Vô Cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, tác hại & khắc phục
Vô cảm đang trở thành vấn nạn mà cả xã hội phải đối mặt. Nó tàn phá tâm hồn con người, làm mất đi ý nghĩa thực sự của cuộc sống, thậm chí về lâu dài có thể gây nguy hại đến gia đình, xã hội.
Vô cảm, thờ ơ là gì?
Vô cảm là trạng thái cảm xúc đặc trưng bởi sự thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến những sự việc, vấn đề xảy ra xung quanh – đặc biệt là những sự việc gây ra tổn thương về thể chất và tinh thần cho con người, động vật.
Người vô cảm không có bất cứ cảm xúc gì trước nỗi đau của người khác. Họ thiếu sự đồng cảm, chia sẻ, và không cảm thấy phẫn uất trước những bất công trong cuộc sống.
Nếu như trước đây, vô cảm chỉ ảnh hưởng đến cá nhân thì giờ đây, thái độ thờ ơ và lãnh đạm còn xảy ra ở tập thể. Vô cảm gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
Vô cảm có khả nang lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là ở học sinh. Nếu bạn bè, thầy cô và gia đình đều vô cảm, trẻ cũng sẽ hình thành tâm lý thờ ơ, thiếu sự đồng cảm và không hiểu được nỗi đau của người khác.
Đặc biệt, trẻ không chỉ thờ ơ với người lạ, mà còn có thể vô cảm với người thân trong gia đình.
Biểu hiện của vô cảm
Vô cảm có biểu hiện khá đa dạng với nhiều mức độ khác nhau. Nếu không phát hiện sớm, tình trạng sẽ trở nên sâu sắc hơn theo thời gian và gây ra nhiều hậu quả về lâu dài. Các biểu hiện nhận biết người vô cảm bao gồm:
- Không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
- Thờ ơ, không quan tâm, không cảm xúc trước những chuyện đau buồn.
- Không biết giúp đỡ những người gặp phải nghịch cảnh
- Vô cảm trước sự nhờ vả của những người xung quanh như anh chị em ruột, người già, bạn bè,…
- Khi đối mặt với người bị thương trên đường, tai nạn giao thông, cháy nhà,… những người vô cảm thường đau xót, không quan tâm vì nghĩ đây không phải việc của mình.
- Trong phạm vi nhà trường, nhiều học sinh vô cảm khi chứng kiến bạn bè bị bạo lực. Thậm chí, nhiều học sinh còn cổ vũ nhiệt tình và quay phim lại.
- Sự vô cảm khiến con người mất đi liên hệ với cuộc sống và những người xung quanh dẫn đến những biểu hiện như thiếu tinh thần trách nhiệm, trơ lì, thậm chí bất cần đời và không có động lực học tập hay làm việc.
Nếu chỉ nhìn bề ngoài, vô cảm không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống. Tuy nhiên về lâu dài, tình trạng này sẽ khiến nhân cách trở nên bất thường, thiếu liên kết với người thân, bạn bè và xã hội. Thậm chí, người vô cảm có thể sống tách biệt vì không có nhu cầu được quan tâm, chia sẻ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thờ ơ vô cảm
Vô cảm đang trở thành vấn nạn mà cả xã hội phải đối mặt. Theo các chuyên gia, tình trạng này có nguyên nhân rất đa dạng và được chia thành 3 nhóm sau:
1. Nguyên nhân từ bản thân
Vô cảm có thể bắt nguồn từ chính bản thân mỗi người. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:
- Lối sống ích kỷ, mong muốn được hưởng thụ và thực dụng nên thiếu đi sự đồng cảm với nỗi đau và những mất mát của người khác.
- Chứng kiến sự vô cảm từ những người khác và bản thân không có chính kiến dẫn đến việc có thái độ, cảm xúc tương tự.
- Nhiều người trở nên vô cảm vì liên tục bị hãm hại, lừa dối dẫn đến mất niềm tin trong cuộc sống.
- Tính cách nhút nhát, sống khép mình và thiếu bản lĩnh nên lo sợ việc giúp đỡ người bị nạn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân. Dần dần, bản thân mất đi sự đồng cảm và trở nên thờ ơ, chai lì.
2. Nguyên nhân từ phía gia đình
Cách giáo dục từ gia đình ảnh hưởng nhiều đến tính cách và nhận thức của mỗi người. Vì vậy ngoài những nguyên nhân từ chính bản thân, thái độ vô cảm có thể xuất phát do những nguyên nhân từ phía gia đình:
- Gia đình không gương mẫu về lối sống, phụ huynh có lối sống ích kỷ, thờ ơ và không có sự đồng cảm với người khác.
- Gia đình không quan tâm đến con cái dẫn đến việc trẻ không được nuôi dạy và giáo dục đúng đắn. Nếu không có định hướng từ gia đình, trẻ rất dễ nhiễm thói hư tật xấu và hình thành thái độ vô cảm, thờ ơ từ xã hội.
Xem thêm: Đặc Điểm Tính Cách, Tâm Lý Trẻ Khi Lớn Lên Trong Gia Đình Độc Hại
- Phụ huynh chỉ chú trọng đến việc học tập, mà không bồi dưỡng nhân cách và rèn cho con những đức tính tốt như tương thân tương ái, yêu thương, đồng cảm và chia sẻ với mọi người xung quanh.
- Bố mẹ chiều chuộng và đáp ứng mọi yêu cầu của con một cách vô điều kiện khiến con trở nên ích kỷ, chỉ biết nhận và không biết cho đi.
- Người ra, việc bố mẹ đánh mắng, chì chiết con cái vô lý cũng khiến con chai sạn về cảm xúc. Vì con chai lỳ với nỗi đau nên không thể thấu hiểu và đồng cảm với những người xung quanh.
Gia đình là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách và nhận thức của con người. Chính vì vậy, gia đình cần đặc biệt quan tâm đến tính cách, tâm lý của con bên cạnh thành tích học tập và sự phát triển thể chất.
Ngày nay, bố mẹ thường có xu hướng bảo bọc và chiều chuộng con cái quá mức. Đây là nguyên nhân khiến tỷ lệ người vô cảm, thờ ơ và lãnh đạm ngày càng tăng. Vì thế, cha mẹ cần chú trọng giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non từ sớm.
3. Tác động từ xã hội
Trong những năm gần đây, thái độ sống vô cảm đang “lây lan” rất nhanh với đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên và người trẻ tuổi. Ngoài nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân và gia đình, tình trạng này còn bắt nguồn từ các yếu tố tâm lý xã hội như:
- Sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội góp phần đáng kể trong việc “ lây lan” thái độ sống vô cảm. Đa phần người trẻ đều hướng đến những giá trị vật chất mà quên đi giá trị tinh thần.
- Nhiều cá nhân đạt được thành công sớm trở nên tự cao, kiêu căng và thiếu sự đồng cảm với những người xung quanh.
- Nhiều người trẻ học theo lối sống của một số nhân vật có ảnh hưởng mà quên đi những giá trị đạo đức truyền thống.
- Học sinh cũng có thể trở nên vô cảm nếu nhà trường không giáo dục toàn diện cả về tri thức, nhân cách và đạo đức.
Hậu quả, tác hại của vô cảm
Vô cảm gây ra nhiều ảnh hưởng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Đối với cá nhân, thái độ vô cảm tàn phá tâm hồn khiến bản thân mỗi người mất đi những cảm xúc vốn dĩ và trở nên chai sạn trước nỗi đau, mất mát của người khác.
Nếu vô cảm xảy ra ở gia đình và tập thể, xã hội sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây, không khó để chúng ta chứng kiến việc mọi người vô cảm, bỏ mặc người gặp nạn. Sự dửng dưng và thờ ơ của những người xung quanh khiến người bị nạn không được cứu giúp kịp thời
Sâu xa hơn, vô cảm khiến xã hội tụt hậu, suy đồi bởi những giá trị đạo đức không được coi trọng và nguy hại đến tính mạng con người.
Bên cạnh đó, thái độ dửng dưng và thờ ơ ở học sinh còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, các em rất dễ bị rối loạn nhân cách khi bước vào giai đoạn trưởng thành.
Cách khắc phục, cải thiện tình trạng vô cảm
Vô cảm thực sự là “mầm mống” đối với mỗi cá nhân và xã hội. Ngay khi nhận thấy bản thân và những người xung quanh có biểu hiện dửng dưng, thờ ơ và thiếu sự thấu cảm, nên can thiệp ngay các biện pháp khắc phục sau:
1. Các biện pháp tự cải thiện
Nếu bản thân bạn đang có biểu hiện thờ ơ, lãnh đạm và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh, bạn nên cải thiện sớm để tránh tình trạng vô cảm trở nên sâu sắc hơn. Để khắc phục chứng vô cảm và bồi dưỡng tình yêu thương với mọi người, chúng ta có thể tự cải thiện bằng những biện pháp sau:
- Học cách thể hiện sự quan tâm: Bạn nên bày tỏ sự quan tâm với những người xung quanh từ người thân đến bạn bè và đồng nghiệp. Ban đầu, việc này có thể hơi khó khăn, nên bạn có thể quan sát cách mọi người quan tâm đến nhau để có kỹ năng bày tỏ sự thấu cảm và quan tâm đối với người khác.
- Noi gương những người giàu lòng nhân ái: Để bồi dưỡng cho bản thân lòng nhân ái, bạn nên noi gương những người xung quanh hoặc những nhân vật truyền cảm hứng để hỗ trợ và giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
- Có ý thức về chuẩn mực đạo đức: Ngày nay, giáo dục quá chú trọng vào việc nâng cao kiến thức mà quên mất việc trau dồi các em những tính cách tốt, giúp các em ý thức được những giá trị đạo đức. Để cải thiện chứng vô cảm, bản thân mỗi người cần tìm hiểu, ý thức và phát huy những giá trị truyền thống cao đẹp như đoàn kết, tương thân tương ái,…
- Nỗ lực cải thiện bản thân: Nhiều người ý thức được việc bản thân nghèo nàn về cảm xúc nhưng không có động lực để cải thiện. Vì vậy, điều cần nhất giúp bạn vượt qua chứng vô cảm là sự nỗ lực.
Rõ ràng sự vô cảm khiến trải nghiệm sống trở nên nghèo nàn, cuộc sống vô vị, tẻ nhạt và không còn ý nghĩa. Trong khi đó, trẻ em luôn tìm thấy niềm vui từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống. Vì vậy, hãy cố cải thiện bản thân để tìm lại ý nghĩa của cuộc sống và có cơ hội trải nghiệm trọn vẹn những cung bậc cảm xúc.
2. Các biện pháp hỗ trợ gia đình, nhà trường
Ngoài những biện pháp tự cải thiện, gia đình và nhà trường cũng cần có can thiệp kịp thời để bồi dưỡng nhân cách và hướng mỗi người đến những giá trị bền vững trong cuộc sống. Các biện pháp hỗ trợ khắc phục chứng vô cảm từ gia đình và nhà trường:
- Về phía gia đình, bố mẹ không nên nuông chiều trẻ vô lý, hoặc quá hà khắc với con cái. Thay vào đó, cần giáo dục trẻ nghiêm khắc dựa trên tinh thần tôn trọng và lắng nghe.
- Bố mẹ cũng cần thể hiện tinh thần tương thân tương ái để con cái hình thành lòng thương xót trước nỗi đau của người khác.
- Các thành viên trong gia đình phải luôn quan tâm và chia sẻ lẫn nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Từ đó giúp trẻ hình thành lối sống yêu thương và đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.
- Khi con cái có những hành vi lệch chuẩn, gia đình nên trò chuyện để thấu hiểu tâm lý và cảm xúc của con. Bố mẹ nên trò chuyện để con hiểu được đúng – sai thay vì chì chiết, trách móc và đánh đập trẻ.
- Giáo dục con cách chia sẻ từ những điều nhỏ nhất như đề nghị trẻ chia sẻ bánh kẹo cho các bạn khác, biết hỗ trợ mẹ nấu ăn, làm việc nhà, nhường nhịn anh chị em,…
- Đối với học sinh, nhà trường cần đẩy mạnh công tác giáo dục về đạo đức để trẻ có cảm xúc và biết chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.
- Thầy cô giáo nên dành sự quan tâm đến những học sinh nghèo, khuyến khích, động viên và kêu gọi hỗ trợ để các em có động lực đến trường. Điều này cũng giúp các em học sinh khác biết cách chia sẻ và đùm bọc những người có hoàn cảnh kém may mắn.
3. Can thiệp tham vấn, trị liệu tâm lý
Vô cảm có thể trở nên sâu sắc nếu không được can thiệp kịp thời. Ở những trường hợp này, nên xem xét tham vấn, hoặc trị liệu tâm lý, vì bản thân người sống vô cảm không nuôi dưỡng được những tính cách tốt.
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp vô cảm có liên quan đến rối loạn cảm xúc và một số dạng rối loạn nhân cách như rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách phân liệt.
Những trường hợp này cần can thiệp tâm lý trị liệu để điều chỉnh những méo mó trong suy nghĩ, và hướng bệnh nhân đến những tính cách tốt như thấu cảm, chia sẻ, biết quan tâm, thương xót,…
Vô cảm thực sự là vấn đề lớn của mỗi cá nhân. Nếu không tìm cách cải thiện, sự thờ ơ và lãnh đạm sẽ trở nên sâu sắc hơn, từ đó trở thành mối nguy hại cho gia đình và xã hội.
Có thể bạn quan tâm
- Hiệu ứng người ngoài cuộc và thái độ bàng quan trong cuộc sống
- Cha Mẹ Độc Hại Là Gì? Đặc Điểm Nhận Biết Và Sự Ảnh Hưởng Đến Con Cái
- Phân tích tâm lý đám đông trên mạng xã hội và những ảnh hưởng
Tôi thấy người thân của mình có dấu hiệu giống như trên bài viết. Tôi muốn tìm hiểu rõ hơn trước khi trao đổi với người nhà đến tận nơi, trung tâm hỗ trợ tôi được ko?
Chào bạn, các vấn đề tâm lý có rất nhiều biểu hiện và triệu chứng khác nhau, để biết cụ thể tình trạng, mức độ đang ở giai đoạn nào và có phương pháp trị liệu phù hợp, bạn có thể đưa người nhà đến trực tiếp Trung tâm gặp chuyên gia tâm lý tham vấn. Bạn cũng có thể gọi vào hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.
Đọc bài này mới hiểu là vấn đề này xảy ra hàng ngày luôn, mọi người thường thờ ơ vì không nghĩ tới hậu quả sâu xa của việc vô cảm trong cuộc sống.
Đúng là đáng báo động, giới trẻ bây giờ nhiều người rất vô cảm nhưng lại mặc định là mình tư duy cá nhân, độc lập.
Vô cảm với xã hội, vô cảm với ngừoi thân, rồi lại vô cảm với chính mình.
Câu cảm ơn, xin lỗi giờ nhiều người chẳng dùng nữa rồi, các hoạt động chung thì thấy ai cũng thoái thác chứ không sôi nổi nữa, mọi người cứ đắm chìm trong thế giới riêng của những chiếc màn hình
Tôi từng nghĩ con trai mình ở tuổi dậy thì trở nên bướng bỉnh nên cũng không quá chú tâm. Nhưng sau đó khi con trưởng thành thì dần trở nên xa cách và khép kín. Sau khi xảy ra vài biến động trong gia đình thì tôi có thuyết phục được cháu tới trung tâm NHC để gỡ những nút thắt và tôi mới biết được rằng con trai mình có biểu hiện vô cảm chính bởi thiếu sự quan tâm của bố mẹ trong thời điểm cháu cần tới nhất. Đây là một lời cảnh báo với các bậc làm cha làm mẹ. Chúng ta cứ nghĩ mình cho con cái một cuộc sống đảm bảo vật chất là đầy đủ, nhưng thực tế thì chính những sự quan tâm hàng ngày mới xây dựng nên một mái ấm gia đình.
Cũng may vì chị đã kịp thời cho cháu sự hỗ trợ tốt nhất để thay đổi. Đúng là hoàn cảnh gia đình hình thành nên tính cách con người, không thể coi thường mà bỏ qua không quan tâm được. Bố mẹ nên hết sức lưu ý!
Em nghĩ có rất nhiều trường hợp như con trai chị nhưng nhiều bố mẹ không nhận thức được việc đó, đấy là lý do thế hệ sau của họ trở thành những người vô cảm!
Quan trọng là chị đã biết nhận ra sự hệ trọng của vấn đề và xử lý một cách thông minh. Nội tâm con người là điều rất phức tạp. Nếu quá khó giải quyết thì nên tìm đến người có chuyên môn như các chuyên gia tâm lý hỗ trợ, tránh gặp những tình huống xấu không mong muốn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và dành tình cảm cho Trung tâm, chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ, bình an vui vẻ trong cuộc sống.
Coi thường vấn đề của người khác rất dễ gây ra thiệt hại cho những ngừoi xung quanh nên có thể coi là một vấn nạn của xã hội rồi.
Nguy hiểm thật, cá nhân vô cảm dẫn tới xã hội vô cảm
Đọc bài viết mới giật mình thấy tình trạng này tồn tại rất nhiều trong xã hội nhưng chưa thực sự được quan tâm tới
Con tôi cũng đang có biểu hiện như trên bài viết. Tôi rất lo lắng và muốn đưa cháu tới trung tâm kiểm tra tâm lý nhưng lại không biết nên đặt vấn đề với con như nào để cháu cảm thấy thoải mái và hợp tác.
Em nghĩ chị nên liên hệ và tham khảo ý kiến chuyên gia tâm lý trước khi trao đổi với cháu. Các cháu ở độ tuổi chưa ổn định tâm sinh lý lại thêm bất ổn về tâm lý như vậy rất dễ bị phản ứng ngược và không hợp tác.
Chào bạn, bạn có thể gọi vào hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.
Em từng sống một cuộc sống vô cảm với mọi người xung quanh và với chính bản thân mình. Em thậm chí còn không nhận ra điều đó cho tới khi mẹ em đổ bệnh nặng phải nhập viện. Những cố gắng bù đắp một cách gượng gạo khoảng thời gian ít ỏi còn lại không thể khiến mình cảm thấy đủ. Em đã rất hoảng loạn sau sự ra đi của mẹ tới mức được bố đưa đi trị liệu tâm lý. Mong rằng mọi người sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc tâm lý không ổn định ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và người thân như thế nào, kịp thời sửa chữa để tránh phải hối tiếc khi xảy ra điều không mong muốn. Giờ em chỉ biết dành hết yêu thương cho bố và làm mọi điều mình có thể để nỗi mất mát có thể nguôi dần.
Thương quá, nhưng cũng may là bạn đã có sự thay đổi tốt, giờ hãy cố gắng tập trung chăm sóc bố nhé. Chúc bác và bạn luôn mạnh khoẻ!
Bạn trị liệu tâm lý ở trung tâm NHC luôn hay ở đâu vậy ạ?
Mình trị liệu ở trung tâm NHC đó bạn, nên hiện tại dù đã hoàn thành thì mình vẫn theo dõi các bài đăng trên trang
Chúc mừng bạn đã vượt qua được những nỗi buồn cũ và thấu hiểu sự việc như vậy để chăm sóc bố là điều quan trọng nhất lúc này!
Mình nghĩ chứng vô cảm này phần lớn là do môi trường giáo dục của gia đình.
Chuẩn đó ạ, hoàn cảnh gia đình hình thành nên tính cách con người mà.
Vô cảm đang là vấn đề đáng được quan tâm với xã hội hiện đại bây giờ, nhiều bố mẹ cứ bận lo kiếm tiền mà phó mặc trách nhiệm dạy con cho các thầy cô, thật tình mà nói thì nếu gia đình không quan tâm đúng mực thì nhà trường cũng vô phương cứu chữa.
Công nhận 🙁 Con trẻ là tương lai của xã hội mà lại ngó lơ cách giáo dục như vậy thật sự là mối e ngại
Vô cảm rất nguy hiểm vì sẽ giết chết tương lai của chính người đó và gây tổn thương cho những người xung quanh họ nữa.
Đọc mấy vụ thấy chết không cứu đau lòng thật sự 🙁
Mình thấy mấy việc làm lơ trước xã hội còn hiểu được chứ vô cảm ngay với người thân thì thật tình không thể hiểu nổi.
Con người không có lòng nhân ái thì sau này sẽ chỉ có kết quả là cô quạnh
Hay quá trời luôn 😆😆
Ước khi nào lm văn tìm đc mấy bài như này để tham khaot
Chào bạn, cảm ơn bạn đã đánh giá tốt bài viết. Chúc bạn một ngày tốt lành!
hay quá lun ý TvT Cảm ơn vì viết bài này để chúng mình tham khảo viết văn ạaa <3
Chào bạn, cảm ơn bạn đã đánh giá tốt bài viết. Chúc bạn một ngày tốt lành!
Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm, không quan tâm tới những chuyện diễn ra xung quanh mình. Họ không hề mảy may trước những cảnh tượng bất bình, đau khổ, cũng như không biết chiêm ngưỡng, tán thưởng những điều mang lại cho mình những cảm xúc tích cực. Bài viết này mang tính bao quát, cung cấp nhiều thông tin thú vị. Hy vọng mọi người sẽ tiếp cận được những nguồn thông tin chính thống, đầy đủ này, tránh hiểu sai vấn đề! Về cơ bản, vô cảm không phải là bệnh mà chỉ là trạng thái cảm xúc và thái độ của mỗi cá nhân mà thôi!
Đúng luôn ạ!
Mình thực sự thấy buồn bởi có lần trên đường từ trường về nhà chứng kiến cảnh mấy học sinh đang xúm vào lôi co, đánh một bạn nam cùng trường. Mọi người xem rất đông, trong đó có cả các bạn học sinh, nhưng không ai đứng ra can ngăn. Thậm chí có mấy người còn giơ điện thoại quay phim, chụp ảnh. Bức xúc quá, tôi đỗ xe và lại gần hô các bạn nhưng lại bị coi là “xía mũi” vào chuyện của người khác rồi “bao đồng” này nọ. Bây giờ mọi người có lối suy nghĩ kỳ cục thật sự!
Bác ơi giờ mọi người toàn thế, chỉ chăm chăm lo chuyện của mình thôi ạ.
Mình thấy có bài viết này cũng rất hay, mng có thể tham khảo thêm ạ https://tamlytrilieunhc.vn/vo-cam-voi-nguoi-than-trong-gia-dinh-14565.html
Mình nghĩ chứng vô cảm này phần lớn là do môi trường giáo dục của gia đình. Bố mẹ là tấm gương để con cái noi theo, sống tình cảm hay sống vô cảm cũng từ đó mà ra
đúng rồi ạ, gia đình là nền tảng mà
“Thương người như thể thương thân” giờ hiếm lắm, ai cũng mải lo cho chính mình mà quên đi những người xung quanh. giờ cứ nhớ lại mấy câu bầu ơi thương lấy bí cùng mà lại buồn buồn
Bây giờ đời sống của mình khấm khá hơn trước rất nhiều nhưng tại sao chúng ta lại vô cảm với nhau đến vậy?
trc mình có xem đc livestream này thấy đúng phết, mng tham khảo thử ạ /tamlytrilieuNHC/videos/494050596158787
thiết thực quá, cảm ơn b nhé!
vô cảm, dửng dưng trước hoàn cảnh của người khác, nếu cuộc sống như thế cũng thật là tẻ nhạt, sẽ chẳng cảm nhận đc nỗi đau và tình yêu
chuẩn luôn
mình rất thích câu nói của đại văn hào Vích-to Huy-gô: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”. Hy vọng chúng ta sẽ yêu thương nhau nhiều hơn
Bài viết đúng thực trạng bây giờ!