Nguyên nhân gây stress ở sinh viên và cách phòng tránh hiệu quả
Tình trạng stress ở sinh viên có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau như áp lực học tập, tài chính, chuyện tình cảm,… Stress kéo dài sẽ gây ra không ít hệ lụy khó lường, thậm chí khiến nhiều sinh viên bị trầm cảm, rối loạn lo âu,… nên cần sớm có biện pháp kiểm soát.
Nguyên nhân gây stress ở sinh viên
Bất cứ ai cũng từng gặp tình trạng căng thẳng stress ít nhất một lần trong đời, có thể là do áp lực công việc, cuộc sống hay tình cảm. Trong đó, ai cũng có thể là nạn nhân của stress, dù là người già hay trẻ nhỏ. Người lớn thường sẽ có nỗi lo phải kiếm tiền, học sinh thì lo về điểm số và sinh viên thì lại có thể là đối tượng của cả hai nỗi lo trên. Các thống kê cho thấy sinh viên là một trong những đối tượng dễ gặp stress nhất.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra stress ở sinh viên, hiểu được các tác nhân sẽ giúp bạn có hướng giải quyết và phòng tránh kịp thời. Bao gồm:
1. Sự thay đổi môi trường sống
Khoảng thời gian sinh viên chính là thời điểm để các bạn trẻ bắt đầu cuộc sống tự lập, học xa nhà, đến với những môi trường xa lạ không có ai thân quen. Kể cả với những người sống cùng gia đình tại các thành phố lớn khi học đại học cũng sẽ phải bắt đầu bằng môi trường học tập hoàn toàn mới, gặp gỡ những người bạn mới từ khắp mọi vùng quê và điều này có thể làm họ cảm thấy lạc lõng, cô đơn và áp lực.
Khi còn là học sinh được sống cùng gia đình, được chăm sóc về mọi mặt thì bạn luôn muốn nhanh chóng được tự do vùng vẫy để khám phá thế giới. Tuy nhiên cuộc sống sinh viên lại ẩn chứa rất nhiều khó khăn và không như bạn tưởng tượng. Đặc biệt với những người dựa dẫm vào gia đình quá nhiều, thiếu các kỹ năng xã hội trước đó thì rất dễ cảm thấy áp lực mệt mỏi.
2. Stress ở sinh viên do áp lực học tập
Nhiều thầy cô thường nói rằng “lên đại học tha hồ chơi” nhưng thực tế điều này là sai lầm. Ở các cấp dưới thì kiến thức học tập thường có trong khuôn khổ sách vở hoặc nếu quá khó có thể ở lại hỏi thêm với thầy cô. Trong khi trên giảng đường đại học, các kiến thức học tập là rất lớn mà đôi khi vượt bên ngoài các giáo trình mà thầy cô hướng dẫn. Khối lượng sinh viên lớn khiến thầy cô không thể nào tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực mà bạn chưa hiểu. Do đó sinh viên thường phải tự học rất nhiều để có thể theo kịp bạn bè.
Bên cạnh đó các bài tập, đồ án, các buổi thuyết trình liên tục khiến bạn không còn thời gian nghỉ ngơi. Đặc biệt ở những người có thói quen “nước đến chân mới nhảy”, không cân đối được thời gian học tập dẫn tới phải chuẩn bị cho nhiều bộ môn cùng một lúc, phải thức nhiều đêm liền để làm. Kết quả là sau khi hoàn thành các đồ án thì tinh thần các bạn cũng xuống cấp trầm trọng.
3. Khó hòa hợp trong những mối quan hệ
Là sinh viên chắc chắn sẽ đem đến cho bạn rất nhiều mối quan hệ mới đến từ khắp mọi nơi, ví dụ như ở trường lớp, trong các câu lạc bộ, trong ký túc xá, ở nơi làm thêm hay bạn cùng phòng. Vấn đề không tìm được những người bạn phù hợp cùng chung chí hướng hay khó khăn trong việc kết bạn cũng là nguyên nhân gây stress ở rất nhiều sinh viên.
Làm việc nhóm là một kỹ năng quan trọng với các bạn sinh viên. Tuy nhiên nếu không tìm được những người bạn phù hợp hay thuộc kiểu người khép kín thì sẽ rất khó để tìm được đội nhóm phù hợp. Bất đồng quan điểm khi làm việc nhóm cũng khiến bạn dễ trở nên kích động và cáu kỉnh nhiều hơn.
Ở một vùng đất mới nếu không có một người bạn tâm giao để chia sẻ thì chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn về mặt cảm xúc. Tất nhiên vẫn còn những người bạn cũ nhưng thực tế họ cũng sẽ có nhiều mối quan hệ mới, không thể hiểu hết hoàn toàn về vấn đề của bạn như lúc ngày xưa còn học chung. Tình trạng này kéo dài khiến các bạn sinh viên thường trong cảm giác lạc lõng buồn bã vô cùng.
4. Thói quen ăn uống thiếu khoa học
Sinh viên là đối tượng có thói quen ăn uống rất không lành mạnh như bỏ ăn sáng, ăn quá khuya hay ăn uống toàn những đồ linh tinh thiếu chất, thường sử dụng các loại thức ăn nhanh. Hậu quả là có những người tăng rất nhiều cân mà cũng có người trở nên gầy gò hơn hẳn nhưng ai cũng cảm thấy tinh thần luôn căng thẳng, stress.
Bên cạnh đó những cuộc tụ họp bạn bè cũ, làm quen với bạn bè mới cũng thường gắn liền với những buổi nhậu nhẹt bia rượu, đặc biệt ở sinh viên nam. Đặc biệt khi không có sự theo dõi quản thúc từ cha mẹ những buổi tụ họp này thường xuyên diễn ra không chỉ làm tốn kém tiền bạc mà dễ dẫn đến những vấn đề về tinh thần khác.
5. Nỗi lo tiền bạc khiến nhiều sinh viên bị stress
Là sinh viên ai mà không từng gặp cảnh đầu tháng tiêu xài xả láng nên cuối tháng phải ăn mì tôm cơ chứ. Thiếu cân đối về chi tiêu, thường xuyên tiêu xài quá mức vào việc ăn uống, sắm sửa, mua quần áo mỹ phẩm khiến bao nhiêu tiền cũng không đủ với một số bạn sinh viên. Nhiều người sẽ lựa chọn việc đi làm thêm để cải thiện cuộc sống nhưng không ít bạn trẻ chọn cách vay mượn khắp nơi để phục vụ cho các nhu cầu không chính đáng.
Nỗi lo về tiền bạc, nợ nần khiến các bạn sinh viên luôn căng thẳng sợ bị phụ huynh phát hiện nhưng nếu đi làm lại không có thời gian đi học. Chưa kể nhiều sinh viên còn dễ vướng vào những trò cờ bạc, cá độ nên đi vay mượn khắp nơi với số tiền lớn, thậm chí bán cả xe, cả laptop nhưng vẫn không đủ tiền trả. Rất nhiều trường hợp sinh viên vay mượn quá nhiều đến khi không còn khả năng trả liền túng quẫn làm liều, thậm chí là tự tử.
Mặt khác không phải ai cũng được hỗ trợ các chi phí trang trải cuộc sống đại học từ gia đình. Rất nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà các bạn phải tự mình kiếm tiền nuôi sống bản thân, đóng tiền học phí.. Áp lực học tập rồi chuyện làm thêm khiến các bạn không còn thời gian nghỉ ngơi, ăn uống tiết kiệm khiến sức khỏe ngày càng suy giảm, tâm trí lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi căng thẳng quá mức.
6. Stress ở sinh viên do vấn đề về tình cảm
Khi cha mẹ không còn quản quá nhiều như thời học sinh khiến thời sinh viên chính là thời gian tuyệt vời nhất để yêu đương. Tuy nhiên đây lại cũng là nguyên nhân gây stress, nặng hơn là trầm cảm cho rất nhiều các bạn sinh viên. Các cuộc cãi vã, chia tay không hòa bình khiến các cặp đôi vô cùng mệt mỏi. Có những người sau chia tay thường gặp những cú sốc tâm lý do yêu quá nhiều mà không thể thoát ra được và gây ra rất nhiều vấn đề về tâm lý.
7. Bị động trong cuộc sống
Nhiều bạn trẻ sinh viên chỉ gói gọn cuộc sống trong việc lên trường đi học sau đó về nhà làm bạn với máy tính, điện thoại để cày phim hay chơi game. Kỳ nghỉ cũng không về nhà mà chỉ làm bạn với máy tính khiến cuộc sống vô cùng tẻ nhạt chỉ xoay quanh bức tường. Việc thiếu sự linh hoạt, giao tiếp, thiếu vận động cũng có thể gây stress cho sinh viên.
Hướng phòng tránh stress ở sinh viên hiệu quả
Stress ở sinh viên có thể để lại nhiều hậu quả không chỉ cho tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện. Stress có thể gây ra các bệnh lý tâm thần, bệnh về dạ dày, giảm sức đề kháng, thiếu các kỹ năng xã hội. Tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên bắt nguồn từ stress rất cao và dẫn đến nhiều hệ lụy xấu khác, vì vậy cần có các biện pháp kiểm soát càng sớm càng tốt.
1. Hoạt động thể dục thể thao
Thể dục thể thao là cách tốt nhất để bạn giải tỏa những năng lượng tiêu cực ra khỏi cơ thể đồng thời còn giúp nâng cao sức khỏe tốt hơn. Dành 30 phút để chạy bộ hay chỉ cần đi bộ hằng ngày sẽ giúp bạn cảm thấy tinh thần được thoải mái hơn rất nhiều. Bạn cũng có thể tham gia các bộ môn như đá bóng hay cầu lông cũng là cách để kết nạp thêm được rất nhiều người bạn mới đấy.
Ngoài ra nếu có thời gian và điều kiện hơn bạn có thể lựa chọn các bộ môn như yoga. Đây là một bộ môn có thể cải thiện tâm trí, loại bỏ những suy nghĩ, căng thẳng khiến bạn mệt mỏi để hướng về những điều tích cực hơn. Đặc biệt với những bạn trẻ đang phải học tập và làm việc với áp lực quá lớn càng nên dành thời gian tĩnh tâm và giải tỏa căng thẳng qua yoga.
2. Sắp xếp thời gian biểu hợp lý
Việc học tập hay làm thêm cũng rất quan trọng nhưng bạn cũng đừng quên dành cho mình những ngày nghỉ ngơi được thư giãn đầu óc thật thoải mái. Khi cơ thể được nạp đầy năng lượng, tâm trí được thư giãn thì làm gì cũng đem lại kết quả tốt. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy thử “cúp” học một ngày và ngủ nướng xem, chắc chắn cũng rất thú vị đấy. Nhưng nhớ đừng cúp vào ngày kiểm tra hay những bộ môn có điểm danh nhé, bạn sẽ gặp rắc rối lớn đấy.
3. Chủ động trong việc kết bạn
Có rất nhiều cách để tìm những người bạn mới quan trọng là bạn cần phải mở lòng ra, tự tin và chủ động hơn trong các mối quan hệ bạn bè. Bạn có thể kết bạn ở lớp đại học, bạn cùng ký túc xá hay tại những câu lạc bộ bạn đang tham gia. Gặp gỡ những người bạn mới, tìm hiểu những câu chuyện về những vùng đất mới từ những người bạn sẽ đem đến cho bạn rất nhiều niềm vui. Và hơn hết là khi có ít nhất 1 người bạn để sẻ chia tâm sự thì chắc chắn tâm trạng của bạn cũng tốt hơn rất nhiều.
4. Chăm sóc cho bản thân
Tự thưởng cho mình một món quà nho nhỏ để khích lệ cho những nỗ lực của bản thân suốt thời gian qua hay ăn những món ăn ngon sau thời gian tiết kiệm cũng là cách để giải tỏa những căng thẳng stress hiệu quả. Ngoài ra các bạn cũng nên ưu tiên việc nấu ăn với đầy đủ dinh dưỡng, tránh việc bỏ bữa quá nhiều để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Là sinh viên nhưng cũng đừng quên việc làm đẹp hay chăm sóc cho chính bản thân mình. Nếu không biết trang điểm thì có thể học qua mạng, nếu không đủ tiền mua nguyên một bộ trang điểm thì chia ra mua từ từ từng phần. Làm đẹp cho bản thân còn tạo cho bạn rất nhiều các cơ hội mới cả về tình yêu hay việc làm. Mặt khác tự ngắm bản thân xinh đẹp chắc chắn bạn cũng cảm thấy vui vẻ hơn. Tuy nhiên cần chú ý phải làm đẹp đúng cách, phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu tài chính của bản thân.
5. Cân đối chi tiêu một cách hợp lý
Khi được gia đình gửi tiền, bạn nên phân chia chi tiêu một cách hợp lý, tránh để tình trạng đầu tháng ” vung tay quá trán” khiến cuối tháng phải tằn tiện thiếu thốn. Khi tự lập sẽ có rất nhiều trường hợp bất ngờ xảy ra, vì vậy nếu được bạn hãy luôn để dành một khoản nho nhỏ để phòng ngừa các trường hợp cấp bách.
Nếu cân đối được thời gian thì việc đi làm thêm cũng là một ý rất hay. Làm thêm không chỉ đem về nguồn thu nhập mà còn giúp bạn có các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội, kết bạn mới hay có nhiều kinh nghiệm hơn để phục vụ cho các công việc tương lai. Có rất nhiều công việc phù hợp để các bạn sinh viên làm thêm như phục vụ quán ăn, quán cà phê, gia sư, làm cộng tác viên viết bài.. Hoặc nếu có năng lực bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm các công việc part time đúng chuyên môn đang theo học của mình.
6. Thiết lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch học tập
Một trong những nguyên nhân khiến các bạn trẻ bị stress trong quá trình học tập là do chưa có mục tiêu rõ ràng, đi kèm với việc không có kế hoạch học tập nghỉ ngơi hợp lý. Khi không có mục tiêu hay kế hoạch, các bạn sẽ khó hoàn thành được nhưng công việc cần thiết, khó đạt được kết quả như mong đợi và dần dần còn bị mất đi động lực học, chán học, sợ học.
Thiết lập mục tiêu và xây dựng kế hoạch học tập là việc nên làm và cần làm để các bạn có được sự chủ động trong từng thời điểm. Sâu xa hơn nữa là có cho mình những mục tiêu cụ thể, những việc cần làm, có thêm động lực để tập trung vào việc học, đồng thời cũng có chế độ thư giãn, nghỉ ngơi, tránh những căng thẳng, áp lực kéo dài.
7. Tâm lý trị liệu cho sinh viên bị stress nặng
Nếu bạn bạn cảm thấy tình trạng stress, căng thằng, mệt mỏi trở nên trầm trọng hơn hoặc nó thường xuyên diễn ra, lặp đi lặp lại khi bạn gặp những áp lực, vấn đề khó khăn tương tự, bạn nên tìm đến chuyên gia tâm lý trị liệu để được giải quyết triệt để vấn đề nhé.
Tâm lý trị liệu là một giải pháp xua tan stress, căng thẳng hiệu quả, an toàn mà không cần sử dụng thuốc. Phương pháp này hiện đang được ứng dụng rất nhiều để chữa lành tâm bệnh ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc hay các nước cùng khu vực Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan…
Trên đây là những thông tin về chứng stress ở sinh viên hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với các chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm
Mình hay bị khó thở lắm, cứ có vấn đề gì hồi hộp hoặc cáu giận là sẽ bị khó thở nhất là lúc gọi lên bảng hay bạn bé chú ý đến mình, không biết như thế có phải là mình đang bị stress không ạ?
Chào bạn, Trung tâm đã nhận được thông tin của bạn tuy nhiên chưa được rõ ràng. Bạn có thể liên hệ với Trung tâm qua số hotline: (024) 2216 8008 | 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại, sẽ có chuyên gia liên hệ tư vấn và hỗ trợ thông tin cho bạn nhé.
Có khá nhiều chuyện khiến mình cảm thấy lo lắng, bực bội, căng thẳng mà mình không thể viết hết ra đây được, trung tâm có thể liên hệ tư vấn cho mình được không?
Chào bạn, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm qua số hotlien (024) 2216 8008 | 096 589 8008 để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ thông tin nhé.
Tôi đang cảm thấy mình sống không có ý nghĩa gì cả. học hành thì không ra đâu vào đâu, gia đình thì không có, người thân thì quay lưng. Không một ai cần mình, không ai hiểu mình cả thật sự là rất chán nản với cuộc đời này. Không biết có điều gì giúp tôi có động lực để tiếp tục cuộc sống không
Bạn không nên tiêu cực vậy, sẽ chẳng có lời ích gì đâu mà chỉ toàn là buồn chán mệt mỏi, bạn hãy đổi tư duy, suy nghĩ, ai cũng có hoàn cảnh khó khăn riêng, nhưng hãy lấy đó làm động lực
Bạn ở trên nói đúng đấy, cố gắng mạnh mẽ và tích cực lên bạn, rồi mọi chuyện sẽ đâu vào đó thôi, bạn nên tập trung vào học hành đừng để những thứ xung quanh ảnh hưởng nhiều
Chào bạn, cảm ơn bạn đã chia sẻ vấn đề của mình với Trung tâm. Trung Tâm luôn sẵn sàng giúp bạn giải quyết các vấn đề để bạn có 1 tâm lý vững vàng hơn. Để có thể tư vấn cho một cách chi tiết bạn có thể có thể liên hệ với Trung tâm qua số hotline: (024) 2216 8008 | 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại, sẽ có chuyên gia liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn nhé.
Chứng stress này đáng phải lưu tâm lắm, trong cuộc sống có rất nhiều áp lực nên rất dễ gây stress, nếu không để ý hay phát hiện kịp thời thì hậu quả để lại cũng khá nặng nề, chữa cũng khó nữa
Đúng rồi bác, bệnh gì cũng vậy thôi, nhẹ thì chữa nhanh khỏi còn nặng thì tốn thời gian và chi phí rất nhiều
Con gái tôi trước gần thi đại học bị mắc chứng này đây, lúc đầu không biết tôi vẫn cứ bắt ép cháu học, sau cháu bỏ ăn rất nhiều bữa rồi bị kiệt sức trên bàn học tập, tôi hốt hoảng đưa cháu nhập viện cấp cứu, được bác sĩ bảo bị chứng stress do áp lực học tập, tôi mới vỡ ra là mình chính là áp lực cho con. Xong điều trị ở viện mãi chả khỏi, kéo dài đằng đẵng mấy tháng trời bỏ cả thi cử của con, mãi khi đến trung tâm nhc việt nam mới dứt điểm được
chứng bệnh này sợ thật, cũng may kiệt sức ở nhà chứ đang đi ngoài đường mà ngã ra đấy thì không biết thế nào
Tôi muốn tư vấn cho con gái tôi, hình như tôi bắt cháu học quá nhiều nên bị stress, đợt này tôi thấy cháu hay cáu, sau khi nổi nóng ầm lên thì lại thở gấp nặng nề lắm. Tôi cũng đã giảm lịch học xuống cho cháu nhưng tình hình cháu vẫn khá là bất ổn
Chào bạn, bạn hãy để lại số điện thoại hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm qua số hotlien (024) 2216 8008 | 096 589 8008 để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ thông tin nhé.
ôi mình đang cảm thấy căng thẳng và đau đầu từ lúc sau sinh đến giờ đã 3 tuần rồi, liệu có phải mình gặp vấn đề gì không mọi người
hay lại bị trầm cảm sau sinh không biết
úi giời nghi trầm cảm sau sinh lắm, chị em sau sinh rất hay gặp phải tình trạng này, mình trước cũng bị mà tự khỏi
kéo dài vậy chắc chắn có vấn đề rồi, đi khám xem bạn
khám sớm đỡ ảnh hưởng đến gia đình con cái, bạn phải thật mạnh khỏe vì đây là lúc chăm con nhỏ nên cần giữ sức khỏe tốt
Một thời gian dài tôi ở trong trạng thái buồn chán, mất cảm xúc, tôi không biết phải làm thế nào thì trung tâm NHC và chuyên gia đã giúp tôi vượt qua khỏi trạng thái đó để giờ tôi có thể 1 tâm trạng vui vẻ và cảm giác bình an. Tôi sẽ không nói rõ các liệu trình chuyên gia trị liệu cho tôi vì đây là vấn đề bảo mật thông tin nhưng phải khẳng định rằng rất hay và tuyệt vời. Tùy vào vấn đề của mỗi người mà họ sẽ áp dụng các chương trình khác nhau nên nếu ai đang có vấn đề đừng ngần ngại hãy liên hệ với NHC chắc chắn mọi người sẽ có cảm nhận giống như tôi đấy
Chào bạn , cảm ơn bạn đã dành thời gian chia sẻ và dành tình cảm tốt cho Trung tâm. Những lời động viên của bạn là động lực cho trung tâm tiếp tục cố gắng trao giá trị cho mọi người. Nếu bạn cần hỗ trợ bất cứ điều gì hãy liên hệ trực tiếp với chuyên gia hoặc với Trung tâm qua số hotline (024) 2216 8008 | 096 589 8008 Chúc bạn và gia đình luôn khoẻ mạnh, bình an.
Đã bị stress vì bao nhiêu vấn đề rồi mà dịch bệnh lại kéo dài như này thì làm gì có ai chịu nổi. em là sinh viên bị mắc kẹt ở hà nội không về được. mỗi lần tỉnh dậy là mệt mỏi, khó chịu vô cùng. Bảo nhiêu suy nghĩ quẩn quanh trong đầu chả biết phải làm sao
Rất đồng cảm với bạn trong hoàn cảnh này, mình cũng là một sinh viên cũng đang mắc kẹt ở hà nội
hãy tập trung làm công việc gì đó khiên mình bận rôn cho quên đi hoặc thư giãn bằng phim ảnh gì bạn ạ, suy nghĩ nhiều giờ cũng không giải quyết được gì đâu. thư giãn nhiều vào bạn
Chào bạn, ai cũng có những nỗi lo, những tổn thương, những áp lực trong cuộc sống mà các vấn đề tâm lý càng để lâu sẽ càng nguy hiểm và có thể dẫn đến mất sự kiểm soát của bản thân.Nếu có bất kỳ vấn đề gì bạn có thể liên hệ với Trung tâm qua số hotline: (024) 2216 8008 | 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại, sẽ có chuyên gia liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn nhé.
em vừa thi xong là có kết quả tốt nhưng những vấn đề như đau đầu và mất ngủ vẫn cứ kéo dài với em, mà mỗi lần mất ngủ là em nghĩ rất nhiều và cũng khá tiêu cực, đọc bài viết này em hoang mang quá ạ
Chào bạn, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ với Trung tâm qua số hotline (024) 2216 8008 | 096 589 8008 để chuyên gia tư vấn trực tiếp và trao đổi cụ thể hơn vấn đề của bạn nhé
Nhờ có bài viết “Giải toả stress công việc hiệu quả tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam” trên báo nhịp sống đô thị, mà em đã tìm được nơi trị liệu chứng mất ngủ và stress kéo dài cho mẹ thôi, hiện vẫn đang trị liệu nhưng thấy kết quả cải thiện khá đáng kể, Mawcj dù không thể trị liệu trực tiếp do dịch bệnh nhưng mẹ em cải thiện vẫn tốt khi trị liệu online. Tôi cảm thấy khá tuyệt vời với phương pháp và lựa chọn của mình, cảm ơn trung tâm rất nhiều. À nhà em hết trà g9 rồi trung tâm còn hộp nào để lại cho em nhé, hết dịch em lấy ạ
thật tuyệt vời, chúc mừng mẹ bạn và gia đình bạn nhé, mình cũng đã từng trong cảm giác này, rất hiểu ạ
hay quá! cải thiện được là tốt rồi, chúc mừng chủ comment nhé
Chào bạn, cảm ơn bạn đã chia sẻ và đánh giá tốt Trung tâm. Trung Tâm vẫn còn trà và sẽ có ưu đãi dành cho bạn nhé, hẹn gặp lại bạn ở Trung tâm. Nếu cần hỗ trợ gì thêm bạn có thể có thể liên hệ với Trung tâm qua số hotline: (024) 2216 8008 | 096 589 8008 bạn nhé. Chúc bạn luôn vui vẻ và bình an.
Mình là du học sinh ở Mỹ, mình gặp rất nhiều áp lực khi ở đây, cả về học tập và đời sống sinh hoạt. Mình đã sử dụng các chất kích thích trong thời gian dài để không phải nghĩ nhiều nữa nhưng nó khiến mình ngày càng mệt mỏi, trí nhớ giảm nhiều lắm. Xin hãy giúp mình.
cho mình hỏi số liệu ở đầu bài báo ” Thống kê cho thấy cho thấy có tới 48,2% số sinh viên bị stress, trong đó có khoảng 7% là stress nặng và dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm hay lo âu..” là được lấy từ nguồn nào vậy ạ? Mình cảm ơn
Chào bạn, bài viết của Trung tâm lấy số liệu tại bài viết có tiêu đề “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress của sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Công nghệ”. Chúc bạn một ngày vui vẻ và an lành!
Tôi đang cảm thấy mình sống không có ý nghĩa gì cả. học hành thì không ra đâu vào đâu, gia đình thì không có, người thân thì quay lưng. Không một ai cần mình, không ai hiểu mình cả thật sự là rất chán nản với cuộc đời này với lại bị bệnh sợ hải rối loạn lo âu ám ảnh sợ hải hay phập phồng hay suy nghỉ lung tung hay sợ hải đầu óc mất tập trung. Không biết có điều gì giúp tôi có động lực để tiếp tục cuộc sống
Chào bạn, Trung tâm hiểu quãng thời gian này sẽ là khó khăn với bạn, nhưng trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều thứ để tìm tòi, rất nhiều người tốt và vẫn còn đam mê về một công việc nào đó trong bạn, bạn hãy tập trung vào những điều tích cực, dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi để đi chơi, du lịch đâu đó để giải tỏa bớt stress của mình đi bạn nhé!. Nếu vẫn không thể vượt qua được, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ qua số hotline của Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé!