Đặc tính lười biếng xã hội (Social Loafing): Hệ lụy và giải pháp
Lười biếng xã hội ý chỉ tâm lý ỷ lại, lười nhác của các thành viên kh làm việc theo nhóm. Nhóm càng đông thì biểu hiện này càng nghiêm trọng. Vậy tình trạng này xuất phát từ đâu? Có ảnh hưởng gì đến mọi người?
Lười biếng xã hội (Social Loafing) là gì?
Lười biếng xã hội dùng để chỉ việc một người ít đóng góp, ít cố gắng hơn cho công việc chung, khi họ trở thành thành viên của một nhóm, một tập thể.
Nguyên nhân là do công việc sẽ được san sẻ cho nhiều người cùng gánh vác. Do đó, cá nhân của nhóm sẽ ít nổ lực hơn khi họ thực hiện công việc một mình, và chịu trách nhiệm một cách độc lập.
Việc có nhiều người cùng tham gia công việc khiến một số người có tâm lý ỷ lại. Họ cho rằng nếu mình không làm thì cũng có người khác làm thay vì hướng đến lợi ích chung.
Lười biếng xã hội sinh ra tâm lý lười nhác, “ăn không ngồi rồi”. Hành vi này có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, từ môi trường học tập, làm việc thông thường, đến những môi trường yêu cầu cao hơn.
Lười biếng xã hội đã xuất hiện trong thời gian dài, và thể hiện rất rõ trong cuộc sống. Ví dụ khi kéo co, khi càng ít người kéo thì chúng ta càng kéo mạnh. Nhưng khi nhiều người kéo, chúng ta lại không dồn sức như khi kéo một mình.
Hành vi này vẫn đang tồn tại, và phát triển một cách âm thầm trong nhiều nền văn hóa. Nó có thể xuất hiện trong hầu hết các công việc tập thể, và các đội nhóm bất kể môi trưởng.
Vì sao nhiều người lại lười biếng xã hội?
Nếu bạn đã từng làm việc nhóm, chắc hẳn bạn sẽ nhìn thấy tình trạng này. Những người có trách nhiệm sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, bực bội vì một số thành viên không hề nỗ lực, và có ít có đóng góp trong công việc chung.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự lười biếng xã hội?
- Thiếu động lực cho công việc vì không thấy được lợi ích thiết thực
- Cảm thấy nỗ lực đến mấy cũng không mang lại kết quả như mong đợi
- Thiếu tự tin vào bản thân, không tin mình có thể hoàn thành công việc
Xem thêm: Hậu Quả Của Việc Thiếu Tự Tin Trong Cuộc Sống Bạn Nên Lưu Ý
- Đánh giá quá cao những người khác nên tin rằng họ có thể làm tốt mọi việc
- Do ảnh hưởng của phân hóa trách nhiệm khiến nhiều người xem nhẹ công việc của mình
- Cảm thấy công việc của bản thân không quan trọng, không ảnh hưởng đến mọi người nên ít để tâm
- Ảnh hưởng từ quy mô nhóm. Nhóm càng lớn thì lười biếng xã hội càng xuất hiện nhiều
- Kết quả làm việc được đánh giá chung cho tập thể. Vì thế nhiều người cho rằng người giỏi sẽ gánh luôn phần mình nên không cần cố gắng.
Có thể thấy, lười biếng xã hội chủ yếu xuất phát từ tâm lý ỷ lại vào người khác, hoặc do công việc không mang đến lợi ích cho bản thân. Tâm lý này gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cả cá nhân và xã hội.
Ảnh hưởng của lười biếng xã hội
Đặc tính tâm lý này có thể làm hại đến chất lượng công việc, và làm tổn thất to lớn đối với các tổ chức. Lười biếng xã hội có thể khiến công việc bị trì trệ, không hiệu quả như mong muốn.
Khi có thành viên lười biếng, các thành viên khác phải nỗ lực nhiều hơn để bù đắp và hoàn thành tốt công việc. Điều này khiến họ phải chịu những trách nhiệm không cần thiết.
Đặc biệt, nếu công việc của người lười biếng do các thành viên khác đảm nhận không đúng chuyên môn, người làm thay phải chịu áp lực rất lớn. Điều này làm nảy sinh cảm xúc tiêu cực, bực bội cho mọi người.
Những cá nhân có trách nhiệm cố gắng làm nhiều hơn, và dành nhiều công sức hơn để bù đắp cho sự thể hiện yếu kém của những kẻ lười biếng. Càng như vậy, tình trạng lười biếng xã hội sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Theo thời gian, sự lười biếng của các cá nhân sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của tập thể, tạo ra sự căng thẳng giữa các mối quan hệ hoặc có thể làm suy giảm hiệu suất, tác động đến kết quả chung của cả nhóm.
Cách khắc phục tình trạng lười biếng xã hội
Lười biếng xã hội là một trạng thái tâm lý thường xuyên xuất hiện khi chúng ta làm việc trong tập thể. Chính vì thế, để hạn chế và khắc phục tốt tình trạng này, bạn cần áp dụng các cách sau đây:
1. Phân công cụ thể công việc của từng thành viên
Khi làm việc tập thể, các công việc sẽ được chia nhỏ ra cho từng thành viên. Nhiệm vụ của nhóm trưởng là cần nắm rõ khả năng của mỗi người và phân công thật rõ ràng.
Điều này sẽ giúp gia tăng tính trách nhiệm của mỗi cá nhân và giúp họ có thể chú tâm, nỗ lực hơn để hoàn thành tốt các việc được giao.
Khi hiểu rõ được các nhiệm vụ mà bản thân cần phải thực hiện, cá nhân sẽ ý thức hơn về vị trí và vai trò của mình trong một tập thể. Họ cũng biết được mục đích cuối cùng mà nhóm cần phải hoàn thành để cố gắng hơn.
Điều này cũng giúp hạn chế hội chứng burnout khi làm việc. Khi một người phải làm quá nhiều, họ rất dễ kiệt sức và suy nhược inh thần
2. Đưa ra nhận xét và đánh giá phù hợp
Hãy cùng nhau quan sát, theo dõi sự nỗ lực của từng thành viên. Hãy đưa ra lời khen, nhận xét phù hợp và đúng lúc để có thể nâng cao hiệu suất và cổ vũ nhau cố gắng nhiều hơn.
Phương pháp này có thể giúp cho tập thể nhắc nhở nhau tốt hơn, tránh tình trạng lơ là, mất tập trung vào mục tiêu ban đầu.
Đồng thời, các thành viên trong nhóm còn có thể thúc đẩy nhau gia tăng tiến độ để kịp hoàn thành công việc trong thời gian quy định, tạo cơ hội để gia tăng tình cảm, mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên.
3. Hạn chế sự hỗ trợ khi không cần thiết
Biết rằng làm việc nhóm là cách tốt nhất để có thể gia tăng tinh thần đồng đội, hỗ trợ nhau nhiều hơn trong công việc. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào bạn cũng cần giúp đỡ lẫn nhau.
Khi đã phân chia công việc cụ thể thì mỗi người phải có trách nhiệm để hoàn thành tốt việc mà mình được giao phó. Do đó, chúng ta chỉ hỗ trợ, chứ tuyệt đối không được thay đối phương làm việc của họ.
Đối với những việc trong khả năng của mỗi người thì tốt nhất bạn chỉ nên hướng dẫn, tuyệt đối không được làm thay. Chẳng hạn như những việc lên lịch hẹn, soạn văn bản, trả lời email,…
Nếu các thành viên chưa nắm rõ thì bạn hoàn toàn có thể chỉ dạy và hướng dẫn họ một cách tận tình để họ có thể tự thực hiện chúng một cách tốt nhất.
Điều này vừa giúp bạn có thể hỗ trợ đồng đội vừa giúp các thành viên ý thức hơn về nhiệm vụ của bản thân và có sự chủ động trong mọi việc.
Lười biếng xã hội là một tình trạng thường xuyên xuất hiện khi chúng ta làm việc trong một tập thể. Hi vọng qua thông tin của bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về các ảnh hưởng to lớn của nó và có cách khắc phục hiệu quả để hoàn thành công việc thật tốt.
Tham khảo thêm:
- Áp lực công việc dẫn đến mệt mỏi, stress và cách vượt qua
- 24 cách giải tỏa stress trong công việc bạn nên biết
- Bị suy nhược cơ thể do làm việc quá sức và cách khắc phục
- Lý thuyết trao đổi xã hội và sự tác động trong các mối quan hệ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!