Đa cảm xúc là gì? Dấu hiệu và các thông tin cần biết
Đa cảm xúc đề cập đến trạng thái khi con người cảm thấy hàng loạt cảm xúc trái ngược diễn ra gần như cùng lúc, khiến tâm lý trở nên phức tạp và khó kiểm soát. Việc hiểu rõ về nó sẽ giúp mỗi người quản lý tốt cảm xúc của bản thân và cải thiện mối quan hệ xung quanh mình.
Đa cảm xúc là gì?
Đa cảm xúc là trạng thái khi một người trải nghiệm hàng loạt cảm xúc khác nhau trong thời gian ngắn. Những cảm xúc này biến đổi nhanh chóng từ vui vẻ sang buồn bã mà không rõ lý do cụ thể, gây ra nhiều mệt mỏi và mất phương hướng.
Trạng thái đa cảm xúc không chỉ làm người ta cảm thấy hỗn loạn mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ đang có. Việc thấu hiểu và quản lý cảm xúc này cách quan trọng để cải thiện sức khỏe tinh thần và cân bằng tâm lý.
Dấu hiệu của đa cảm xúc
Đa cảm xúc là trạng thái cảm xúc biến động bởi “cuộc chiến” xảy ra bên trong với những cảm xúc mãnh liệt xuất hiện và biến mất bất ngờ. Tình trạng này làm xáo trộn cuộc sống và các mối quan hệ xã hội cần được nhận biết sớm qua các dấu hiệu sau đây:
- Đột ngột thay đổi tâm trạng từ vui vẻ sang buồn bã, tức giận
- Có cảm xúc rất mạnh, khó kiểm soát dễ dẫn đến những hành động bốc đồng
- Người trải qua đa cảm xúc thấy quá tải khi phải đối mặt với nhiều cảm xúc cùng lúc.
- Sự thay đổi cảm xúc liên tục khiến việc tập trung trở nên khó khăn
- Cảm xúc tiêu cực kéo dài gây mệt mỏi cả thể chất lẫn tinh thần
- Giấc ngủ bị rối loạn gây ra thức giấc giữa đêm, khó đi vào giấc ngủ lại lần nữa
- Khẩu vị thay đổi nên có thể ăn nhiều hoặc mất cảm giác thèm ăn
- Luôn có cảm giác cô đơn và bị hiểu lầm trong các mối quan hệ
Nguyên nhân hình thành đa cảm xúc
Đa cảm xúc không phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa cần được nhận diện đúng nhằm tìm ra hướng đi thích hợp để cân bằng cảm xúc.
- Sự mất cân bằng hóa học trong não, đặc biệt là các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine khiến cảm xúc thay đổi đột ngột. Lượng hormone này tăng hoặc giảm bất thường cũng khiến cảm xúc cũng bị ảnh hưởng lớn mà khó ổn định được.
- Với yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có người từng mắc các rối loạn tâm lý như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực thì nguy cơ thành viên khác trải qua tình trạng tương tự sẽ cao hơn.
- Những sự kiện đau buồn trong cuộc sống như mất việc, ly hôn, mất người thân có thể tạo nên những dao động cảm xúc mạnh. Đối diện với các cú sốc này, tâm lý thường trở nên nhạy cảm và dễ phản ứng thái quá.
- Áp lực công việc, mối quan hệ phức tạp trong xã hội góp phần làm tăng tình trạng đa cảm xúc. Các tác động này còn khiến hệ thần kinh dễ bị kích động và khó ổn định hơn.
- Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc mãn kinh là nguyên nhân khiến cảm xúc dao động. Những biến động hormone trong cơ thể có thể làm tăng khả năng trải nghiệm cảm xúc cực kỳ mãnh liệt và khó kiểm soát.
- Một số rối loạn tâm lý gồm rối loạn lưỡng cực, rối loạn nhân cách ranh giới thường đi kèm với tình trạng đa cảm xúc. Người bệnh có thể trải qua những thay đổi tâm trạng từ cực vui sang cực buồn chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Ảnh hưởng của tình trạng đa cảm xúc
Người trải qua tình trạng đa cảm xúc dễ gặp phải rối loạn tâm lý khi cảm xúc thay đổi liên tục làm trầm trọng thêm tình trạng lo âu và trầm cảm. Điều này khiến người bệnh luôn trong trạng thái bất an, mất hứng thú với mọi thứ xung quanh. Đồng thời còn tạo cảm giác cô lập và mất kết nối xã hội.
Trong các mối quan hệ, đa cảm xúc khiến giao tiếp trở nên khó khăn và dẫn đến xung đột. Tâm trạng đột ngột thay đổi hay khiến người khác không thể hiểu được hoặc có cảm giác bất an, làm cho các mối quan hệ trở nên xa cách.
Tại nơi làm việc, môi trường học tập thì đa cảm xúc làm suy giảm khả năng tập trung và năng suất. Cảm xúc không ổn định thì việc hoàn thành nhiệm vụ trở nên rất mệt mỏi và chán nản. Điều này còn gây ra mâu thuẫn với đồng nghiệp hoặc bạn học, làm ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp và quá trình học tập.
Về mặt thể chất, căng thẳng do đa cảm xúc kéo dài có thể gây tổn hại đáng kể đến sức khỏe. Hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể dễ mắc bệnh hơn và xuất hiện vấn đề đau dạ dày, tim mạch. Những tác động này vừa làm suy yếu thể chất vừa tạo thêm gánh nặng cho tinh thần.
Làm thế nào để đối phó với đa cảm xúc?
Với những phương pháp tiếp cận phù hợp, chúng ta có thể dần tìm được cách duy trì sự ổn định và kiểm soát cảm xúc một cách hiệu quả.
1. Kỹ năng tự quản lý cảm xúc
Quản lý cảm xúc là kỹ năng quan trọng giúp bản thân luôn giữ vững được sự bình tĩnh trong mọi tình huống. Những lúc căng thẳng, hãy nhận định cảm xúc đúng đắn và biểu đạt cảm xúc lành mạnh. Đồng thời, sử dụng các kỹ thuật để làm dịu hoặc tăng cường cảm xúc khi cần thiết.
Các phương pháp rèn luyện kỹ năng tự quản lý cảm xúc:
- Hít thở sâu: Hít vào chậm và sâu, thở ra từ từ để cơ thể thư giãn và giảm bớt căng thẳng.
- Kỹ thuật thư giãn cơ: Căng từng nhóm cơ trong cơ thể rồi thả lỏng để giảm căng thẳng.
- Thiền định: Ngồi thiền nơi yên tĩnh giúp làm dịu tâm trí, giảm lo âu và tập trung vào hiện tại tốt hơn.
- Tập Yoga: Các động tác yoga bài bản kết hợp với hơi thở giúp thư giãn cơ thể và cân bằng cảm xúc.
- Tập viết nhật ký: Viết ra suy nghĩ, cảm nhận cá nhân để tự hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình và tìm ra nguyên nhân gốc rễ.
- Học kỹ năng giao tiếp: Biểu đạt cảm xúc một cách rõ ràng giúp cải thiện các mối quan hệ.
- Kỹ thuật đếm ngược: Đếm từ 10 về 1 để làm dịu tâm trí khi cảm thấy tức giận.
2. Trị liệu tâm lý
Tâm lý trị liệu luôn là phương pháp hữu hiệu được bác sĩ khuyến khích giúp người bệnh hiểu sâu hơn về gốc rễ và cách quản lý tình trạng đa cảm xúc. Các chuyên gia có thể sử dụng các liệu pháp để xây dựng kỹ năng đối phó tích cực hơn.
Bên cạnh đó, một số phương pháp khác gồm chánh niệm giúp người bệnh khám phá cảm xúc, giảm căng thẳng và cải thiện khả năng ứng phó trong cuộc sống hàng ngày.
- Mindfulness là liệu pháp luyện tập để tập trung vào hiện tại và giảm căng thẳng
- Acceptance and Commitment Therapy (ACT) học cách chấp nhận cảm xúc tiêu cực mà không phán xét
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) làm thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực để cải thiện cảm xúc
- Dialectical Behavior Therapy (DBT) giúp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc và cải thiện mối quan hệ
3. Dùng công nghệ hỗ trợ
Ngày nay, công nghệ đã mang đến nhiều sáng chế công cụ hỗ trợ hữu ích trong việc quản lý cảm xúc và căng thẳng. Các ứng dụng thiền định giúp người dùng dễ dàng thực hành các bài tập thư giãn và tĩnh tâm ngay tại nhà, từ đó cải thiện tinh thần mỗi ngày.
Ngoài ra, các trò chơi trí não như Sudoku, cờ vua cũng là cách hiệu quả để rèn luyện khả năng tập trung. Những hoạt động này không chỉ mang lại lợi ích giải trí mà còn đem đến một tâm trí đã được cân bằng.
4. Kết nối với thiên nhiên
Kết nối với thiên nhiên là cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để cải thiện tâm trạng. Chỉ cần dành thời gian tắm nắng mỗi ngày, cơ thể sẽ được tăng cường sản xuất serotonin giúp giảm căng thẳng và mang lại cảm giác tích cực hơn.
Thả bộ trong công viên, khu vườn xanh mát cũng là một cách để tâm trí thư giãn và tái tạo năng lượng. Việc chăm sóc cây cảnh còn giúp bản thân tìm thấy niềm vui nhỏ bé theo từng khoảnh khắc phát triển của cây xanh.
5. Thay đổi lối sống
Cuộc sống đôi khi trở nên bận rộn, áp lực khiến con người ta quên mất việc tận hưởng những khoảnh khắc nhỏ bé trong ngày. Chính vì vậy, thay đổi lối sống là cách giúp ta cải thiện sức khỏe thể chất mà còn làm đời sống tinh thần thêm phong phú đi đôi với niềm vui và sự bình an.
- Sống chậm lại và tận hưởng mọi khoảnh khắc
- Tận hưởng thiên nhiên bằng cách mở rèm cửa, đi bộ ngoài trời, làm vườn
- Học hỏi và phát triển bản thân qua sách vở
- Chế độ ăn lành mạnh với nhiều loại thực phẩm giàu omega – 3 như cá hồi, quả óc chó
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để duy trì sức khỏe
- Đọc sách để mở rộng kiến thức và trí thức
- Lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của người khác
- Tôn trọng các giá trị truyền thống của gia đình
- Viết nhật ký ghi lại suy nghĩ và cảm xúc hàng ngày
- Tổ chức các buổi họp mặt gia đình để thêm gắn kết giữa các thành viên
- Nghe nhạc yêu thích để thư giãn và tâm hồn được thư thái
- Tham gia các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện giúp kết nối mọi người với nhau
- Tìm thấy niềm vui trong những điều nhỏ nhặt của cuộc sống
- Sáng tạo nghệ thuật thông qua tranh ảnh, nhật ký, viết tiểu thuyết để biểu đạt và quản lý cảm xúc tốt hơn
6. Tạo không gian sống lý tưởng
Một không gian sống lý tưởng nên được bắt đầu từ việc dọn dẹp và sắp xếp lại đồ đạc. Loại bỏ những vật dụng không cần thiết giúp ngôi nhà gọn gàng mà còn làm cho tâm trí cảm thấy thoải mái hơn. Hãy áp dụng nguyên tắc 80/20 tức là giữ 80% không gian cho những đồ dùng cần thiết và chỉ để lại 20% cho những món đồ trang trí, kỷ niệm.
Ngoài sự gọn gàng, trang trí nhà cửa cũng nên được cân nhắc bởi tầm quan trọng khi tạo ra không gian sống lý tưởng. Lựa chọn màu sắc yêu thích và sử dụng ánh sáng tự nhiên sẽ giúp không gian trở nên thoải mái hơn. Thêm một vài cây xanh sẽ mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên và làm không khí trong lành.
Một không gian sống lý tưởng còn là sự kết hợp giữa phong cách và tính tiện dụng. Đừng quên tạo ra những góc thư giãn nhỏ, góc làm việc thoải mái để tận hưởng không gian sống một cách trọn vẹn.
Cuộc sống hiện đại với nhịp độ nhanh và áp lực lớn dễ khiến con người rơi vào trạng thái đa cảm xúc. Thay vì để bị lấn át, hãy học cách chấp nhận và sử dụng chúng làm động lực để vươn lên, giúp cải thiện không chỉ tâm trạng mà còn cả chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm:
- 8 Cách để không bị cảm xúc chi phối làm chủ bản thân
- Các thuốc điều trị rối loạn cảm xúc phổ biến và thận trọng
- Xấu hổ (cảm xúc) là gì? Biểu hiện và 9 Cách vượt qua
Nguồn tham khảo:
- https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC5548140/
- https://online.uwa.edu/news/emotional-psychology/
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!