Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không? Chữa được không?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không, có chữa được không là vấn đề được rất nhiều người bệnh đặt ra. Theo nhận định của các chuyên gia, đây là dạng bệnh rối loạn tâm thần rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn thì người bệnh vẫn sẽ có khả năng kiểm soát tốt, hạn chế hệ lụy xấu.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một dạng rối loạn tâm thần thuộc nhóm rối loạn lo âu thường gặp ở rất nhiều người. Theo đó người bệnh thường bị ám ảnh, thúc đẩy bởi những suy nghĩ và dẫn tới thực hiện một hành vi cưỡng chế lặp đi lặp nào đó mà chính bản thân họ không thể kiểm soát được. Chẳng hạn họ luôn cảm thấy tay bẩn và có vi trùng nên liên tục rửa tay trong vài tiếng đồng hồ, thậm chí có thể làm trầy xước cả da tay nhưng họ vẫn cố gắng tiếp tục rửa.
Các nghiên cứu cho rằng nguyên nhân gây rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường liên quan đến yếu tố di truyền, sự tác động từ môi trường hay thiếu hụt các chất trong não bộ. Hầu hết bệnh nhân không hề cảm thấy vui vẻ hay phấn khích khi thực hiện các hành vi mang tính cưỡng chế này. Tuy nhiên nếu không thực hiện họ sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng, căng thẳng, sợ hãi đến nghẹt thở. Vậy liệu rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?
Thực tế các hành vi, suy nghĩ mang tính chất ám ảnh của bệnh nhân OCD đều chỉ xoay quanh các hoạt động đời sống hằng ngày như bắt buộc phải rửa tay hay kiểm tra đã tắt bếp chưa vì thế có thể thấy nó không quá gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Đôi khi sự ảnh hưởng của họ có thể làm phiền hay khiến người khác khó chịu, nhất là khi họ đóng vai trò quan trọng trong công ty (bệnh nhân OCD thường có khả năng tổ chức cao và cầu toàn) có thể khiến cấp dưới khá căng thẳng.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân OCD có thể bị ám ảnh bởi những suy nghĩ về tình dục, chẳng hạn như ham muốn quan hệ với trẻ em, với những người không quen biết hay với đồng nghiệp. Nếu không kiểm soát được điều này chỉ giới hạn trong mức suy nghĩ mà tiến tới hành động luôn thì họ có thể gây tổn thương đến những người xung quanh.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không thì câu trả lời là có nguy hiểm cho chính bản thân của người bệnh. Bệnh nhân khi không thực hiện được các hành vi mang tính cưỡng bức của bản thân hoặc không nhận được một lời hồi đáp thì họ sẽ luôn trong trạng thái căng thẳng lo lắng, bị dằn vặt vô cùng bức bối. Những lúc như vậy bệnh nhân có thể bị kích thích, dễ tức giận, có thể xúc phạm những người xung quanh.
Từ OCD có thể tiến tới rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như rối loạn lo âu hay trầm cảm bởi bản thân người bệnh không thể kiểm soát được những hành vi của bản thân nên luôn căng thẳng, sợ hãi, mất dần niềm tin vào chính mình. Chất lượng cuộc sống và tinh thần giảm sút khiến không ít người có xu hướng tự tử hay thậm chí là làm hại người khác.
Nói chung với băn khoăn rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không thì câu trả lời là có, tuy nhiên mức độ nguy hiểm không nằm ở việc giảm chức năng vận động hay gây tử vong mà liên quan đến sức khỏe tinh thần và đời sống của bệnh nhân. Người bệnh cần phải tiến hành thăm khám sớm để xác định chính xác tình trạng bệnh và có hướng kiểm soát kịp thời.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có chữa được không?
Một số bệnh nhân hoàn toàn có thể hiểu được rằng những nỗi sợ hãi, ám ảnh của họ là vô lý vì thế họ sẽ cố gắng tìm cách để kiểm soát những suy nghĩ của mình và có thể chữa trị khá tốt. Tuy nhiên cũng có nhiều người tin rằng những niềm tin của họ là đúng đắn và họ từ chối việc điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cho biết bệnh OCD và các chứng rối loạn tâm thần khác đa phần đều rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Hầu hết việc dùng thuốc hay kể cả phẫu thuật cũng đều không thể chữa trị triệt để OCD. Can thiệp trị liệu tâm lý sớm cho bệnh nhân OCD có thể làm thuyên giảm triệu chứng phần nào, giúp kiểm soát được các hành vi không phù hợp để người bệnh có cuộc sống tốt hơn.
Việc điều trị OCD là một quãng đường rất dài, đòi hỏi cần có sự quyết tâm cố gắng của chính bản thân người bệnh. Quá trình điều trị cần được kết hợp giữa nhiều yếu tố, thậm chí phải kéo dài suốt cuộc đời. Rất nhiều bệnh nhân sau khi ngưng thuốc hay ngưng trị liệu đều có dấu hiệu tái phát các triệu chứng trầm trọng trở lại.
Mặc dù không thể loại bỏ bệnh tận gốc nhưng việc tiến hành trị liệu vẫn vô cùng quan trọng để giúp người bệnh có cuộc sống ổn định hơn. Người bệnh OCD vẫn có thể kết bạn, sinh hoạt và làm việc như bình thường nếu được can thiệp điều trị sớm. Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị từ bác sĩ, thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn để kiểm soát nguy cơ tái phát các triệu chứng.
Trên đây là một số chia sẻ giúp giải đáp băn khoăn rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không, có chữa được không. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Ngay khi phát hiện thấy bản thân có các vấn đề bất thường về tâm lý, tâm thần bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám tại bệnh viện để sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời, tránh những hệ lụy xấu khác.
Có thể bạn quan tâm
- Nỗi ám ảnh sợ quá khứ và cách vượt qua
- Lo âu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
- Hội chứng sợ đám đông là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!