Mục tiêu học tập của sinh viên: Cách thiết lập hiệu quả nhất
Sinh viên năm nhất luôn gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ trong những ngày đầu bước chân vào giảng đường đại học. Hầu hết các em vẫn chưa làm quen được với môi trường mới và cách học mới, cũng như chưa có mục tiêu học tập đúng đắn và phù hợp. Vậy, làm sao để thiết lập mục tiêu học tập của sinh viên một cách hiệu quả nhất, giúp các em có định hướng rõ ràng cho tương lai?
Mục tiêu học tập của sinh viên là gì?
Mục tiêu học tập là điều chúng ta cần đạt được sau khi kết thúc một môn học, một khóa học, một năm học, hay sau khi tốt nghiệp đại học. Mỗi sinh viên sẽ có cho mình những mục tiêu khác nhau tùy vào nhu cầu và khả năng của bản thân. Mục tiêu này sẽ thể hiện qua hành động và thái độ trong quá trình học tập, cũng như cách ta sử dụng kiến thức đã học đem áp dụng vào thực tế.
Xác định mục tiêu học tập đúng đắn là bước đầu tiên cần làm, trước khi bắt đầu những kế hoạch khác trong năm học. Mục tiêu học tập rõ ràng giúp các bạn sinh viên nhận thức được trách nhiệm, và xác định ưu tiên lớn nhất trong 4 đến 6 năm đại học là gì. Có như vậy, chúng ta mới không ngừng nhắc nhở bản thân phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Mục tiêu học tập của sinh viên là điều không thể thiếu nếu muốn đạt đến thành công. Nếu các bạn không muốn quãng đời sinh viên trôi qua một cách tẻ nhạt, không có ý nghĩa, và không thể đạt đến thành công như mong đợi thì cần xác định mục tiêu ngay từ sớm để có động lực phấn đấu. Mục tiêu càng chi tiết, càng gần với năng lực của bản thân thì càng thực tế và dễ dàng thực hiện hơn.
Những mục tiêu học tập nên được chia ra thành các mục như mục tiêu tổng quát, mục tiêu chuyên biệt, mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn, và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để tối ưu hóa khả năng thực hiện. Bạn nên viết những mục tiêu này ra giấy hoặc một tấm bảng nhỏ, và treo chúng ở góc học tập để dễ dàng theo dõi.
Tại sao mục tiêu học tập của sinh viên lại quan trọng?
Những người có mục tiêu cụ thể sẽ dễ thành công hơn, vì các bạn có đích đến rõ ràng để cố gắng. Trong khi đó những bạn không có mục tiêu rất dễ cảm thấy mệt mỏi, mất động lực và hoang mang trong quá trình học vì không biết mình muốn gì, cần gì. Nhiều bạn còn bị áp lực học tập đè nặng đến mức chán nản mà bỏ dở giữa chừng.
Đây là hiện trạng đáng báo động ở các bạn học sinh, sinh viên thời nay. Suy nghĩ tiêu cực và việc bỏ dở việc học giữa chứng khiến các bạn mất đi nhiều cơ hội tuyệt vời trong tương lai, và ngày càng trở nên tự ti vào khả năng và năng lực bản thân đang có. Chính vì thế mục tiêu học tập của sinh viên là yếu tố vô cùng quan trọng cần chú ý nhiều hơn.
Mục tiêu học tập của sinh viên chủ yếu tập trung vào việc học, nhưng bên cạnh đó cũng cần lưu tâm đến vấn đề thời gian, sức khỏe, khả năng tự học và năng lực tài chính. Những yếu tố này sẽ giúp các bạn điều chỉnh mục tiêu một cách phù hợp, và nâng cao khả năng hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.
Trước khi đặt ra mục tiêu, các bạn sinh viên sẽ cần xác định lại một số yếu tố như: lọi thế của bản thân là gì, bản thân có định hướng gì khi ra trường, công việc muốn tìm là gì, cần năng lực như thế nào để hoàn thành mục tiêu,… Các bạn có thể nhìn nhận lại bản thân một lần nữa, và đánh giá xem mọi thứ có khả thi hay không.
Nếu nhận thấy rằng năng lực của bản thân không đủ, các bạn có thể lên kế hoạch cải thiện, hoặc thay đổi mục tiêu. Chuẩn bị từ sớm tốt hơn nhiều so với nước đến chân mới nhảy. Khi các bạn nhận ra mình đi sai đường, hoặc không đủ năng lực thực hiện ước mơ thì mọi thứ đã chậm rồi.
Mục tiêu học tập của sinh viên cần được thiết lập một cách chi tiết, tỉ mỉ và phù hợp với từng đối tượng. Nếu mục tiêu và phương hướng, kế hoạch chi tiết được thiết lập một cách khoa học và phù hợp có thể giúp các bạn đảm bảo hai yếu tố là kiểm soát việc học và theo dõi sự tiến bộ.
- Kiểm soát việc học: Những bạn sinh viên xác định đúng mục tiêu sẽ biết môn học nào quan trọng, kiến thức nào cần ghi nhớ, thời gian phân chia ra sao cho phù hợp để tiếp thu kiến thức nhanh và hiệu quả. Các bạn biết mình đang học những gì, và luôn tìm cách ứng dụng điều đã học vào thực tế để đạt thành mục tiêu. Kiểm soát việc học theo những mục tiêu nhất định cũng giúp ta đánh giá đúng năng lực theo từng thời kỳ, từ đó cố gắng thay đổi.
- Theo dõi sự tiến bộ: Việc đạt được những mục tiêu ngắn hạn giúp bạn theo dõi quá trình tiến bộ, và đánh giá năng lực bản thân một cách khách quan hơn. Tiến bộ dần dần bằng cách hoàn thành những mục tiêu nhỏ, sau đó tiến đến mục tiêu dài hạn. Việc liên tục theo dõi sự tiến bộ cũng giúp các bạn chỉnh sửa các mục tiêu và phương phức thực hiện cho phù hợp với thực tế, đảm bảo việc hoàn thành mục tiêu.
Mục tiêu đặt ra cần mang tính khả thi và có thể thay đổi tùy theo giai đoạn. Mục tiêu dài hạn là mục tiêu thiết yếu và quan trọng nên không cần thay đổi. Còn những mục tiêu ngắn hạn có thể thay đổi thứ tự ưu tiên, hoặc chuyển sang mục tiêu mới tùy tình hình cụ thể. Một số mục tiêu sinh viên thường đặt ra trong quá trình học tập bao gồm:
- Đạt được điểm cao trong môn học quan trọng/môn học yêu thích
- Không để thi rớt hay nợ môn
- Tham gia vào các câu lạc bộ và cố gắng hoạt động sôi nổi
- Đạt được chứng chỉ ngoại ngữ cần thiết để đủ điều kiện ra trường/đảm bảo cơ hội việc làm
- Nắm chắc kiến thức cơ bản, nâng cao kiến thức chuyên ngành
- Tốt nghiệp loại giỏi/khá
- Có được học bổng học tập/học bổng du học
- Nâng cao và thành thạo kỹ năng mềm bao gồm: thuyết trình trước đám đông, tin học văn phòng
- Mở rộng các mối quan hệ, có thêm nhiều bạn bè
- Tham gia những cuộc thi liên quan đến chuyên ngành đã chọn để tìm kiếm cơ hội
Mục tiêu học tập của sinh viên càng cụ thể thì độ hiệu quả càng cao. Ngoài ra đi kèm với mục tiêu chúng ta cũng cần những hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Ví dụ giành bao nhiêu thời gian để học, bao nhiêu thời gian nghiên cứu thêm về những chủ đề liên quan, bao lâu sẽ hoàn thành ôn tập một môn học, điểm số tối thiểu cần đạt là bao nhiêu,…
Những điều cần lưu ý khi xây dựng mục tiêu học tập của sinh viên
Xác định và xây dựng mục tiêu học tập không khó, nhưng vấn đề là làm sao định ra mục tiêu một cách hợp lý, nằm trong khả năng có thể thực hiện chứ không quá xa rời thực tế. Trong quá trình xây dựng cũng cần phân chia những điều cần ưu tiên, ngắn hạn, dễ thực hiện và tập trung vào những điều này trước.
Những mục tiêu lớn và dài hạn cần rất nhiều điều kiện để đạt tới, vì thế không thể hoàn thành chúng trong một sớm một chiều. Chúng ta cần chia nhỏ mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn, bằng cách liệt kê những bước cần thiết để đạt tới mục đích và lên kế hoạch hoàn thành chúng.
Việc hoàn thành những mục tiêu nhỏ giúp chúng ta có thêm sự tự tin và động lực để hoàn thành những mục tiêu lớn hơn. Nếu ngay từ đầu mục tiêu học tập của sinh viên quá chú ý đến những mục tiêu lớn, mà bỏ qua những mục tiêu có thể thực hiện, thì tình trạng chán nản, xuống tinh thần sẽ nhanh chóng xảy ra.
Để tránh trường hợp này, khi xác định mục tiêu và lập kế hoạch học tập, chúng ta cũng cần một số “mẹo” nhỏ để tăng tính hợp lý, và độ khả thi cho kế hoạch. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi xây dựng mục tiêu học tập mà các bạn nên tham khảo, từ đó tự tạo cho mình một kế hoạch phù hợp.
1. Đặt mục tiêu học tập rõ ràng
Mục tiêu học tập của mỗi người đều khác nhau. Năng lực và sở thích của mỗi người sẽ khác với cha mẹ hay bạn bè, thế nên chỉ có bản thân chúng ta biết chúng ta cần gì và thiếu gì. Mục tiêu tốt nhất là mục tiêu thực tế, đáp ứng đúng năng lực và nhu cầu nghề nghiệp về sau.
Bạn không nên so sánh bản thân với bạn bè hay anh chị em, vì mọi so sánh trong trường hợp này đều vô cùng khập khiễng. Mục tiêu học tập của sinh viên là để có động lực và cố gắng nhiều hơn, chứ không phải nhấn chìm bản thân trong tâm trạng tiêu cực. Đặt mục tiêu, và tìm cách cụ thể hóa chúng là điều chúng ta cần làm.
Những mục tiêu đặt ra có thể cao hơn so với năng lực thực tế. Đây là một cách chúng ta khích lệ bản thân cố gắng, đột phá giới hạn, và biết năng lực của chúng ta có thể đạt đến mức nào. Tuy nhiên, đừng để mục tiêu biến thành “ảo tưởng”, buộc các bạn phải đuổi theo những điều vượt quá tầm với.
Ngoài ra có một điều cần lưu ý nữa là, ý kiến của mọi người xung quanh về mục tiêu học tập của bạn cũng chỉ có tính chất tham khảo, chứ không phải là quyết định đúng đắn nhất. Chính bản thân các bạn mới biết rõ bản thân muốn gì và cần gì, vì thế đừng bị lời của mọi người ảnh hưởng.
2. Phân loại và xác định thứ tự ưu tiên
Chúng ta có rất nhiều mục tiêu từ ngắn hạn đến dài hạn, từ tổng quát đến chi tiết, và những mục tiêu này cần được phân loại và sắp xếp hợp lý để có lộ trình học tập cụ thể. Việc sắp xếp này giúp tối ưu và cân đối thời gian học, giúp ta biết nên chú trọng môn nào trước, môn nào sau nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
Những mục tiêu có thời hạn nhất định, yêu cầu hoàn thành sớm, hoặc có tính chất quan trọng cần được ưu tiên làm trước. Những mục tiêu có thời gian dài, yêu cầu nhiều bước thì cần được chia nhỏ, tính toán thời gian hoàn thành từng giai đoạn cho phù hợp để kịp đạt thành mục tiêu kịp lúc.
Việc phân loại và xếp thứ tự ưu tiên vô cùng quan trọng. Nếu không, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và chán nản khi mọi thứ xảy ra một cách dồn dập, trong khi bạn chưa hoàn thành bất cứ mục tiêu cần thiết nào. Mỗi thứ đều ở trạng thái nửa vời khiến bạn chỉ muốn buông xuôi.
3. Lên kế hoạch chi tiết
Kế hoạch càng chi tiết thì khả năng hiện thực hóa chúng càng cao. Kế hoạch càng chi tiết thì càng dễ đạt thành và tạo cho chúng ta động lực để tiếp tục. Nếu không, chúng ta sẽ lười biếng và ngày càng chán nản. Kế hoạch chi tiết nên được chia theo ngày, theo tuần, theo tháng và theo năm để nhìn thấy sự tiến bộ.
Mục tiêu học tập của sinh viên và kế hoạch chi tiết có thể thay đổi linh hoạt theo từng giai đoạn. Ví dụ năm học trước quy định sinh viên cần IELTS là 5.0, nhưng đến năm sau quy định tăng lên là 6.0. Điểm số tăng đồng nghĩa với kế hoạch của các bạn cũng phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu nhà trường đưa ra theo từng năm học.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể thay đổi linh hoạt những việc cần làm trước và sau tùy theo tình hình thực tế. Ví dụ thời gian của kỳ thi ngoại ngữ kéo dài lâu hơn so với dự kiến, thế là bạn có một khoảng thời gian rảnh. Hạy tận dụng khoảng thời gian này để sắp xếp làm những việc khác để đảm bảo mọi việc đều theo đúng tiến độ.
4. Tạo động lực cho bản thân
Tạo động lực cho bản thân thông qua phần thưởng và sự trừng phạt có thể giúp bạn hoàn thành mục tiêu tốt hơn. Bạn cần kiên trì với nguyên tắc đã đặt ra, để bản thân không “gian lận” và bỏ cuộc. Ví dụ, bạn có quyền chơi game hay xem phim khi đạt được mục tiêu. Nhưng nếu không được, mọi phúc lợi sẽ bị cắt bỏ hoàn toàn.
Hãy nghiêm khắc với bản thân và không chiều chuộng sự lười biếng. Đừng để một bộ phim, một cuộc đi chơi, hay một thú vui đầy cảm dỗ làm ảnh hưởng đến mục tiêu học tập của bạn. Nghiêm khắc là cách tạo động lực tốt nhất, giúp ta toàn lực làm xong công việc để được hưởng phần thưởng mà ta đáng được nhận.
Việc xây dựng mục tiêu học tập logic, phù hợp với khả năng và duy trì chúng trong một thời gian dài không phải là việc dễ dàng. Quá trình này tốn rất nhiều công sức, và sẽ có lúc khiến bạn gần như bỏ cuộc. Tuy nhiên, hay kiên trì và rồi bạn sẽ nhìn thấy lợi ích mà những mục tiêu này mang đến.
5. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người có kinh nghiệm
Như đã đề cập ở trên, việc xác định mục tiêu học tập của sinh viên là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đặt mục tiêu và hoàn thành chúng một cách suôn sẻ. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, chắc chắn các bạn sinh viên sẽ gặp nhiều trở ngại và khó khăn, nhưng không biết nói cùng ai.
Hiệu được những khó khăn của phụ huynh, cũng như các bạn sinh viên vừa bước chân vào giảng đường đại học, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã xây dựng một chương trình bổ ích “Thiết lập mục tiêu – Thổi cùng động lực cho năm học mới 2023 – 2024” để đồng hành và hỗ trợ các bạn trong giai đoạn khó khăn ban đầu.
Chương trình được nghiên cứu, và thiết kế dành riêng cho các bạn sinh viên, kể cả những bạn tân sinh viên, hay sinh viên năm 2, năm 3 cần được tư vấn. Đây là chương trình ý nghĩa dành riêng cho các bạn sinh viên đang hoang mang, mệt mỏi, mất niềm tin, mất động lực trong việc học, và không biết phải làm sao để thoát khỏi cảm xúc tiêu cực.
Chương trình được thiết kế một cách khoa học bao gồm 6-10 buổi và 4 bước đồng hành, giúp các bạn lấy lại tự tin, động lực để đặt ra mục tiêu và hoàn thành đúng thời hạn. Việc thiết lập mục tiêu học tập của sinh viên mang tính cá nhân hóa cao, đánh đúng vào tâm lý và những khó khăn mà các bạn sinh viên đang đối mặt.
Ngoài ra, trung tâm cũng chú trọng giúp các bạn kết nối với gia đình, giúp phụ huynh thấu hiểu, động viên và đồng hành cùng các bạn sinh viên để các bạn tự tin hơn, tìm ra mục tiêu và sở thích của bản thân. Sự kết nối chặt chẽ giữa các bạn và gia đình có thể giúp giảm áp lực trong học tập, đảm bảo sức khỏe tâm thần, giúp các bạn chuẩn bị thật tốt cho năm học mới đang đến gần.
Việc xác định mục tiêu học tập, và làm sao để thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết trong năm học mới có thể không hề dễ dàng với các bạn sinh viên. Những bạn sinh viên mới vào đại học sẽ hoang mang với lựa chọn của bản thân, không nhìn thấy tiềm năng mình đang sở hữu, không biết thế mạnh của mình là gì, và không biết phải bắt đầu mọi thứ từ đâu.
Các bạn hoang mang với những bước chân chập chưỡng, và cha mẹ cũng không biết làm sao để giúp đỡ con. Đó là hiện trạng nhiều sinh viên và gia đình hiện nay đang mắc phải. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sinh viên và phụ huynh đã tìm ra được giải pháp phù hợp để xác định mục tiêu học tập cho bản thân và con em, cũng như đồng hành cùng các em trong giai đoạn khó khăn đầu tiên khi bước vào đời.
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên nhân gây stress ở sinh viên và cách phòng tránh hiệu quả
- Mẹo hay giúp giảm stress trong học tập, thi cử
- Thực trạng trầm cảm ở sinh viên đại học bạn nên quan tâm
- Trầm cảm do mạng xã hội – Thực trạng đáng báo động ở giới trẻ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!