Hội chứng sợ đám đông: Nguyên nhân và cách khắc phục
Hội chứng sợ đám đông là một dạng rối loạn lo âu khiến người bệnh không có cảm giác an toàn khi ở những nơi công cộng, đông người.
Hội chứng sợ đám đông là gì?
Hội chứng sợ đám đông còn được gọi là hội chứng sợ nơi công cộng. Những đối tượng bệnh thường có cảm giác lo sợ, hoảng loạn khi ở nơi có nhiều người.
Hội chứng này là một dạng rối loạn lo âu thường gặp. Người bệnh luôn cảm thấy bất an khi phải đến những nơi công cộng, đặc biệt là những chỗ đông người. Họ luôn mong muốn có người đồng hành.
Người bị hội chứng sợ đám đông sẽ có triệu chứng đặc trưng bởi sự sợ hãi đối với những vấn đề sau:
- Khi đứng xếp hàng hoặc xuất hiện ở nơi đông người.
- Ở những không gian mở như các cây cầu, bãi đỗ xe, trung tâm thương mại lớn,…
- Những không gian kín như thang máy, rạp chiếu phim, các tiệm tạp hóa nhỏ,…
- Di chuyển bằng những phương tiện công cộng như tàu hỏa, xe khách, máy bay,…
Nhiều trường hợp nỗi sợ lớn đến mức khiến cho người bệnh không dám bước chân ra khỏi nhà. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Xem thêm: Bài Test hội chứng sợ đám đông – Sợ giao tiếp xã hội
Nguyên nhân gây nên hội chứng sợ đám đông
Các chuyên gia cho biết rằng, hội chứng sợ đám đông có thể hình thành khi còn bé. Những biểu hiện rõ nét xuất hiện ở tuổi dậy thì, hoặc khoảng trước 35 tuổi.
Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn có thể xuất hiện ở những đối tượng lớn tuổi hơn. Hội chứng sợ đám đông có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như:
- Người có tính cách lo lắng hay thường xuyên cảm thấy bất an.
- Đối tượng bị rối loạn hoảng sợ, hoặc mắc phải các chứng ám ảnh khác.
- Trong gia đình có người thân từng bị hội chứng sợ đám đông
- Đã từng trải qua một hoặc nhiều sự kiện gây căng thẳng, hoảng loạn
- Từng chứng kiến những cảnh tượng kinh khủng liên quan đến đám đông
Người bệnh cảm thấy hoảng sợ và không an toàn khi ở nơi đông người. Họ cảm thấy bản thân bị đe dọa, không an toàn, và có thể gặp những chuyện không may khi ở nơi đông người.
Biểu hiện của người mắc phải hội chứng sợ đám đông
Khi ở nơi đông người hay không gian kín, người bệnh thường cảm thấy sợ hãi. Họ sợ rằng bản thân gặp nguy hiểm, đe dọa, và mắc kẹt ở đó. Họ có cảm giác rằng mình không thể chạy thoát.
Một số dấu hiệu nhận biết đặc trưng về hội chứng này bao gồm:
- Nhịp tim tăng nhanh
- Tức ngực hoặc đau ngực
- Người đổ nhiều mồ hôi
- Chóng mặt, choáng váng
- Khó thở hoặc có cảm giác như bị nghẹt thở
- Cảm thấy bị mất kiểm soát
- Tay chân run rẩy, tê cứng hoặc ngứa ran
- Đột ngột ớn lạnh hoặc ra nhiều mồ hôi
- Cảm giác sắp chết, ngất xỉu
Những đối tượng bị hội chứng sợ đám đông có thể bị cản trở về mặt giao tiếp, làm việc không hiệu quả. Họ gặp khó khăn trong việc tham gia các sự kiện quan trọng hoặc quản lý, sắp xếp công việc lặt vặt.
Biến chứng và chẩn đoán hội chứng sợ đám đông
Các triệu chứng của bệnh nếu không được khắc phục kịp thời sẽ cản trở đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân không thể bước chân ra khỏi nhà.
Họ có thể ở nhà nhiều năm liền, không tiếp xúc hoặc gặp gỡ với bất kì bạn bè, người thân nào. Cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày cũng dần phụ thuộc vào người khác.
Hội chứng sợ đám đông có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn tâm lý như trầm cảm, rối loạn nhân cách,… Người bệnh có thể lạm dụng bia rượu, các chất kích thích hoặc gây nghiện để vượt qua ám ảnh.
Chẩn đoán hội chứng sợ đám đông
Để ngăn chặn nguy hiểm, hội chứng này cần được phát hiện và chẩn đoán sớm. Hội chứng sợ đám đông được chẩn đoán thông qua những tiêu chí sau:
- Nỗi sợ hãi, lo lắng vượt quá mức độ nguy hiểm mà tình huống có thể gây ra.
- Những triệu chứng của bệnh thường sẽ duy trì và kéo dài ít nhất 6 tháng.
- Cảm giác lo lắng, bất an và hành vi tránh né gây nhiều bất tiện trong cuộc sống, công việc.
- Người bệnh cảm thấy hoảng sợ khi tiếp xúc, hoặc nghĩ đến đám đông
- Nỗi sợ không chịu ảnh hưởng của bệnh lý khác, hoặc liên quan đến rượu, bia, chất kích thích,…
Ngoài ra, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ dựa trên bệnh sử, hoặc một vài xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, chuyên gia sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Cách khắc phục hội chứng sợ đám đông
Trong quá trình điều trị, người bệnh bắt buộc phải đối diện trực tiếp với những nỗi sợ hãi của mình. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ tiến hành tâm lý trị liệu và dùng thuốc bỗ trợ để tăng hiệu quả.
1. Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là biện pháp trị liệu chính cho hội chứng sợ đám đông. Đây là phương pháp hướng đến việc trò chuyện, giao tiếp giữa chuyên gia tâm lý và người bệnh.
Bệnh nhân sẽ được gặp gỡ các chuyên gia và chia sẻ, tâm sự về những vấn đề mà bản thân đang gặp phải. Từ đó, họ sẽ cùng nhau đưa ra hướng giải quyết và khắc phục những nỗi lo sợ đối với các tình huống.
- Liệu pháp tiếp xúc: Liệu pháp này giúp người bệnh làm quen với nỗi sợ hãi bằng cách tiếp xúc trực tiếp. Người bệnh sẽ dần được tiếp xúc với những tình huống gây sợ hãi cho đến khi nỗi sợ biến mất. Mức độ tiếp xúc sẽ từ nhẹ đến nặng.
- Liệu pháp nhận thức hành vi: Liệu pháp này còn được gọi là CBT (Ognitive Behavioral Therapy). Các chuyên gia tâm lý sẽ hỗ trợ người bệnh hiểu rõ các chứng rối loạn cảm xúc của chính mình. Nhờ đó mà người bệnh có thể vượt qua được cảm giác lo sợ, căng thẳng bằng cách suy nghĩ và hành động tích cực hơn.
2. Sử dụng thuốc hỗ trợ
Nếu người bệnh sợ hãi quá mức, không thể kiểm soát cảm xúc, hành động của bản thân, bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn để cải thiện triệu chứng. Những loại thuốc thường được sử dụng như:
- Thuốc chống trầm cảm SSRIs: duloxetine (Cymbalta), venlafaxine (Effexor).
- Thuốc chống trầm cảm SNRIs: fluoxetine (Prozac), paroxetine (Paxil).
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: nortriptyline (Pam Bachelor), amitriptyline (Elavil).
- Thuốc chống lo âu: clonazepam (Klonopin), alprazolam (Xanax).
Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của chuyên gia. Người bệnh không được tự ý tăng giảm liều dùng, hoặc ngưng sử dụng thuốc đột ngột.
Khi điều trị, người bệnh không nên sử dụng thêm các loại thảo dược, hoặc thực phẩm chức năng khác khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
3. Thay đổi lối sống
Lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm bớt những nỗi lo sợ, đồng thời nâng cao sức khỏe. Đây là cách khắc phục hội chứng sợ đám đông hiệu quả.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao: Vận động mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Ăn uống khoa học và lành mạnh: Chế độ ăn uống giúp cải thiện tâm trạng. Chú ý ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt,… Hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm béo, các đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ trọn vẹn giúp cơ thể được nghỉ ngơi và lấy lại nguồn năng lượng. Nghỉ ngơi đúng lúc giúp bạn khống chế cảm xúc, hạn chế những cảm giác lo sợ, hoảng loạn.
- Dành thời gian để thư giãn: Người bệnh không nên cố gắng làm việc quá sức, dành thời gian để thư giãn sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể áp dụng các bài tập hít thở, thiền định, yoga để giảm bớt sự lo lắng, bất an.
Hiện nay, hội chứng sợ đám đông vẫn chưa có phương pháp khắc phục triệt để. Tuy nhiên các biện pháp hỗ trợ vẫn giúp cho người bệnh giảm bớt các sự lo lắng, hoảng loạn của mình.
Người bệnh nên cố gắng đối mặt với những tình huống sợ hãi để dần thích nghi và cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Tốt nhất nên đến gặp chuyên gia càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâ
- Phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật
- Rối loạn lo âu ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị
- Hội chứng sợ bị người khác nhìn: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Hội chứng sợ không gian hẹp: Nguyên nhân và cách khắc phục
chứng này nghe lạ thế
mình tưởng sợ đám đông là do nhút nhát thôi chứ nhỉ, có hẳn cả hội chứng này luôn á
nó là một chứng điển hình của chứng rối loạn lo âu đấy bạn
thế ạ, giờ em mới biết, chứ không đọc bài viết này chắc không biết luôn
công nhận giờ nhiều hội chứng mới thế
ừ đấy, mình mới biết về chứng này, chứ trước là chưa nghe bao giờ ý
lạ gì chứng này, trẻ con là thường hay mắc phải chứng này nhất, tại bạn không để ý thôi
nhiều người họ sợ đám đông thật mà bạn, không phải do nhút nhát đâu, do tâm lý người ta bất ổn nên vậy đó
em thì không được tự tin khi đứng trước đông người, không biết có phải mắc hội chứng này không
không tự tin trước đám đông là chuyện bình thường mà, tại do lo lắng về nhiều ánh mắt nhìn nên thế thôi chứ không phải mắc chứng kia đâu
vậy ạ, em đọc bài viết mà cứ tưởng mình gặp phải hội chứng này
chứng sợ đám đông là bạn sợ đến chỗ đông người kiểu như siêu thị, trung tâm thương mại, sự kiện đông người vv… ý, còn kia là do bạn không tự tin rồi, rèn luyện chút là hết thôi
vâng, em hiểu rồi ạ, chắc phải rèn luyện nhiều chứu đứng trước 5 người em đã nói lắp bắp rồi
bạn cứ luyện thuyết trình trước điện thoại vài lần là hết nhớ, không phải lo đâu
vâng cảm ơn bạn
bố mẹ quản chặt con cái nhiều quá khiến con trở nên nhút nhát cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chứng này đấy
ừ, nhiều bố mẹ quản con không cho ra ngoài, tiếp xúc với ai rồi ép con học học và học đâm ra thành sợ, chả biết bên ngoài thế nào trông như đưa trẻ lên 3 vậy
ngay gần nhà tôi có đứa bé mà mỗi lần ra ngoài cùng mẹ là đứng nép sau lưng mẹ, đi cứ bẽn lẽn, mẹ dừng lại nói chuyện với người khác thì cứ đứng núp thôi
chỗ khu chung cư tôi, ngay nhà bên cạnh này, bố mẹ quản chặt, con cứ ra ngoài chơi là không cho, trốn ra ngoài không nghe là đánh, mắng, suốt ngày chửi bới về việc học, thành ra nó trở nên nhút nhát, mấy lần tôi sang chơi nó nhìn thấy tôi như thấy cọp ý
con em mà mắc chứng này thì sao mà đi học được chứ
thế thì phải đi chữa nhanh ý, để lâu dài ảnh hưởng cả tương lại đứa trẻ
chứng này nên điều trị bằng thuốc hay tâm lý thì ok hơn ạ
theo mình thì nguyên nhân do tâm lý là nhiều nên điều trị tâm lý sẽ tốt hơn bạn nhé
ok vậy để mình liên hệ với trung tâm, cảm ơn bạn
trước mình thì bị rối loạn lo âu ở dạng suy nghĩ nhiều nên mất ngủ, được đến trung tâm trị liệu và được trực tiếp chị Yến hỗ trợ, chị chia sẻ và hướng dẫn rất tỉ mỉ, chị cũng chắc về lời nói và từng bước mình cải thiện chị đều khen và nói ra cho mình biết, điều này làm mình cảm thấy rất hứng thú và nỗ lực, cuối cùng sau liệu trình trị liệu mình đã hoàn toản ổn định về mặt tâm lý, thậm chị yêu cuộc sống hơn trước. Rất cảm ơn chị Yến đã hỗ trợ và giúp đỡ em trong thời gian trị liệu, Chúc chị và Trung tâm luôn thành công, trao giá trị và năng lượng tích cực cho thật nhiều người hơn nhé
Chào bạn, cảm ơn bạn đã chia sẻ và đánh giá tốt Trung tâm, Trung tâm sẽ cố gắng nỗ lực trao thật nhiều giá trị tích cực cho nhiều người hơn nữu. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và tràn đầy niềm vui cuộc sống
bé nhà em mới 4 tuổi nhưng rất sợ người lạ, sợ chỗ nhiều người nên gia đình đi đâu chơi cũng phải chọn chỗ vắng để đi, đi chỗ đông bé cứ khóc vì sợ thương lắm, có cách nào giúp không ạ
bạn thử hỏi gia đình xem trước đây có ai cũng sợ đám đông không
mình đã hỏi và thấy bà mình bảo ông mình ngày xưa cũng vậy, nhưng bà chỉ nghe cụ kể lại thôi ạ, không biết phải không
vậy là đúng rồi, đọc bài viết đi bạn, có yếu tố di truyền đấ, này bố mẹ cần hết sức quan tâm, đợi lớn chút đưa đi trị liệu tâm lý, chứ giờ dùng thuốc cũng sợ, bé còn nhỏ nữa
thương quá, tuổi còn bé đã bất ổn rồi
E rất sợ đi ra giữa nơi đông người ,mỗi lần nói chuyện có giảm giác có ai đang nhìn ,rồi e mất tập trung ,tay chân run rẩy nói lắp bắp..
Vậy có cách nào để khắc phục nỗi sợ đó ko an?
Chào bạn, để khắc phục chứng sợ đám đông thì cần phải tìm hiểu rõ nguyễn nhân mà gậy nên tình trạng sợ đám đông từ đó mới có thể đưa ra cách giải quyết tốt nhất cho bạn. Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn có thể liên hệ tới số hotline của Trung tâm 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại sẽ có chuyên gia liên hệ tư vấn cho bạn.