Hiệu ứng ánh đèn sân khấu: Làm sao để trở nên tự tin hơn?
Hiệu ứng ánh đèn sân khấu là thuật ngữ nói về xu hướng nhận thức của con người khi họ cho rằng mọi người xung quanh đang nhìn nhận, đánh giá quá mức về ngoại hình, nhan sắc và hành động của họ. Hiệu ứng này thường xuất hiện nhiều khi bạn góp mặt ở một buổi tiệc hoặc một nơi đông người nào đó.
Thế nào là hiệu ứng ánh đèn sân khấu?
Hiệu ứng ánh đèn sân khấu (The spotlight effect) là một xu hướng nhận thức khiến cho nhiều người tự lầm tưởng về ánh hào quang của bản thân. Họ luôn cho rằng tất cả mọi người xung quanh đang chú ý và để mắt đến những cử chỉ, hành vi hoặc có sự đánh giá cao về nhan sắc, ngoại hình, tài năng hoặc lỗi lầm của họ.
Bạn đã bao giờ có cảm giác trở thành nhân vật chính của một bữa tiệc? Cảm thấy như mọi người đang nhìn chằm chằm vào mình và họ đang chú ý đến từng cử động của bạn? Hoặc lo lắng về việc người khác đang chê bai về lỗi lầm của bản thân? Đây có thể là một trong các biểu hiện nói về hiệu ứng ánh đèn sân khấu mà nhiều người đang mắc phải.
Những người này thường xem bản thân là trung tâm của vũ trụ, xung quanh họ như có một ánh đèn sân khấu chiếu vào và mọi người sẽ liên tục đánh giá, trầm trồ về họ. Tuy nhiên, sự “tưởng tượng” này lại hoàn toàn vượt quá so với thực tế, nó phóng đại một cách quá mức khiến cho nhiều người lầm tưởng về bản thân.
Dựa vào một số nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học cho biết rằng, mọi người thường có xu hướng đánh giá cao về sự thay đổi của bản thân và coi trọng quá mức về sức hấp dẫn của mình đối với mọi người xung quanh. Hiểu một cách đơn giản là khi bạn có một sự thay đổi nhỏ nào đó về ngoại hình, vóc dáng thì bạn cũng nghĩ rằng người khác sẽ chú ý và đánh giá cao về điều đó.
Một số ví dụ điển hình về hiệu ứng ánh đèn sân khấu
Nghe có vẻ xa lạ nhưng trong thực tế chắc hẳn chúng ta đã từng trải qua hiệu ứng ánh đèn ít nhất vài lần trong đời, thậm chí nó xuất hiện thường xuyên nhưng chính bản thân bạn cũng không thể hiểu rõ về nó. Bên cạnh việc xuất hiện các cảm giác tích cực quá mức thì người mắc hiệu ứng ánh đèn sân khấu còn cảm thấy lo sợ về những đánh giá, phê bình tiêu cực của đám đông.
Cụ thể, một số tình huống có thể làm xuất hiện hiệu ứng này như:
- Khi tham gia một buổi tiệc đông người, bạn sẽ dễ có cảm giác mọi người đang dành mọi ánh mắt, sự chú ý cho mình.
- Khi bạn mặc một bộ đồ mới ra ngoài đường, bạn cũng sẽ có cảm giác mọi người đang quan sát đến trang phục mình đang mặc.
- Khi bạn mua một chiếc túi xách “nhái” và bạn có cảm giác lo sợ về việc người khác sẽ soi mói và biết được điều đó.
- Khi tham gia vào một môn thể thao nào đó, họ sẽ cảm thấy mọi người đang tán dương thành tích mà họ đạt được hoặc đang soi mói về những sai lầm mà họ đã mắc phải.
Vì sao lại xảy ra hiệu ứng ánh đèn sân khấu?
Dựa vào kết quả của các nghiên cứu về hiệu ứng ánh đèn sân khấu cho biết rằng, hiệu ứng này xuất hiện là do chúng ta thường suy nghĩ về cách mà người khác nhìn nhận, đánh giá về mình. Chúng ta thường chịu tác động lớn từ suy nghĩ, đánh giá của mọi người xung quanh, có xu hướng neo theo những quan điểm, ý kiến của người khác dành cho mình.
Theo đó, các nhà khoa học nói rằng, hiệu ứng ánh đèn sân khấu được xem như một dạng méo mó về nhận thức hay còn được gọi là định kiến vị kỷ. Tình trạng này gây nên những nhận định sai lệch, không phù hợp về cách mà bạn nhìn nhận đối với mọi thứ xung quanh và bị phụ thuộc lớn vào cách suy nghĩ, đánh giá của người khác dành cho mình.
Do đó, có thể thấy được rằng, chúng ta thường có nhiều xu hướng tập trung vào suy nghĩ, cử chỉ, hành vi của bản thân và cho rằng mọi người cũng có sự đồng thuận với chính mình, đây cũng được xem là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng ánh đèn sân khấu. Khi bạn quá tập trung vào bản thân hoặc bất kỳ điều gì đó liên quan đến chính mình thì bạn sẽ càng dễ hình thành cảm giác về sự đồng thuận.
Ngoài ra, do sự chú ý quá mức cũng vô tình khiến cho bản thân bạn quên đi việc người khác cũng đang tập trung vào bản thân họ. Do đó, bạn sẽ dễ dàng tạo ra cho mình một ánh đèn sân khấu rực rỡ, hào nhoáng trong vô thức và cứ mãi chìm đắm vào những điều phi thực tế đó.
Cách giảm nguy cơ hình thành hiệu ứng ánh đèn sân khấu
Dù là cảm giác tích cực hay tiêu cực thì thực tế sự quan tâm của người khác dành cho bạn là không đáng kể. Bạn cần hiểu rằng, có thể bạn nhìn nhận rõ về những thay đổi của bản thân nhưng những người xung quanh hoàn toàn không chú ý hoặc thậm chí không nhớ đến sự xuất hiện của nó.
Chính vì thế, để có thể làm thuyên giảm và tránh sự xuất hiện liên tục của hiệu ứng ánh đèn sân khấu thì bạn chỉ cần nhắc nhở bản thân về sự chú ý của người khác dành cho mình. Hãy hiểu rằng, khi bạn đang quan tâm đến chính mình thì người khác cũng làm điều tương tự với bản thân họ.
Tuy nhiên, việc thay đổi suy nghĩ và nhắc nhở bản thân đôi khi vẫn không đủ tác dụng để giúp bạn loại bỏ hiệu ứng này. Vì thế, để có thể chắc chắn hơn, bạn nên chia sẻ và hỏi về suy nghĩ, đánh giá của bản thân đối với điều mà bạn đang cảm thấy lo lắng. Điều này sẽ giúp bạn khẳng định tốt hơn về sự chú ý và quan sát của mọi người xung quanh dành cho bạn.
Trong thực tế thì hiệu ứng ánh đèn sân khấu không thực sự mang tính chất tiêu cực. Nếu nó được duy trì ở mức độ vừa phải thì cũng thể hiện rằng bạn là một người khác tự tin về bản thân, luôn muốn tạo sự hấp dẫn, tích cực đối với mọi người.
Thông tin bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hiệu ứng ánh đèn sân khấu. Hãy hiểu rằng, bạn sẽ trở nên tự tin và lộng lẫy nhất khi bạn là chính bạn. Vì thế đừng quá quan tâm đến các ánh nhìn của mọi người xung quanh, đừng đặt nặng tâm lý phải được chú ý, được công nhận.
Có thể bạn quan tâm
- Hiệu ứng Pygmalion: Bí quyết trong giáo dục và quản lý nhân sự
- Hiệu ứng Brita: Khả năng tập trung luôn có giới hạn nhất định
- Hiệu ứng Rashomon là gì? Phân tích ứng dụng trong đời sống
- Hiệu ứng Barnum (Forer) và sự tin tưởng thái quá trong tâm lý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!