Phân biệt giữa tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách
Tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách là hai bệnh lý hoàn toàn khác biệt nhưng lại rất dễ nhầm lẫn. Bản chất các triệu chứng của hai bệnh là khác nhau nhưng lại được thể hiện khá giống nhau, tuy nhiên nhìn chung họ đều dễ bị xã hội xa lánh, kỳ thị. Cần phát hiện và điều trị chính xác hai bệnh lý này để người bệnh nhanh chóng hòa nhập lại với cuộc sống bình thường.
Hướng phân biệt tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách
Tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách đều là những bệnh lý về tâm thần cực kỳ nguy hiểm cho chính bản thân người bệnh cũng như với những người xung quanh. Người mắc cả hai bệnh này đều có những hành vi bất thường trong một thời điểm nào đó khiến họ đột nhiên như trở thành người khác. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người thường nhầm lẫn hoặc đánh đồng cả hai bệnh này.
Tuy nhiên trên thực tế hai bệnh này rất ít điểm chung, kể cả về bản chất, hình thái biểu hiện, nguyên nhân hay hướng điều trị. Sai lầm trong phán đoán có thể gây ra nhiều hệ lụy khác nguy hiểm hơn. Do đó nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về hai bệnh lý này bạn có thể tham khảo các thông tin cơ bản giúp phân biệt hai bệnh lý này sau đây
Định nghĩa và bản chất
Rối loạn đa nhân cách (DID) là một dạng rối loạn nhân dạng phân ly thuộc rối loạn tâm thần được đặc trưng bằng việc người bệnh có ít nhất hai nhân cách tách rời hoàn toàn. Các nhân cách này chung sống cùng trong 1 cơ thể và có xu hướng tính cách khác nhau, xuất hiện trong thời điểm khác nhau và không có ký ức về nhau.
Các nghiên cứu cho thấy rối loạn đa nhân cách thường là hệ quả của chấn thương tâm lý khiến các nhân cách mới đột ngột xuất hiện. Mỗi nhân cách sẽ xuất hiện dựa trên từng hoàn cảnh để đối phó, giải quyết với tình huống đó. Sau khi nhân cách này biến mất, nhân cách chủ thể thường không có ký ức và cảm thấy như đầu óc trống rỗng.
Tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh tâm thần nặng, thuộc nhóm loạn thần, thường có yếu tố mãn tính và tiến triển từ từ. Ở người tâm thần phân liệt thường nghe thấy những ảo giác, ảo thanh, ảo thị và cảm thấy như nghe thấy tiếng nói bên trong đầu. Tuy nhiên đây không phải một nhân cách khác như DID mà chỉ là sự gián đoạn trong suy nghĩ và cảm xúc ở bệnh nhân.
Rối loạn đa nhân cách được coi là rối loạn phát triển trong khi TTPL được coi là rối loạn tâm thần nên bản chất của cả hai hoàn toàn khác nhau.
Triệu chứng đặc trưng tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách
Triệu chứng của cả hai bệnh là yếu tố cơ bản giúp xác định chính xác hai bệnh nhất. Bản chất các dấu hiệu không hề giống nhau tuy nhiên các hành vi bất thường lại khá tương đồng nên đôi khi dễ gây nhầm lẫn. Hiểu về bản chất và các triệu chứng sẽ giúp bạn phân biệt tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách dễ dàng hơn
Tâm thần phân liệt | Rối loạn đa nhân cách |
|
|
Ở những bệnh nhân rối loạn đa nhân cách hoang tưởng Paranoid cũng có thể các các trạng thái hoảng tưởng, lo lắng, sợ hãi thái như như bệnh nhân tâm thần phân liệt, tuy nhiên không phải bệnh nhân nào DID nào cũng có nhân cách này.
Một điểm có thể thấy rõ DID thường có nhân cách chủ thể là những người hiền lành, yếu đuối, dễ bị đàn áp, bắt nạt, sợ hãi. Các nhân cách mới xuất hiện cũng có thể để bảo vệ chủ thể. Trong các trường hợp các nhân cách khác quá mạnh, có tính chiếm hữu cao có thể sẽ lấn át hoàn toàn nhân cách chính. Với TTPL có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào.
Hầu hết người bệnh TTPL đều có những hành vi xấu xa như tấn công, bạo lực với người khác còn ở bệnh DID thì không hẳn. Có những nhân cách là người tốt, thậm chí có học vị cao, hiểu biết sâu rộng, không phải nhân cách nào cũng xấu xa.
Nguyên nhân gây bệnh
Đây cũng là yếu tố xác minh để khẳng định rõ hai bệnh lý này. Cả hai bệnh lý chưa thể xác định chính xác đâu là nguyên nhân gây bệnh, chỉ có các yếu tố nguy cơ.
Cụ thể những yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh chính bao gồm
Rối loạn đa nhân cách | Tâm thần phân liệt |
|
|
Các bác sĩ cho biết, sang chấn tâm lý không đủ để gây TTPL mà nó có thể là hậu quả hoặc yếu tố làm tác động bệnh trở lại. Trong khi đó những đau khổ, thương vong, chấn thương tâm lý trong quá khứ lại chính là nguyên nhân khiến xuất hiện các nhân cách ở người DID.
Mức độ nguy hiểm của tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách
Người bị TTPL có thể gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày bởi trong đầu họ luôn có những âm thanh, ảo tưởng sai khiến họ. Người bệnh luôn có những hành vi lạ lùng mang tính bạo lực, khó diễn đạt bằng lời nói, không biết bộc lộ cảm xúc, thường lẩn trốn vì thế không thể hòa nhập được với đời sống, không tìm kiếm được việc làm.
Trong khi đó ở người DID hầu hết vẫn có thể sinh hoạt bình thường, họ vẫn có nhiều bạn bè, có lối cử xử văn hóa ở nhân cách chính. Các nhân các khác có thể tốt hoặc xấu nhưng nếu không xuất hiện đột ngột thì cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống của bệnh nhân.
Tuy nhiên thật khó để khẳng định bệnh nào trầm trọng hơn bởi bệnh nhân TTPL bộc lộ các triệu chứng khá rõ ràng, có thể làm hại người khác, nặng hơn là tự sát. Còn với với người bị DID cũng có cách nhân cách xấu có thể làm hại những người xung quanh. Đặc biệt ở bệnh nhân này lại có lối suy nghĩ hành động logic nên có thể lên những kế hoạch hành động nên tỷ lệ thành công khi làm chuyện xấu cũng rất cao.
Mỗi bệnh lý đều nguy hiểm và gây ra những vấn đề khó khăn riêng cho người bệnh nên cần điều trị càng sớm càng tốt. Thăm khám và thực hiện các chẩn đoán chuyên môn tại bệnh viện sẽ giúp việc xác định và điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.
Hướng điều trị tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách
Nhìn chung các bác sĩ sẽ đều xem xét tiền sử bệnh án, làm một số bài test để xem xét các dấu hiệu bệnh để đưa ra những chẩn đoán chính xác trước khi đưa ra phác đồ điều trị. Cả hai bệnh đều cần kiên trì điều trị trong thời gian dài để loại bỏ bệnh hoàn toàn.
Ở bệnh nhân DID chủ yếu hướng tới trị liệu tâm lý để người bệnh hiểu được vấn đề, khơi gợi nhân cách chính mạnh mẽ hơn, loại bỏ những ám ảnh tâm lý để dần loại bỏ những nhân cách khác. Thôi miên cũng có thể áp dụng để người bệnh nhớ về những hành vi của các nhân cách khác mà bạn chưa biết. Hầu hết bệnh nhân DID không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, tuy nhiên nếu liên quan đến trầm cảm hay lo âu, mất ngủ có thể được chỉ định để làm giảm nhẹ các triệu chứng này.
Trong khi đó, việc dùng thuốc lại cực kỳ cần thiết để kiểm soát những hành vi, suy nghĩ bất thường ở bệnh nhân TTPL. Bệnh nhân cần dùng các loại thuốc chống loạn thần, thuốc an thần, thuốc bổ não hay phẫu thuật để phục hồi chức năng trong một số trường hợp cần thiết. Tâm lý trị liệu cũng cần thiết để đưa người bệnh sớm hòa nhập với cộng đồng, tăng sự tin tưởng và chấp nhận phối hợp với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.
Cả tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách còn cần có sự phối hợp từ gia đình, xã hội để người bệnh cảm nhận được tình yêu thương, sự tin tưởng và có ý chí quyết tâm điều trị hơn. Sau điều trị người bệnh vẫn nên duy trì tái khám, kiểm tra tâm lý để phát hiện sớm các dấu hiệu tiềm ẩn và kiểm soát kịp thời.
Như vậy có thể thấy rằng bản chất của tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách hoàn toàn khác nhau nhưng nhìn chung đây đều là những bệnh nguy hiểm. Người bệnh nên đến những bệnh viên tâm thần uy tín, có đầy đủ máy móc kỹ thuật hiện đại, có bác sĩ giỏi để hỗ trợ quá trình chẩn đoán và điều trị đạt kết quả chính xác nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Cảnh giác với chứng loạn thần do bia rượu
- Rối loạn phân liệt cảm xúc và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh loạn thần có nguy hiểm không? Có chữa được không?
- Nói chuyện với người đa nhân cách: Những điều cần lưu ý
Cảm ơn tác giả bài viết