Cảnh giác với chứng rối loạn tiền đình ở người cao tuổi
Chứng rối loạn tiền đình ở người cao tuổi tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Trường hợp bệnh không được kiểm soát và ngăn chặn kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, trầm cảm, tai biến mạch máu não,…
Hội chứng rối loạn tiền đình hiện nay xuất hiện khá phổ biến và không loại trừ bất cứ độ tuổi nào. Trong số đó, tỷ lệ người trưởng thành và cao tuổi chiếm đông đảo. Theo một nghiên cứu tại nước Đức cho biết rằng, hàng năm có đến khoảng 7,4% người bị rối loạn tiền đình ở độ tuổi trưởng thành và cao gấp 3 lần đối với những người cao tuổi.
Vì thế mà căn bệnh này còn được xem là bệnh tuổi già, nó có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, trầm cảm, đãng trí Alzheimer hoặc nguy hiểm hơn là tử vong. Do đó, ngay khi nhận thấy những triệu chứng của bệnh, bạn cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị tốt nhất.
Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn tiền đình ở người già
Cũng giống như các đối tượng bị bệnh khác, tình trạng rối loạn tiền đình ở người già sẽ xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đau đầu, mất thăng bằng, mất ngủ,…Các chuyên gia nhận thấy rằng, những triệu chứng của bệnh có thể đột ngột xuất hiện và tái phát nhiều lần sau đó.
Một số dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn tiền đình ở người cao tuổi như:
- Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
- Xuất hiện cảm giác buồn nôn, chân tay run rẩy.
- Bị mất thăng bằng ngày cả khi đổi tư thế ngồi, dáng đi chao đảo, choáng váng.
- Rất khó để tập trung.
Khi tình trạng bệnh mới phát, các biểu hiện còn nhẹ thì người bệnh vẫn có thể di chuyển và thực hiện các công việc hàng ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bệnh không được kiểm soát và can thiệp kịp thời sẽ khiến cho bệnh tình tiến triển nặng hơn, người bệnh phải nằm hoặc ngồi bất động một chỗ để tránh tình trạng mất ý thức.
Thông thường, tình trạng rối loạn tiền đình ở người cao tuổi sẽ diễn biến nhanh và nặng hơn. Bởi vì sức khỏe và các hoạt động trong cơ thể đã bị lão hóa và không còn sức dẻo dai có thể chịu đựng được bệnh trong khoảng thời gian dài. Vì thế, người bệnh cần phải tiến hành kiểm tra và thực hiện những xét nghiệm cần thiết để sớm phát hiện ra bệnh.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người cao tuổi
Khi tuổi tác càng cao đồng nghĩa với việc sức khỏe sẽ càng yếu đi, các cơ quan trong cơ thể, hệ thần kinh sẽ bị suy giảm rõ rệt. Vì thế, chứng rối loạn tiền đình cũng sẽ dễ dàng xuất hiện và phát triển mạnh mẽ hơn. Các chuyên gia cho biết rằng, căn bệnh này có thể đến từ một số nguyên nhân phổ biến như sau:
- Thời tiết thay đổi: Thông thường khi thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh sẽ dễ khiến người già xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
- Tác động từ tâm lý: Những người lớn tuổi thường xuyên lo lắng, căng thẳng, stress, mất ngủ kéo dài sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình.
- Lạm dụng nhiều loại thuốc tây: Sức khỏe người cao tuổi thường khá yếu, hệ miễn dịch cũng suy giảm nên dễ xuất hiện các bệnh lý của tuổi già. Một số loại thuốc giảm đảm, lợi tiểu, kháng sinh,…nếu sử dụng lâu ngày cũng sẽ gây ra rất nhiều các tác dụng phụ.
- Thiếu máu não: Đây cũng được xem là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng rối loạn tiền đình ở người cao tuổi. Thường sẽ dễ gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc những đối tượng bị thiểu năng tuần hoàn máu não.
- Bệnh huyết áp: Những đối tượng người cao tuổi có bệnh về huyết áp như huyết áp cao hoặc thấp sẽ có nhiều khả năng mắc phải chứng bệnh này hơn so với người bình thường.
- Rối loạn lipid máu: Tình trạng rối loạn tiền đình ở người cao tuổi sẽ dễ gặp hơn đối với những bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ.
- Các vấn đề về thần kinh: Các bệnh lý như u dây thần kinh, viêm dây thần kinh,..cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiền đình.
- Tổn thương hệ thống cơ xương: Khi người già gặp phải các vấn đề như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa cột sống sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chán ăn, ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng, sử dụng nhiều rượu bia, các chất kích thích sẽ làm cho các triệu chứng của rối loạn tiền đình dễ xuất hiện.
Cảnh giác với chứng rối loạn tiền đình ở người cao tuổi
Các triệu chứng của rối loạn tiền đình ở người cao tuổi sẽ xuất hiện đột ngột, kéo dài trong khoảng vài ngày và dễ bị tái phát trở lại. Nếu tình trạng bệnh không được kiểm soát và điều trị triệt để sẽ khiến cho bệnh tình chuyển biến nặng hơn, nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, cụ thể:
- Dễ té ngã, chấn thương
Khi những triệu chứng như choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, đi đứng không vững thường xuyên xuất hiện sẽ khiến cho người già dễ bị té, tay chân dễ gặp phải các chấn thương, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến sọ não.
Ngoài ra, tình trạng rối loạn tiền đình ở người cao tuổi có thể khiến cho người bệnh trở nên mệt mỏi, uể oải, không có sức sống, thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc và suy nhược hệ thần kinh.
- Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Từ những biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình như hoa mắt, ù tai, chóng mặt, khó khăn trong việc di chuyển sẽ làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống. Lâu dần sẽ xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy chán nản, tuyệt vọng và có nhiều nguy cơ mắc phải chứng bệnh trầm cảm.
- Đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não
Trong một số nghiên cứu đã khẳng định rằng, tình trạng rối loạn tiền đình ở người cao tuổi có thể gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi và chuyển hóa chất bên trong cơ thể. Bệnh còn làm gián đoạn và suy giảm quá trình di chuyển oxy và máu lên não bộ. Đây chính là một trong các nguyên nhân khiến cho người già dễ bị đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não.
Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình ở người cao tuổi
Sau khi tiến hành thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thì các bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra phác đồ điều trị phù hợp đối với từng bệnh nhân. Một số phương pháp có thể áp dụng cho người bệnh rối loạn tiền đình ở tuổi già như:
1. Sử dụng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây để điều trị chứng rối loạn tiền đình ở người cao tuổi thường sẽ được áp dụng nhiều bởi nó có thể kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc thường sẽ được chỉ định sử dụng như Duxil, Ginkgo biloba, Flunarizine,…
Tuy nhiên, những loại thuốc Tây cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây nên các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua về sử dụng khi chưa có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của chuyên gia. Trong quá trình dùng thuốc cần đảm bảo thực hiện đúng về liều lượng, thời gian để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu người bệnh có xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần thông báo ngay với chuyên gia để được ngăn chặn kịp thời.
2. Áp dụng các bài thuốc Đông y
Rối loạn tiền đình theo Đông y là một trong các chứng huyễn vựng xuất phát chủ yếu từ việc suy nhược cơ thể trong thời gian kéo dài là cho thận hư, khí huyết kém, máu khó lưu thông lên não bộ. Các bài thuốc Y học cổ truyền hỗ trợ chữa bệnh sẽ tập trung vào việc điều trị tận gốc, giúp bệnh nhân loại bỏ các triệu chứng khó chịu.
Một số bài thuốc có thể giúp cải thiện bệnh như Định huyễn thang, Kỷ cúc địa hoàng hoàn, Chỉ huyễn trừ vựng thang, Nhị căn thang, Thiên ma câu đằng thang,…Ưu điểm của phương pháp này đó chính là sự lành tính, bởi các nguyên liệu đều chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên đảm bảo an toàn, ít gây tác dụng phụ cho người dùng. Tuy nhiên, các bài thuốc này cần có thời gian dài để phát huy công dụng, vì thế người bệnh cần kiên trì sử dụng để giúp bệnh tình cải thiện tốt hơn.
3. Áp dụng các bài tập hỗ trợ
Song song với các phương pháp điều trị bằng thuốc Tây hoặc Đông y thì người bệnh cũng cần phải kết hợp với việc áp dụng những bài tập hỗ trợ ngay tại nhà.
- Luyện mắt: Người bệnh hướng mắt nhìn thẳng và tập trung vào một điểm hoặc một vật cố định nào đó trong khoảng 15 giây.
- Vẫy tay: Bệnh nhân đứng thẳng người, lưng giữ thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay từ từ đưa về phía trước mặt, sau đó vung tay mạnh về phía sau, thực hiện động tác nhiều lần.
- Nằm nghiêng: Người bệnh ngồi thẳng lưng, mặt xoay khoảng 45 độ, giữ nguyên tư thế và từ từ nằm xuống.
- Tập yoga: Các bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình khá đơn giản và có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Những đối tượng người lớn tuổi có thể lựa chọn những bài tập phù hợp với sức khỏe để rèn luyện mỗi ngày.
- Đi bộ: Đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày cũng là cách giúp cải thiện sức khỏe hệ thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể dẻo dai hơn.
4. Thay đổi chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh cũng sẽ giúp cho chứng rối loạn tiền đình ở người cao tuổi được mau chóng thuyên giảm. Người bệnh nên chú ý một số điều sau để có thể thiết lập thực đơn ăn uống tốt nhất.
- Lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin A, B6, B3, C, D, E, axit folic để bổ sung mỗi ngày.
- Uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất là khoảng 2 lít nước/ ngày.
- Lựa chọn nhiều loại rau xanh và hoa củ quả tươi để thêm vào thực đơn ăn uống.
- Ăn đủ bữa, tuyệt đối không được bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.
- Không ăn quá nhiều các món ăn ngọt, mặn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn,…
- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, trà đặc, thuốc lá,…
Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể cướp đi tính mạng của người bệnh. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn cần nhanh chóng tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
- Phân biệt rối loạn tiền đình và thiếu máu não để chữa trị đúng bệnh
- Rối loạn tiền đình có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?
- Bệnh rối loạn tiền đình có gây đột quỵ không?
- Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình mới nhất từ Bộ Y tế
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!