Suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe & cuộc sống?
Suy nghĩ tiêu cực gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe và cuộc sống. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề “Suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng như thế nào?”, từ đó ý thức hơn về việc điều chỉnh nhận thức.
Suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và sức khỏe?
Suy nghĩ tiêu cực là tất cả các suy nghĩ bi quan, thiếu khách quan về những đối tượng và vấn đề trong cuộc sống. Tình trạng này thường xảy ra khi phải trải qua chuyện buồn và đối mặt với áp lực, khó khăn. Tùy vào mức độ sự việc, suy nghĩ tiêu cực có thể xảy ra trong một thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng.
Người có suy nghĩ tiêu cực luôn lo lắng, buồn rầu, bất an, thiếu tự tin về bản thân, bi quan về tương lai, đồng thời luôn cho rằng tất cả các kế hoạch đều thất bại và có kết quả xấu nhất. Thói quen này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống nếu không biết cách chế ngự.
Nếu đang băn khoăn “Suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và sức khỏe”, bạn có thể tham khảo thông tin trong nội dung sau để hiểu rõ hơn tác hại của thói quen này:
1. Gây ra tâm trạng, cảm xúc tiêu cực
Suy nghĩ có mối liên hệ mật thiết đối với cảm xúc và hành động. Suy nghĩ tiêu cực tạo ra một loạt những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, chán nản, bi quan, lo lắng, tuyệt vọng, chán chường,… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhận thức (suy nghĩ) chi phối tất cả hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đồng thời điều khiển cảm xúc và hành vi.
Nếu giữ những suy nghĩ bi quan trong thời gian dài, bạn sẽ rơi vào trạng thái trầm mặc, u uất và căng thẳng. Thậm chí, suy nghĩ tiêu cực sẽ “nhấn chìm” tất cả những điều tích cực. Về lâu dài, bạn sẽ quên mất ý nghĩa thực sự của cuộc sống và luôn cảm thấy nặng nề.
2. Gia tăng mâu thuẫn trong các mối quan hệ
Người có suy nghĩ tiêu cực gần như không bao giờ cảm thấy vui vẻ hay lạc quan. Ngược lại, họ thường giữ sự lo lắng, căng thẳng, nghi ngờ và bất an về mọi thứ. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến các mối quan hệ từ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đến mối quan hệ yêu đương.
Suy nghĩ tiêu cực dẫn đến cảm xúc và hành vi tương tự. Những người xung quanh có thể không chấp nhận cách xử sự có phần tiêu cực của bạn, từ đó dẫn đến xung đột và mâu thuẫn. Ngoài ra, nếu giữ những suy nghĩ tiêu cực trong thời gian dài, bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và dễ nổi nóng, cáu kỉnh.
Khi mối quan hệ có tranh luận, người có suy nghĩ tiêu cực luôn đánh giá sự việc một cách phiến diện và bi quan. Điều này sẽ khiến mâu thuẫn ngày một leo thang và có thể dẫn đến sự kết thúc của một mối quan hệ.
3. Ảnh hưởng đến học tập và công việc
Suy nghĩ tiêu cực cũng có thể ảnh hưởng đến học tập và công việc. Khi có suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ phải đối mặt với tâm trạng chán nản, căng thẳng, buồn bã, ghen tị, đố kỵ,… Tình trạng này khiến bạn khó tập trung và dễ lơ đễnh khi học tập, làm việc.
Ngoài ra, suy nghĩ tiêu cực còn gây ra gánh nặng vô hình khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và nặng nề. Do đó, ít nhiều tình trạng này cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và làm việc.
Trong khi đó, người có suy nghĩ tích cực thường có khả năng tiếp thu nhanh, học tập tốt và hoàn thành công việc xuất sắc. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, tinh thần lạc quan và vui vẻ kích thích khả năng sáng tạo, tính nhạy bén và linh hoạt.
4. Bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống
Người có suy nghĩ tiêu cực luôn nhìn vào mặt hạn chế của vấn đề và tự tin về bản thân. Chính vì vậy nếu giữ những suy nghĩ này trong thời gian lâu dài, bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội quý giá trong cuộc sống.
Vì luôn cho rằng mọi tình huống và kế hoạch đều có kết quả xấu nên bạn không dám thử những điều mới, ngại thay đổi công việc hoặc tạo dựng các mối quan hệ mới. Tuy nhiên, chính thói quen này lại khiến cho cuộc sống trở nên nhàm chán và quẩn quanh với những khó khăn, áp lực.
Mắc kẹt trong những suy nghĩ tiêu cực được xem là “liều thuốc độc” đối với cuộc sống của mỗi người. Giữ sự tiêu cực lâu dài khiến cho cuộc sống trở nên nhàm chán và nặng nề. Trong khi đó, với năng lực sẵn có, bạn hoàn toàn có thể phát triển bản thân và đạt nhiều thành tựu lớn.
5. Tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý
Tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý là tác hại thường gặp của suy nghĩ tiêu cực. Như đã đề cập, nhận thức của chúng ta chi phối cảm xúc, hành vi và những sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Suy nghĩ tiêu cực chính là nguồn cơn của nhiều khó khăn, thậm chí là bất hạnh. Trong khi đó, những người luôn giữ cho mình suy nghĩ tích cực luôn nỗ lực để cải thiện bản thân và thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt hơn.
Nếu không dừng các suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ phải đối mặt với cảm xúc tiêu cực trong một thời gian dài. Dần dần, tâm lý sẽ trở nên bất ổn và hình thành nhiều vấn đề như căng thẳng thần kinh (stress), rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn cảm xúc,…
6. Suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến não bộ
Người có suy nghĩ tiêu cực thường có thói quen suy nghĩ quá nhiều, hay lo lắng và bất an. Ngoài việc gia tăng các vấn đề tâm lý, thói quen này còn ảnh hưởng đến não bộ. Các chuyên gia cho rằng, việc giữ những suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến các tế bào não phải hoạt động liên tục dẫn đến lưu thông máu kém và suy nhược thần kinh.
Về lâu dài, tình trạng này làm thay đổi cả cấu trúc vật lý của bộ não do tác động của hormone gây stress như adrenaline và cortisol. Nồng độ cortisol tăng trong thời gian dài khiến các nơ rơn thần kinh bị thoái hóa. Do đó, những người có suy nghĩ tiêu cực thường phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến não bộ như thiếu máu não, choáng đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, mất ngủ,…
Dù không phải là nguyên nhân chính nhưng suy nghĩ tiêu cực là một trong những yếu tố thúc đẩy tốc độ thoái hóa tế bào thần kinh và được cho là có mối liên hệ mật thiết với bệnh Alzheimer, Parkinson và nhiều hội chứng sa sút trí tuệ khác.
7. Gây ra nhiều vấn đề sức khỏe thể chất
Suy nghĩ tiêu cực gây ra tâm trạng lo lắng, căng thẳng, bồn chồn, bất an,… Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe thể chất như:
- Các vấn đề về dạ dày: Khi bị căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực, hệ thần kinh sẽ bị kích thích từ đó làm tăng sản xuất dịch vị và khiến dạ dày co bóp nhiều. Nếu giữ những suy nghĩ tiêu cực trong thời gian dài, bạn dễ bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản và nhiều vấn đề khác.
- Vấn đề về đường ruột: Hệ thần kinh trung ương có mối liên hệ mật thiết với tế bào thần kinh bên trong đường ruột. Khi suy nghĩ tiêu cực, tín hiệu từ não bộ sẽ truyền xuống các tế bào thần kinh ở đường ruột dẫn đến một loạt các vấn đề như giảm nhu động ruột, giảm hấp thu chất dinh dưỡng, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột,…
- Tăng huyết áp: Suy nghĩ tiêu cực làm gia tăng tăng hormone adrenaline và cortisol. Cả hai hormone này đều làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, gây ra cảm giác hồi hộp và bất an. Nếu không giải phóng suy nghĩ tiêu cực, tình trạng này có thể gây tăng huyết áp mãn tính cùng với nhiều vấn đề tim mạch khác.
- Tăng cân: Suy nghĩ tiêu cực có thể gây suy nhược cơ thể hoặc làm tăng cân đột ngột. Nguyên nhân là do hormone cortisol làm tăng đường huyết và tăng tích trữ mỡ. Ngoài ra, nhiều người có thói quen ăn uống vô tội vạ để xoa dịu cảm xúc dẫn đến tình trạng tăng cân đột ngột.
- Ảnh hưởng đến kinh nguyệt: Sự gia tăng của hormone cortisol còn gây rối loạn hệ trục vùng dưới đồi – tuyến yên và buồng trứng dẫn đến rối loạn nội tiết tố. Do đó khi suy nghĩ tiêu cực, nữ giới dễ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh.
- Gây ra các vấn đề sinh lý: Suy nghĩ tiêu cực gây ra áp lực cho não bộ và làm thay đổi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài, cả nam và nữ giới đều phải đối mặt với những vấn đề sinh lý như giảm ham muốn, nữ giới bị khô hạn, khó đạt khoái cảm, nam giới bị rối loạn xuất tinh và rối loạn cương dương.
8. Ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách
Nếu suy nghĩ tiêu cực xảy ra ở người dưới 18 tuổi, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách. Nguyên nhân là vì giữ suy nghĩ bi quan, phiến diện trong một thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, thiếu tự tin về bản thân, căng thẳng, lo lắng, bất an, buồn bã,…
Những đặc điểm này có thể dẫn đến việc hình thành các dạng nhân cách bất thường như:
- Rối loạn nhân cách ranh giới
- Rối loạn nhân cách ái kỷ
- Rối loạn nhân cách né tránh
- Rối loạn nhân cách phụ thuộc
Lời khuyên cho người hay suy nghĩ tiêu cực
Suy nghĩ tiêu cực không phải lúc nào cũng gây ra tác hại đối với sức khỏe và cuộc sống. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách dừng những suy nghĩ này trong thời gian sớm nhất để tránh những hậu quả kể trên.
Lời khuyên giúp bạn dừng những suy nghĩ tiêu cực:
- Tập ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân để đánh giá khách quan liệu bản thân có đang tiêu cực hay không. Thói quen này sẽ giúp bạn đánh giá mình một cách chính xác và ngày càng hoàn toàn theo chiều hướng tích cực.
- Phải nhận thức được rằng suy nghĩ tiêu cực gây ra nhiều tác hại. Trong khi đó, suy nghĩ tích cực mang đến cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, sự lạc quan và hứng khởi. Khi ý thức được điều này, bạn sẽ có động lực để thay đổi bản thân.
- Lối sống khoa học góp phần hình thành năng lượng tích cực và giúp bạn kiểm soát tốt suy nghĩ tiêu cực. Vì vậy, bạn cần đảm bảo ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên.
- Chúng ta không thể tránh khỏi những sự việc ngoài ý muốn. Tuy nhiên, bản thân mỗi người có thể lựa chọn cách đón nhận và xử lý những vấn đề này. Nếu giữ mãi những suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ lãng quên ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
- Tránh xa những thông tin và các mối quan hệ chỉ mang lại sự tiêu cực. Thay vào đó, bạn có thể nạp năng lượng tích cực bằng cách ở bên cạnh những người có thái độ sống lạc quan, tính cách hài hước, vui vẻ hoặc chỉ đơn giản là đọc một quyển sách truyền tải thông điệp tích cực.
- Nếu có thời gian, bạn nên tham gia các hoạt động tình nguyện để tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Ngoài ý nghĩa nhân văn, các hoạt động này cũng giúp bạn ý thức hơn về bản thân và có cái nhìn khách quan về những vấn đề đang phải đối mặt.
Về lâu dài, cảm xúc tiêu cực tích tụ, không được giải quyết sẽ khiến những tác hại ảnh hưởng nhiều hơn tới sức khỏe tinh thần và thậm chí thể chất. Nếu bạn chưa tìm được cách điều hòa cảm xúc của mình, tìm đến sự hỗ trợ là một việc quan trọng. Bạn có thể tìm đến bạn bè, người thân, hay những cơ sở y tế có chuyên khoa tâm thần hoặc các trung tâm tâm lý trị liệu để được tư vấn.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ “Suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và cuộc sống?”. Khi ý thức được tác hại của thói quen này, bạn sẽ biết cách điều chỉnh nhận thức, từ đó kiểm soát tốt cảm xúc và hành vi của bản thân.
Có thể bạn quan tâm
- Làm sao để rèn luyện thói quen suy nghĩ tích cực?
- 11 cách giải toả tâm trạng buồn, chán nản hiệu quả nhất
- Cảm xúc tiêu cực trong học tập: Ảnh hưởng và cách ứng phó
Cảm ơn tác giả rất nhiều
Từ hồi vào đại học em cảm thấy thực sự mệt mỏi. Em cứ tự bảo là cứ cố nốt kỳ này kỳ sau sẽ nhẹ hơn nhưng mà bạn cùng lớp em cứ học hùng hục trong khi em chẳng có đông lực gì cả. Em năm 3 rồi, bỏ học không được, mà em không biết em có theo được nữa không. Em cố lắm rồi mà em không nghĩ tích cực được nữa. Em mệt mỏi quá
Em ơi, anh nói thật, không biết em học gì nhưng mà em nên nghĩ xem em có thích học cái hiện giờ không. Nếu em không thích thì sẽ đến lúc em không thấy đáng nữa đâu, chỉ thêm mệt thôi.
Same bạn ơi, tôi vừa bỏ năm ngoái vì không thích, toàn nghĩ tiêu cực thôi. May là chọn được cái mình thích hơn nên giờ cảm thấy đỡ hơn hẳn :)))
Mấy năm cấp 3 mình cũng có nhiều cảm xúc tiêu cực như thế lắm, toàn bị bố mẹ kêu mặt quạu. Chắc hồi đó tâm sinh lý thay đổi chứ may quá giờ cũng đỡ rồi.
Ảnh hưởng xấu thì ai chẳng biết. Nhưng thay đổi đâu có dễ. Riêng chuyện đi đi về về sớm hay muộn đều gặp tắc đường đã đủ để khiến người ta ức chế rồi
Thật, đi đâu cũng gặp ô tô í. Xe máy trèo lên vỉa hè đã bực giờ ô tô cũng làm vậy luôn
có khi nào nguồn cơn của tiêu cực từ ô tô mà ra nhỉ =)))))))
ui có hội ghét ô tô ở đây à :)) big mood, cứ mỗi lần tui ngồi xe bus mà bị tắc vì làn nào cũng có ô tô khó chịu lắm
bãi bỏ ô tô cho đời sống tích cực nào các bợn
Bạn nghĩ đến chuyện chuyển nhà ra gần chỗ làm chưa? Cố gắng làm theo lời khuyên cuối bài đừng để căng thẳng tích tụ bạn nhé
Nghe tệ thật nhưng mình nghĩ không nên né cảm xúc tiêu cực. Cứ bình tĩnh đối diện với nó, để nó trôi qua mình thôi
Làm thế nào để tránh suy nghĩ tiêu cực ạ?
Theo chị thì em không nên tránh nó, chỉ là em đừng chìm đắm trong nó thôi. Cứ để suy nghĩ tiêu cực đến rồi đi, tìm cách giải tỏa em ạ. Em có thể viết nhật ký hay nghe nhạc xem phim gì đó
Mình nghĩ là phải giữ tinh thần lạc quan á bạn. Khi mọi chuyện rất tệ mình sẽ nghĩ chuyện chỉ có thể tốt lên từ đây
Nói thì dễ nhưng mà khó lắm bạn ạ. Mình bấy lâu nay cố gắng nghĩ tích cực nhưng cứ được một hồi là não lại bảo mình không có gì đáng tích cực cả. Rồi đời cũng không cho mình tích cực nổi nữa. Mệt mỏi lắm
Mình nghĩ nếu không tự mình vực dậy được thì nên tìm sự giúp đỡ bạn ạ. Nói chuyện với bạn bè, người thân, nếu không thể thổ lộ được thì mình nghĩ bạn có thể tư vấn chuyên gia, có lần mình xem tv thấy có trung tâm trị liệu tâm lý NHC đó, bạn lên youtube gõ “Giải pháp trị liệu Trầm Cảm hiệu quả được VTV2 giới thiệu trong chương trình Vì Sức Khỏe Người Việt” tham khảo xem nhé
Dạo này em toàn bị suy nghĩ tiêu cực thôi ạ. Em bắt đầu thấy lựa chọn ngành học là sai lầm, nhưng em không muốn thi lại nên em muốn cố nốt 2 năm cuối rồi đi làm. Nhưng em không có lực học nên toàn nghĩ muốn bỏ cuộc, nên điểm lại kém, xong vì điểm kém em lại không muốn học nữa. Cứ bị luẩn quẩn như vậy mãi thôi
Chào bạn, cảm ơn những chia sẻ của bạn. Trung tâm sẽ gửi thông tin phản hồi về email cho bạn. Nếu bạn cần gấp, bạn có thể gọi cho chúng tôi theo hotline: 096 589 8008 hoặc để lại tin nhắn tại đây: https://tamlytrilieunhc.vn/dat-lich-hen Chúc bạn một ngày tốt lành!
Cố lên em à, chị hồi lên đh cũng bị nhận ra ngành mình chọn không như mong muốn, xong rồi bạn chị còn đi du học tứ tung mỗi chị ở vn nữa. Lúc đấy chị cứ nghĩ mình học không đủ giỏi, không đủ tốt nên cứ trượt dài
Mình hay làm video trên mxh, ban đầu làm cho vui thôi, mà sau dần bị nghiện. Cộng đồng trên đó cũng vui nhưng tiêu cực cũng nhiều lắm. Lúc mới ra trường mình chưa có việc nên có những hôm dành cả ngày lướt, thấy mấy hater cmt chửi này nọ nhiều khi bị ảnh hưởng tâm lý. Sau này bị xóa tk vì bản quyền, ngưng dùng mới nhận ra cái đấy có độc hại ntn.
Cô nghe bảo mấy cái mxh fb ticktock nhiều độc hại lắm mà con cô suốt ngày chúi mũi vào điện thoại. cô lại mù công nghệ nên chẳng biết ngăn cản sao
Nếu mà cứ để không quản lý thì em nó sẽ rất dễ xem phải nội dung không lành mạnh cô ạ. Nếu em còn nhỏ thì cháu khuyên không nên để em dùng nhiều, cháu nghĩ là lớn hơn mới biết chọn lọc thông tin
Để suy nghĩ tiêu cực không kiểm soát thì sớm hay muộn cũng sẽ bị trầm cảm đó
Thật luôn, chị gái em có mấy năm rất hay bị suy nghĩ tiêu cực. Ban đầu thì vẫn đi làm, đi du lịch bt, nhưng lâu dần không giải quyết suy nghĩ nên bị ám ảnh, một thời gian sau thì bắt đầu có dấu hiệu trầm cảm
Chị bạn thấy sao rồi
Chị em ban đầu đi khám bác sĩ kê đơn nhưng không khỏi, về sau biết đến trị liệu tâm lý thì thử, gần đây em thấy tâm trạng chị ấy khá hơn rồi ạ
Tương lai giờ còn gì đáng phấn đấu đâu. Khí hậu thay đổi, càng về sau càng có ảnh hưởng nặng nề. Kinh tế thì lao đao, giá cả tăng vùn vụt. Ai cũng phụ thuộc vào xe máy ô tô, giá xăng dầu tăng mà cơ sở hạ tầng mất quá lâu để cải thiện. Giá nhà cũng leo thang, cứ phải đi thuê nay đây mai đó. Muốn suy nghĩ tích cực cũng không nổi. Đâu còn gì để phấn đấu
Chào bạn, cảm ơn bạn đã chia sẻ. Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn có thể để lại số điện thoại tại bình luận này hoặc gọi đến hotline của Trung tâm 096 589 8008 hay để lại thông tin cho chuyên gia tại đây https://tamlytrilieunhc.vn/dat-lich-hen Mọi thông tin của bạn sẽ được chúng tôi bảo mật. Nếu không tiện để lại thông tin, Trung tâm sẽ hỗ trợ bạn qua mail. Chúc bạn một ngày tốt lành!
Rất thông cảm cho cháu. Thế hệ trẻ bây giờ khổ quá.
Đừng mất hy vọng bạn ơi, mình phải lạc quan thì mới tìm cách phấn đấu thay đổi. Mong là thế hệ chúng mình có nhiều người nhận ra vấn đề sẽ cũng nhau tìm ra giải pháp
em học ngành học ko hợp với mình, thật ra em chọn ko phải ý của em mà là gợi ý của ba mẹ em, em ở nhà chứ ko phải ktx hay trọ gì hết, bây giờ năm cuối em mất hết sức lực đi học về em phải làm việc nhà rất nhiều, mẹ cứ chửi mắng liên miên, em đi chơi cũng bị cấm, em muốn dọn ra riêng nhiều lần mà bị chửi thậm tệ nên e ko dám, vì e ko xoay sở đc tiền, từ nhỏ đến giờ e bị ám ảnh mẹ e rất nhiều, e sợ hãi bà rất nhiều, em nhiều lần nói chuyện với mẹ nhưng ko đc, e bị sụt cân, bệnh lên xuống, suy nghĩ tiêu cực, e chán bản thân mình lắm.