Test Thang Đánh Giá Lo Âu – Trầm Cảm – Stress (DASS)
Thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress (DASS) là bài test đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà.
Thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress (DASS)
Thông thường, chẩn đoán về lo âu, trầm cảm, stress cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia. Người bệnh phải trực tiếp thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa uy tín.
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá trước nguy cơ ngay tại nhà bằng thang đánh giá lo âu trầm cảm stress DASS. Sau khi có kết quả, người bệnh có thể cân nhắc việc thăm khám.
Hiện nay, thang đánh giá DASS sẽ có 2 loại, là DASS 21 và DASS 42 tương ứng với số câu hỏi của mỗi thang. Tuy nhiên, bộ 21 câu hỏi vẫn là thang đánh giá được sử dụng phổ biến với độ chính xác cao.
1. Thang đánh giá DASS – 21
Bộ câu hỏi 21 câu của thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress DASS – 21 bao gồm:
1. Tôi dường như không có suy nghĩ và cảm giác tích cực nào.
2. Tôi thường xuyên bị khô miệng.
3. Tôi thường có phản ứng quá mức với hầu hết các tình huống.
4. Dù không làm gì quá sức nhưng tôi vẫn cảm thấy khó thở, hơi thở gấp.
5. Tôi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cảm giác thoải mái, thư giãn.
6. Chân và tay tôi luôn trong trạng thái run rẩy.
7. Tôi thường xuyên suy nghĩ.
8. Tôi không có bất kỳ mong đợi nào ở bản thân.
9. Tôi thường lo sợ không rõ nguyên nhân.
10. Tôi dễ tự ái, hay phật ý mọi người.
11. Dù không hoạt động nặng nhọc hay quá sức nhưng tôi vẫn cảm thấy rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, đập loạn nhịp.
12. Tôi khó có thể thư giãn.
13. Tôi thường rơi vào trạng thái hoảng loạn, mất kiểm soát.
14. Tôi dễ cảm thấy thất vọng, chán nản về mọi thứ xung quanh.
15. Tôi khó có thể chấp nhận và hài lòng về việc bản thân đang làm gián đoạn.
16. Tôi không có hứng thú hay bị hấp dẫn bởi mọi thứ.
17. Tôi dễ kích động, cáu gắt.
18. Tôi cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, vô nghĩa.
19. Tôi khó có thể bắt đầu công việc.
20. Tôi luôn có cảm giác lo lắng, bất an về những tình huống làm tôi sợ hãi.
21. Tôi dễ kích động.
Đối với mỗi câu hỏi, bạn sẽ cần trả lời và tính điểm theo các đáp án tương ứng sau:
- 0 điểm – Hoàn toàn không đúng với tôi
- 1 điểm – Thỉnh thoảng đúng với tôi
- 2 điểm – Phần nhiều thời gian đúng với tôi
- 3 điểm – Hoàn toàn đúng với tôi
Sau khi hoàn thành tất cả 21 câu hỏi của thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress DASS, bạn tính tổng điểm và nhân với hệ số 2 để ra kết quả cuối cùng và so sánh với các mức độ sau đây:
+ Mức độ lo âu:
- Từ 0 điểm đến 7 điểm: Bình thường
- Từ 8 điểm đến 9 điểm: Nhẹ
- Từ 10 điểm đến 14 điểm: Vừa
- Từ 15 điểm đến 19 điểm: Nặng
- Từ 20 điểm đến 42 điểm: Rất nặng
+ Mức độ stress:
- Từ 0 điểm đến 14 điểm: Bình thường
- Từ 15 điểm đến 18 điểm: Nhẹ
- Từ 19 điểm đến 25 điểm: Vừa
- Từ 26 điểm đến 33 điểm: Nặng
- Từ 34 điểm đến 42 điểm: Rất nặng
+ Mức độ trầm cảm:
- Từ 0 điểm đến 9 điểm: Bình thường
- Từ 10 điểm đến 13 điểm: Nhẹ
- Từ 14 điểm đến 20 điểm: Vừa
- Từ 21 điểm đến 27 điểm: Nặng
- Từ 28 điểm đến 42 điểm: Rất nặng
2. Thang đánh giá DASS – 42
Bộ câu hỏi 21 câu của thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress DASS – 42 bao gồm:
1. Tôi hay bị khô miệng.
2. Tôi thường xuyên bị rối loạn nhịp thở, khó thở hoặc thở gấp.
3. Tôi hay có xu hướng phản ứng quá mức với mọi việc.
4. Tôi khó khăn để thư giãn.
5. Tôi thấy bản thân không có gì để kỳ vọng.
6. Tôi cho rằng bản thân đang suy nghĩ quá nhiều.
7. Tôi không thể kiên nhẫn để chờ đợi mọi thứ.
8. Tôi dần mất hứng thú với mọi thứ diễn ra xung quanh.
9. Tôi dễ tự ái, phật ý.
10. Tôi hay có cảm giác lo sợ vô cớ.
11. Tôi khó có thể cảm thấy thoải mái.
12. Có lẽ tôi không cảm thấy hứng thú và kích thích bởi bất kỳ điều gì.
13. Tôi luôn cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thất vọng.
14. Tôi thấy bản thân dường như trở nên hoảng loạn.
15. Tôi không dám và lo sợ phải thực hiện những việc mà người khác cho là bình thường, mặc dù tôi chưa từng trải nghiệm nó.
16. Tôi khó có thể chấp nhận được những việc đang dang dở.
17. Tôi nghĩ rằng mình là kẻ vô dụng.
18. Tôi cảm thấy sợ hãi, kinh hoàng.
19. Tôi cho rằng cuộc sống thật vô nghĩa.
20. Tôi lo lắng thái quá về những tình huống đe dọa hoặc có khả năng biến tôi thành tâm điểm cười nhạo của người khác.
21. Tôi gặp khó khăn khi phải bắt đầu công việc.
22. Tôi hay bị run.
23. Tôi rất dễ bị kích động.
24. Tôi thấy tương lai của mình không có gì để hy vọng.
25. Tôi cảm thấy khó chịu và không chấp nhận khi có điều gì đó cản trở hay xen vào công việc tôi đang làm.
26. Tôi luôn sống trong trạng thái căng thẳng.
27. Tôi không còn hào hứng với bất kỳ điều gì.
28. Tôi khó có thể bình tĩnh lại sau khi bị bối rối, hoảng sợ.
29. Tôi dễ cảm thấy bực tức, khó chịu, cáu gắt.
30. Dù không hoạt động nhiều nhưng tôi vẫn cảm thấy khó thở, tim đập nhanh.
31. Tôi thấy khó nuốt.
32. Tôi cho rằng cuộc sống không có giá trị.
33. Dù không làm việc gì nặng nhọc hay hoạt động ngoài trời nắng nóng nhưng tôi vẫn hay bị đổ mồ hôi.
34. Tôi nghĩ rằng mình không đáng để làm người.
35. Tôi cảm thấy bản thân gần như bị ngất đi.
36. Tôi cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, mọi thứ luôn bị trì trệ.
37. Tôi dễ trở nên bối rối.
38. Tôi dễ cảm thấy lo lắng về một sự việc nào đó và trạng thái này chỉ dịu lại khi tình huống đó kết thúc.
39. Tay chân tôi thường xuyên có cảm giác run.
40. Tôi dường như không đạt được hiệu suất như trước.
41. Tôi không có cảm giác tích cực.
42. Tôi cảm thấy bản thân hay bối rối, không biết xử lý khi đối diện với những việc chẳng đâu vào đâu.
Đối với bộ câu hỏi này, bạn cũng sẽ cần trả lời các câu theo mức độ đánh giá sau:
- 0 điểm – Không đúng với tôi chút nào cả
- 1 điểm – Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng
- 2 điểm – Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng
- 3 điểm – Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng
Sau tổng hợp điểm số của thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress DASS, bạn so sánh kết quả theo các mức độ sau:
+ Mức độ lo âu:
- Từ 0 điểm đến 7 điểm: Bình thường
- Từ 8 điểm đến 9 điểm: Nhẹ
- Từ 10 điểm đến 14 điểm: Vừa
- Từ 15 điểm đến 19 điểm: Nặng
- Từ 20 điểm đến 42 điểm: Rất nặng
+ Mức độ stress:
- Từ 0 điểm đến 14 điểm: Bình thường
- Từ 15 điểm đến 18 điểm: Nhẹ
- Từ 19 điểm đến 25 điểm: Vừa
- Từ 26 điểm đến 33 điểm: Nặng
- Từ 34 điểm đến 42 điểm: Rất nặng
+ Mức độ trầm cảm:
- Từ 0 điểm đến 9 điểm: Bình thường
- Từ 10 điểm đến 13 điểm: Nhẹ
- Từ 14 điểm đến 20 điểm: Vừa
- Từ 21 điểm đến 27 điểm: Nặng
- Từ 28 điểm đến 42 điểm: Rất nặng
Cần làm gì sau khi sử dụng thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress (DASS)?
Dựa trên kết quả có được của thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress DASS, người bệnh hoặc gia đình cần cân nhắc biện pháp xử lý phù hợp. Cụ thể:
Mức độ bình thường:
- Sức khỏe tinh thần khá ổn định
- Không cần đến sự hỗ trợ y tế
- Giữ cho bản thân thoái mái, không để tình trạng trở nặng
Mức độ nhẹ:
- Bệnh nhân có dấu hiệu lo âu, trầm cảm, stress nhẹ
- Cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt.
- Nên tìm đến các dịch vụ, trung tâm chăm sóc và hỗ trợ tâm lý để được tư vấn cụ thể hơn
Mức độ vừa, nặng và rất nặng:
- Bệnh nhân đang trong giai đoạn lo âu, trầm cảm, stress nghiêm trọng
- Ảnh hưởng lớn đền sức khỏe, có nguy cơ tự ngược đãi bản thân hoặc tự sát
- Cần nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được hỗ trợ và can thiệp kịp thời.
Thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress (DASS) có thể giúp bạn biết được nguy cơ mắc bệnh và xác định chính xác về mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.
Tuy nhiên, nếu nghi ngờ bản thân đang mắc phải các chứng rối loạn tâm thần thì bạn cũng nên tiến hành thăm khám và chẩn đoán tại bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ kỹ lưỡng hơn.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!