm thấy stress căng thẳng, thậm chí là rối loạn giấc ngủ kéo dài. Đê thoát khỏi tình trạng này, chúng ta cần đẩy những suy nghĩ về công việc dang dở ra khỏi tâm trí.
Tuy nhiên xét về mặt tích cực, hiệu ứng Zeigarnik cũng giúp tạo động lực giúp bạn vượt qua những thách thức to lớn trong cuộc sống.
Những mảng kí ức, thông tin về việc chưa hoàn thành giúp bạn có thêm động lực, lý do để hoàn thành chúng. Việc kết thúc việc dang dở sẽ mang đến cho bạn cảm giác thỏa mãn, vui sướng, và phấn khích.
5. Tận dụng tạo sự hứng thú, tập trung
Hiệu ứng Zeigarnik được tận dụng rất nhiều trong việc thu hút sự tập trung của con người. Những người làm quảng cáo, tiếp thị, truyền thông rất biết cách tận dụng điều này.
Ví dụ, việc tung ra những đoạn trailer ngắn đầy kịch tích, hoặc kết thúc một tập phim ở cao trào chính sẽ thu hút sự chú ý rất lớn của khán giả.
Hành vi này kích thích nhu cầu chờ đón nội dung tiếp theo của phim. Người xem khi chưa biết được kết thúc luôn tiếp tục đón xem để có được câu trả lời.
Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc có thể ứng dụng hiệu quả Zeigarnik vào học tập, công việc và các khía cạnh đời sống để mang đến nhiều lợi ích tích cực, lành mạnh hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Hiệu ứng người ngoài cuộc và thái độ bàng quan trong cuộc sống
- Hiệu ứng ánh đèn sân khấu: Làm sao để trở nên tự tin hơn?
- Hiệu ứng Pygmalion: Bí quyết trong giáo dục và quản lý nhân sự
- Hiệu ứng Brita: Khả năng tập trung luôn có giới hạn nhất định
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!