Rối loạn phân ly là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Rối loạn phân ly là một loại bệnh rối loạn tâm thần thường xuất hiện ở phụ nữ. Bệnh lý này có các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng và xuất hiện không rõ nguyên nhân. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán, phát hiện bệnh và lên phác đồ điều trị.
Rối loạn phân ly là gì?
Rối loạn phân ly là tình trạng mất liên kết giữa suy nghĩ, ký ức, môi trường, hành động và phản ứng cá nhân. Đây là một trong những dạng rối loạn thần kinh không tự chủ. Người mắc bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những nguy hại cho sức khỏe và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, rối loạn phân ly thường phát triển như một phản ứng chấn thương. Nó gây ra các rối loạn về nhận thức, hành động, trí nhớ mà người bệnh không thể hiểu rõ nguyên nhân. Khi thực hiện các biện pháp thăm khám lâm sàng cũng như xét nghiệm đều không thể xác định được yếu tố tác động rõ ràng.
Thông thường, rối loạn phân ly thường xuất hiện sau khi bạn gặp phải các sang chấn về tâm lý như các vấn đề về công việc, học tập hoặc mâu thuẫn trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Những sang chấn này sẽ gây ra sự lo sợ, tức giận hoặc thất vọng quá mức chịu đựng, lúc này cơ chế của cơ thể sẽ được kích thích để ngăn ngừa tổn thương do tâm lý gây ra.
Theo đó, sự tác động của sang chấn tâm lý khiến cho võ nào không thể tự điều khiển và lâm vào trạng thái ức chế. Lúc này, hoạt động của vùng dưới vỏ bị kích thích hoạt động nhiều hơn và gây ra tình trạng rối loạn phân ly. Trong một số trường hợp sang chấn tâm lý có thể gây ra phản ứng dây chuyền. Đó là khi trong một tập thể có 1 người bị nó sẽ rất dễ lây lan và gây ra rối loạn phân ly tập thể.
Biểu hiện rối loạn phân ly
Rối loạn phân ly thường có những biểu hiện rất đa dạng, phổ biến và thường có kết thúc khá đột ngột. Người mắc bệnh thường có thể thuyên giảm sau vài tháng, vài tuần, thậm chí là một vài ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát trở lại và gây ra tình trạng sang chấn tâm lý.
Một số dấu hiệu nhận biết rối loạn phân ly có thể kể đến như:
- Người bệnh có thể mất đi trí nhớ về một số sự việc trong khoảng thời gian nhất định về sự kiện, con người hoặc thông tin cá nhân.
- Cảm thấy hành động không lệ thuộc vào điều khiến của bản thân hoặc cảm xúc của chính mình.
- Tri thức về những con người và môi trường xung quanh bị sai lệch, biến dạng và trở nên không thật.
- Trở nên căng thẳng trong các mối quan hệ xung quanh, có cảm giác mờ nhạt về nhận định.
- Xuất hiện các biểu hiện trầm cảm, lo âu và mất khả năng đối phó khi xúc động hoặc căng thẳng.
Nguyên nhân gây rối loạn phân ly
Đến nay, vẫn chưa có kết luận chính xác nhất về nguyên nhân gây ra chứng rối loạn phân ly. Hầu hết các dấu hiệu của bệnh đều xuất hiện sau khi xảy ra các sự kiện sang chấn tâm lý hoặc khi mắc phải các vấn đề căng thẳng quá lâu mà không được giải quyết. Hiện nay chưa có bằng chứng xác thực khẳng định bệnh là do tổn thương não bộ, vì thế nó thường được gọi là bệnh lý chức năng.
Nguyên nhân gây ra rối loạn phân ly có thể kể đến như:
1. Sang chấn tâm thần
Sang chấn tâm thần có thể khiến người bệnh trở nên lo lắng và sợ hãi tột độ, bên cạnh đó là dấu hiệu tức giận quá mức và thất vọng nặng nề. Những mức độ sang chấn có thể nhận thấy rõ nhất qua bệnh tâm căn suy nhược vì nó thường có tính chất tác động mạnh. Tuy nhiên, trường hợp này thường khó tìm thấy vì nó chỉ xảy ra với những đối tượng đã mắc bệnh lâu và tái phát lâu ngày.
2. Một số nhân tố khác
Nguyên nhân gây rối loạn phân ly ngoài do sang chấn tâm thần gây ra thì nó còn xuất hiện do chịu tác động của các yếu tố như:
- Nhân cách yếu: Thông thường, những người mắc phải tình trạng này thường là do tác động của hoàn cảnh hoặc phương pháp giáo dục. Theo đó, người bệnh sẽ hình thành tính cách tiêu cực như thiếu tự chủ, thiếu kiềm chế bản thân, thích chiều chuộng, phô trương hoặc lý tưởng không vững.
- Tác động từ môi trường: Một số nhân tố từ môi trường có thể làm cho hệ thần kinh bị tác động và trở nên suy yếu. Lâu dần, nó sẽ có tác động lên vỏ não và gây ra tình trạng nhiễm trùng, chấn thương sọ não, kiệt sức,…
Điều trị rối loạn phân ly như thế nào?
Điều trị rối loạn phân ly muốn mang lại hiệu quả cao nhất bạn sẽ được tiến hành các liệu pháp tâm lý, trong đó phương pháp tâm lý ám thị được xem là một trong những cách có thể nhanh chóng mang lại kết quả cải thiện tinh thần nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bạn cũng nên kết hợp với việc nâng cao thể trạng và bồi dưỡng nhân cách để bệnh tiến triển nhanh chóng hơn.
Tạo ra một môi trường sống lành mạnh, vui vẻ là một trong những việc làm cần thiết để tinh thần người bệnh nhanh chóng ổn định. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với việc nghe nhạc, chơi thể thao, lao động, thư giãn, luyện tập,…
Còn đối với các trường hợp bệnh nặng hơn, bạn có thể tiến hành song song việc dùng thuốc với phương pháp châm cứu, bấm huyệt,… để điều trị giúp bệnh thuyên giảm và mất các triệu chứng rối loạn chức năng.
Trong quá trình sử dụng các liệu pháp điều trị tâm lý để khắc phục bệnh, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn nên tuân theo một số lưu ý sau đây:
- Hầu hết các liệu pháp được giới thiệu chỉ có tác dụng trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh. Nếu muốn điều trị từ nguyên căn thì bạn nên có biện pháp dụng lâu ngày.
- Trong quá trình điều trị không nên có thái độ xem thường bệnh nhân, điều này có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Không nên quá chiều chuộng hoặc xuất hiện tình trạng lo lắng theo bệnh nhân vì điều này có thể khiến cho bệnh nhanh tiến triển theo hướng tiêu cực.
Phòng ngừa hiệu quả rối loạn phân ly
Nếu được phòng bệnh một cách hiệu quả thì rối loạn phân ly không còn là mối lo của nhiều người. Việc này có ý nghĩa trong việc bảo vệ sức khỏe tinh thần, tránh những tác động gây tổn thương não bộ có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây để ngăn ngừa chứng rối loạn phân ly:
- Đối với trẻ nhỏ nên luyện tập cho trẻ tính cách tự lập từ nhỏ, hướng trẻ đến những suy nghĩ tích cực. Dạy trẻ cách yêu thương, chia sẻ và dám đương đầu với những khó khăn, thất bại trong cuộc sống.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, chú trọng trong việc bổ sung các loại rau xanh và khoáng chất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời, nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá vì chúng có thể gây ra những kích thích không tốt gây hại đến hoạt động của não bộ.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao hoặc tham gia vào các câu lạc bộ ca, múa, nhạc để giải tỏa tinh thần trước những căng thẳng trong cuộc sống.
- Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh là việc quá sức hoặc thức đêm quá nhiều. Nếu gặp phải các áp lực, bạn có thể tâm sự với bạn bè hoặc người thân để được giải tỏa một cách hiệu quả nhất.
Hy vọng những thông tin về rối loạn phân ly trên đây đã có thể giúp bạn nhận biết và có phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả. Bệnh lý này trên thực tế chiếm tỷ lệ rất thấp trong dân số hiện nay và có thể không gây nguy hại đến tính mạng. Tuy nhiên bạn không nên xem thường mà cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị ngay khi có những triệu chứng đầu tiên.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh tâm thần phân liệt có nguy hiểm không? Chữa được không?
- Rối loạn thần kinh thực vật: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Rối loạn thần kinh chức năng là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị
- Bệnh tâm thần phân liệt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!