Nỗi đau của người trầm cảm và những điều đáng sợ ngoài tưởng tượng
Nỗi đau của người trầm cảm là điều người ngoài cuộc khó lòng thấu hiểu. Đôi khi chính bản thân người bệnh cũng không hiểu vì sao họ lại cảm thấy đau khổ, chán nản, mất hứng thú với mọi thứ.
Nỗi đau của người trầm cảm – không dễ để hiểu hết
Nỗi đau của người trầm cảm là điều chúng ta không thể cảm nhận được. Sự tuyệt vọng thể hiện bên ngoài chỉ là một phần nhỏ trong sự đau khổ bên trong.
Để hiểu hơn về những nỗi đau mà người trầm cảm đang phải đối mặt, một số nghiên cứu đã đưa ra so sánh như sau:
- Trầm cảm nhẹ đau đớn giống cơn đau khi bị viêm khớp hông hay đầu gối.
- Trầm cảm có thể gây ra mức độ như cơn hen suyễn nặng, cơn đau khi bị viêm gan B, khó chịu nhức nhối như khi bị điếc hay đa xơ cứng.
- Trầm cảm nặng gây ra những cơn đau đớn như khi bị tổn thương não vĩnh viễn hay ung thư vú đã di căn.
Tâm trạng thay đổi sẽ kéo theo sự rối loạn nội tiết tố. Việc này khiến các cơ quan hoạt động kém hiệu quả, khả năng truyền và xử lý tin hiệu đau của hệ thần kinh trung ương gặp sự cố.
Do đó, người trầm cảm thấy đau đớn về cả thể xác và tinh thần. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh có mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm và bệnh tim mạch, bệnh đau đầu, bệnh dạ dày cùng hàng hoạt vấn đề thể chất khác.
Nỗi đau của người trầm cảm giống như một sợi dây vô hình, càng cố vùng vẫy sợi dây càng siết chặt hơn, khiến họ cảm thấy đau đớn đến mức không thể thở.
Đây cũng chính là lý do mà trầm cảm rất khó để tự khỏi, thậm chí có những bệnh nhân dù điều trị nhưng không có hiệu quả và nguy cơ tái diễn cao.
Nỗi đau của người trầm cảm cùng những hệ lụy không tưởng
Nỗi đau của người trầm cảm có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cả về thể xác lẫn tinh thần.
Trầm cảm làm sa sút về thể chất
Người trầm cảm luôn phải chịu những cơn đau đầu như “búa bổ”, những cơn co thắt cơ tim, nhưng cơn đau quặn bụng, cảm thấy toàn thân đau nhức như bị rút hết sinh khí.
Nguyên nhân chính là do sự rối loạn hormone, các cơ quan trong cơ thể không thể vận hành hiệu quả kéo theo sức khỏe đi xuống nhanh chóng.
Những cơn đau đớn âm ỉ, trạng thái mơ hồ thiếu tập trung khiến tinh thần người bệnh trở nên sa sút, tiêu cực và chán nản hơn.
Xa rời các mối quan hệ
Sau hàng loạt sự kiện tự tử vì trầm cảm, thế giới đã biết nhiều hơn đến sự tồn tại của căn bệnh đáng sợ này. Nhưng nhiều người vẫn đánh giá thấp ảnh hưởng của trầm cảm.
Nỗi đau của người trầm cảm khiến họ bị cô lập với thế giới. Người trầm cảm không có hứng thú với mọi thứ xung quanh, thế nên rất khó để duy trì những mối quan hệ xã hội.
Người trầm cảm rất khó tìm được người chia sẻ và thấu hiểu. Không ai hiểu được nỗi đau mà họ chịu đựng. Những câu khích lệ sáo rỗng cũng không giúp họ cảm thấy tốt hơn.
Nhiều người còn bị người khác cười nhạo, cho rằng họ đang làm quá vấn đề, do họ quá nhạy cảm, hoặc thậm chí là đang giả vờ. Những đả kích này thường dẫn đến các hành vi tiêu cực như tự sát.
Nỗi đau khiến người trầm cảm tự hủy hoại bản thân
Nỗi đau của người trầm cảm hoàn toàn có thể xuất phát từ việc họ tự ngược đãi chính bản thân mình. Ngược đãi cả về mặt tinh thần lẫn thể xác.
Họ cho rằng nỗi đau thể xác có thể lấn át đi nỗi đau tinh thần. Nhưng thức tế, hành động này chỉ làm cơ thể thêm nhiều tổn thương, chứ không làm vơi bớt đau khổ.
Có rất nhiều bệnh nhân trầm cảm mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân. Họ rạch tay, đập đầu vào tường, bứt tóc cùng hàng loạt các hành vi nguy hiểm khác nhằm khiến cho bản thân thật đau đớn.
Nguyên nhân là vì họ cảm thấy mình là người bất hạnh nhất thế gian. Họ cảm thấy bản thân không có giá trị, và không ai cần mình. Họ luôn từ chối để người khác tiếp cận.
Xem thêm: Hội chứng tự ngược đãi bản thân (Self-harm): Nguyên nhân và cách chữa trị
Cơn đau càng nghiêm trọng thì họ càng quên đi nỗi buồn phiền, tuyệt vọng của chính mình. Dần dần các hành vi của họ nặng nề hơn và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
Trầm cảm khiến cuộc sống thay đổi hoàn toàn
Nỗi đau của người trầm cảm khiến một người vui vẻ, hồn nhiên trở nên tiêu cực, sợ hãi, và cáu kỉnh. Những người tràn đầy tự tin bỗng chốc trở thành một người tự ti, nhút nhát, trốn tránh xã hội.
Cuộc sống của người trầm cảm trở nên tiêu cực. Bản thân họ không còn tha thiết gì với cuộc sống thực tại. Tiền bạc, danh vọng không còn ý nghĩa gì khi họ chỉ đang cố gắng “tồn tại” cho qua ngày.
Trầm cảm khiến người bệnh muốn chấm dứt cuộc đời
Rất nhiều bệnh nhân trầm cảm sau một thời gian dài “kêu cứu” nhưng không nhận được sự hồi đáp đã chọn cách tự kết thúc cuộc đời của mình. Tình trạng này đang ngày có xu hướng gia tăng.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến những người trầm cảm thường đi đến quyết định tiêu cực này. Mặc dù hành động đột ngột, nhưng ý định tự tử vốn đã được “nung nấu” từ trong tâm trí họ từ rất lâu.
Sự trách cứ, chê bai và thờ ơ từ những người xung quanh; cùng cảm giác cô đơn, không có giá trị khiến nỗi đau của người trầm cảm tăng lên từng ngày. Khi đạt đến giới hạn, họ sẽ chọn cách tự giải thoát.
Cách xoa dịu nỗi đau của người trầm cảm
Nỗi đau của người trầm cảm không thể biến mất nếu không được điều trị. Tuy nhiên điều trị trầm cảm cũng cần phải đúng cách, đúng đối tượng, đúng lộ trình mới có hiệu quả lâu dài, tránh nguy cơ tái phát.
Điều trị đúng cách
Với trầm cảm hiện nay đang có hai hướng điều trị chính là dùng thuốc và trị liệu tâm lý. Trong đó, điều trị tâm lý được coi là biện pháp tốt, không gây hại, và có hiệu quả cao.
Hiệu quả điều trị sẽ khác nhau trong từng trường hợp. Những nếu người bệnh tuân thủ đúng quy trình điều trị thì vẫn sẽ thu lại những chuyển biến tích cực.
Với các loại thuốc, người bệnh trầm cảm có thể phải điều trị duy trì trong khoảng 6 tháng. Đây là thời fian tồi thiểu để cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh.
Người bệnh cần đảm bảo uống đúng liều lượng, đúng cách, đúng loại, đúng thời điểm. Tự ý tăng giảm liều lượng, hay lạm dụng thuốc quá mức đều có thể khiến kết quả điều trị đi sai hướng.
Trị liệu tâm lý sẽ là phương pháp điều trị chính. Mục tiêu chính của trị liệu tâm lý giúp người bệnh thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực, thoát ra khỏi bóng đen tâm lý để hướng về phía trước.
Trị liệu tâm lý cần được thực hện bới những chuyên gia lành nghề, có nhiều kinh nghiệm. Người bệnh nên tìm đến bệnh viện hoặc những trung tâm tư vấn tâm lý uy tín để được hỗ trợ.
Tất nhiên, hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên rõ ràng không thể phủ nhận có rất nhiều người đã được xoa dịu những nỗi đau nhờ liệu pháp này.
Điểm mấu chốt chính là bản thân người bệnh cần phải thành thật với mình, thành thật với nhà trị liệu, đón nhận những thông điệp tích cực đến với bản thân mỗi ngày.
Lắng nghe họ
Nói chuyện an ủi người trầm cảm không dễ dàng, mà đôi khi có thể khiến tình trạng của họ nghiêm trọng hơn. Do đó bạn không cần khuyên nhủ hay tỏ ra đồng cảm nếu không hiểu được họ.
Chúng ta chỉ cần ngồi bên cạnh lắng nghe, một cái nắm tay động viên cũng đủ giúp họ cảm thấy ổn hơn. Hãy giúp người bệnh cảm thấy được an ủi, cảm thấy bản thân có giá trị.
Bạn cần phải thật sự kiên trì trên hành trình xoa dịu, chữa lành nỗi đau của người trầm cảm. Sự tiêu cực của người trầm cảm có thể khiến cho bạn cảm thấy nhụt chí, chán nản, thậm chí tiêu cực theo
Hãy dùng năng lượng tích cực của mình để cải thiện những cảm xúc xấu xí ở người trầm cảm. Chính sự ấm áp, thấu hiểu, yêu thương của những người xung quanh đã kết nối lại người trầm cảm với cuộc sống.
Phục hồi thể chất và tinh thần
Xoa dịu được những nỗi đau của người trầm cảm là một quá trình rất dài. Có những người chỉ trong 3- 6 tháng đã có những thay đổi tích cực, nhưng cũng có người phải mất đến 1-2 năm.
Thậm chí có những người đã khỏi nhưng vẫn tái lại, vì không duy trì được lối sống khoa học, lành mạnh. Chính vì thế, song sonh với điều trị, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống.
- Đảm bảo ngủ đủ 7- 8 tiếng mỗi ngày, không nên thức quá khuya
- Tạo thói quen tập thể dục hằng ngày
- Làm quen với thiền và yoga, đây là hai liệu pháp điều trị trầm cảm được đánh giá cao
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý với các nhóm thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây, các loại hạt, sữa, nước ép để thay thế cho các thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, bia rượu
- Học thói quen chia sẻ hoặc viết nhật ký hằng ngày.
- Làm những điều mà bạn cảm thấy hứng thú hoặc chưa từng làm bao giờ, chẳng hạn đi học nhảy, trò chuyện với một ai đó, tự nấu cho mình một ngón thật ngon
- Nụ cười của những người khác có thể là liều thuốc chữa lành cho nỗi đau của người trầm cảm. Do đó người trầm cảm có thể tham gia các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh xa căng thẳng hay những cuộc tranh luận khiến bản thân cảm thấy mệt mỏi
- Nghĩ về gia đình và những người yêu thương bạn hằng ngày để làm động lực vượt qua và tiến về phía trước
Nỗi đau của người trầm cảm là một điều khó nói thành lời bởi chỉ có bản thân người đó thấu hiểu. Tuy nhiên chính sự đồng hành và thấu hiểu từ những người xung quanh sẽ là liều thuốc chữa lành cho trái tim tổn thương của người trầm cảm.
Nếu xung quanh bạn đang có một ai đó bị trầm cảm, hãy luôn ở bên và nói rằng “bạn đã làm tốt rồi”, đó có thể trở thành một nguồn động lực lớn để họ vượt qua khó khăn này.
Có thể bạn quan tâm:
- Trầm cảm khi đi du học – Nỗi lòng những người con xa xứ
- Trầm cảm u sầu: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị
- Hậu quả (di chứng) của bệnh trầm cảm không nên xem thường
- Bài Quiz Test Kiểm Tra Trầm Cảm Online Tại Nhà Nhanh Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!