#2 Bài Test kiểm tra mức độ rối loạn lo âu đơn giản, chính xác
Các bài test rối loạn lo âu được thực hiện để sàng lọc nguy cơ mắc bệnh. Nếu nhận thấy bản thân bị lo lắng, căng thẳng thái quá và dai dẳng, bạn nên làm bài test để đánh giá sức khỏe tâm thần.
Vì sao cần làm bài test rối loạn lo âu? Khi nào cần thực hiện?
Bên cạnh trầm cảm, rối loạn lo âu hiện đang là chứng rối loạn tâm thần phổ biến hiện nay. Rối loạn lo âu có đặc điểm là lo âu thái quá, dai dẳng, và mức độ lo âu không tương xứng với vấn đề.
Sự phổ biến của internet giúp việc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn. Và việc tiếp xúc với nhiều thông tin tiêu cực sẽ làm gia tăng stress và lo âu. Đây cũng là lý do khiến tỷ lệ người bị rối loạn lo âu tăng lên đáng kể trong hai thập kỷ trở lại đây.
Những người bị rối loạn lo âu nhận thức được sự lo lắng thái quá và vô lý của bản thân. Thế nhưng họ không thể nào kiểm soát được nỗi lo của chính mình. Trong tất cả các dạng rối loạn lo âu, rối loạn lo âu lan tỏa là dạng phổ biến nhất nhưng cũng khó nhận biết nhất.
Chẳng hạn như bạn lo lắng quá mức về tương lai, trong khi bản thân đang có cuộc sống viên mãn, gia đình không nợ nần hay bệnh tật. Sự lo lắng vẫn kéo dài khiến bạn bị căng thẳng, stress, dễ cáu kỉnh và khó kiểm soát cảm xúc.
Rối loạn lo âu ảnh hưởng lớn đến cảm xúc và hành vi người bệnh, làm giảm hiệu suất học tập, làm việc, gia tăng tỷ lệ lạm dụng rượu bia, thuốc lá và phát triển các chứng bệnh tâm thần khác như trầm cảm. Do đó, bạn cần thực hiện bài test rối loạn lo âu khi nhận thấy các triệu chứng sau:
- Nhận thấy bản thân luôn ở trong trạng thái lo lắng, bồn chồn và bất an (đặc biệt là khi tình trạng kéo dài hơn 6 tháng)
- Nhận thấy nguồn gốc của nỗi lo không tương xứng với mức độ lo lắng. Chẳng hạn như bạn cảm thấy lo lắng mơ hồ về tương lai, công việc, con cái,… mặc dù hiện tại cuộc sống vẫn rất ổn.
- Thường xuyên căng thẳng, tinh thần không bao giờ được thoải mái và vui vẻ tuyệt đối.
- Dễ cáu kỉnh và tức giận.
- Rối loạn lo âu gây mất ngủ, ăn uống kém, thường xuyên đau đầu và suy nhược.
Xem thêm: Biến chứng của rối loạn lo âu đến sức khỏe người bệnh
Các triệu chứng này không đủ để xác định bạn có bị rối loạn lo âu hay không. Tuy nhiên, rất có thể đây là dấu hiệu sớm của rối loạn lo âu và một số vấn đề tâm lý, tâm thần.
Các bài test kiểm tra mức độ rối loạn lo âu đơn giản
Hiện tại, có khá nhiều bài test được thiết kế để sàng lọc nguy cơ rối loạn lo âu. Trong đó, có một số bài test chuyên sâu được các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần sử dụng để đánh giá mức độ lo âu của từng bệnh nhân. Nếu nghi ngờ bản thân mắc chứng bệnh này, bạn có thể thực hiện 2 bài test sau:
1. Quiz test rối loạn lo âu
Các bài Quiz test có ưu điểm là ngắn gọn và thời gian thực hiện nhanh chóng. Nếu nghi ngờ mắc chứng rối loạn lo âu, bạn có thể thực hiện bài Quiz test theo bảng đánh giá GAD7. Bài test này bao gồm 7 câu hỏi đánh giá về biểu hiện xảy ra trong vòng 2 tuần qua và mỗi câu sẽ có thang điểm từ 0 – 3 điểm dựa trên mức độ.
Cách cho điểm từng câu hỏi trong bảng đánh giá GAD7:
- 0 điểm: Khi biểu hiện chưa từng xảy ra.
- 1 điểm: Khi biểu hiện xuất hiện một vài ngày (khoảng 1 – 6 ngày trong vòng 14 ngày)
- 2 điểm: Khi biểu hiện xuất hiện từ ½ số ngày trở lên (7 – 12 ngày trong vòng 14 ngày qua)
- 3 điểm: Khi biểu hiện đó xuất hiện hầu hết ở các ngày (dao động từ 13 – 14 ngày trong vòng 2 tuần qua)
Bộ 7 câu hỏi theo bảng đánh giá GAD7:
1. Có cảm giác bồn chồn, lo lắng và dễ cáu kỉnh, tức giận
- 0 điểm: Không gặp phải tình trạng này ở bất cứ ngày nào trong vòng 2 tuần qua
- 1 điểm: Gặp phải tình trạng này trong khoảng vài ngày (từ 1 – 6 ngày trên tổng số 14 ngày)
- 2 điểm: Tình trạng xảy ra trên ½ ngày (khoảng 7 – 12 ngày trong vòng 2 tuần qua)
- 3 điểm: Tình trạng diễn ra hầu như hằng ngày (chiếm khoảng 13 – 14 ngày trong vòng 2 tuần)
2. Không thể kiềm chế sự lo lắng của bản thân
- 0 điểm: Không gặp phải tình trạng này
- 1 điểm: Đôi khi không kiểm soát được sự lo lắng của bản thân và tình trạng này xảy ra trong vòng 1 – 6 ngày trong tổng số 14 ngày)
- 2 điểm: Không thể kiềm chế sự lo lắng của bản thân thường xuyên và tình trạng xảy ra trong 7 – 12 ngày trong vòng 2 tuần gần đây)
- 3 điểm: Tình trạng xảy ra liên tục, chiếm khoảng 13 – 14 ngày trong tổng số 14 ngày gần đây.
3. Tinh thần hoàn toàn không thoải mái và gần như không có cảm giác thư giãn
- 0 điểm: Không gặp phải tình trạng kể trên, tinh thần luôn thư thái và thoải mái
- 1 điểm: Gặp phải một vài lần, xuất hiện từ 1 – 6 ngày trong tổng số 14 ngày
- 2 điểm: Tinh thần gần như thoải mái trong suốt 14 ngày, tình trạng xuất hiện trong khoảng 7 – 12 ngày/ 2 tuần
- 3 điểm: Tình trạng khó chịu và tinh thần thoải mái xảy ra từ 13 – 14 ngày trong vòng 2 tuần
4. Lo lắng quá nhiều về nhiều khía cạnh, vấn đề trong cuộc sống
- 0 điểm: Không gặp phải tình trạng kể trên
- 1 điểm: Tình trạng xảy ra khoảng vài ngày trong 2 tuần (thường dao động từ 1 – 6 ngày trên tổng số 14 ngày)
- 2 điểm: Tình trạng lo lắng diễn ra thường xuyên với tần suất 7 – 12 ngày trên tổng số 14 ngày
- 3 điểm: Cảm thấy bản thân lo lắng quá nhiều về nhiều khía cạnh trong cuộc sống và tình trạng này xảy ra từ 13 – 14 ngày trong tổng số 14 ngày gần đây
5. Cảm thấy bồn chồn, bất an không thể ngồi yên
- 0 điểm: Hoàn toàn không có cảm giác này
- 1 điểm: Tình trạng xảy ra đôi khi, xuất hiện từ 1 – 6 ngày trong tổng số 14 ngày gần đây
- 2 điểm: Tình trạng bồn chồn, không ngồi yên xảy ra thường xuyên, chiếm từ 7 – 12 ngày trên tổng số 14 ngày
- 3 điểm: Tình trạng xảy ra thường xuyên, chiếm khoảng 13 – 14 ngày trên tổng số 2 tuần
6. Bản thân dễ bực bội và cáu kỉnh
- 0 điểm: Không gặp phải tình trạng trên hoặc chỉ tức giận khi có lý do chính đáng
- 1 điểm: Tình trạng xảy ra đôi khi với tần suất 1 – 7 ngày/ 14 ngày
- 2 điểm: Tình trạng xảy ra thường xuyên với tần suất dao động từ 7 – 12 ngày trong vòng 2 tuần trở lại đây
- 3 điểm: Bản thân gần như luôn cáu kỉnh và tức giận, tình trạng xuất hiện suốt từ 13 – 14 ngày trong vòng 2 tuần gần đây nhất
7. Luôn có cảm giác lo sợ về những điều tồi tệ có thể xảy ra
- 0 điểm: Không có cảm giác lo sợ này
- 1 điểm: Đôi khi có cảm giác lo sợ về những điều tồi tệ có thể xảy ra trong tương lai. Tình trạng xuất hiện từ 1 – 6 ngày trong tổng số 14 ngày.
- 2 điểm: Tình trạng xảy ra thường xuyên, chiếm khoảng 7 – 12 ngày trong tổng số 14 ngày
- 3 điểm: Luôn có cảm giác lo sợ về những điều tồi tệ và tình trạng xuất hiện từ 13 – 14 ngày trong tổng số 14 ngày gần đây nhất
Sau khi trả lời 7 câu hỏi, bạn cộng hết điểm số của 7 câu để xem kết quả.
- Tổng số 5 – 9 điểm: Mức độ lo âu nhẹ, không đáng lo ngại
- Tổng số 10 – 14 điểm: Lo âu mức độ vừa
- Tổng số từ 15 – 21 điểm: Mức độ lo âu nặng cần có biện pháp cải thiện sớm để tránh tình trạng tiến triển xấu
Trước khi làm bài test, bạn nên quan sát bản thân trong vòng 2 tuần và ghi chép lại những triệu chứng gặp phải. Sau đó, dựa trên những biểu hiện này để trả lời bài test, từ đó mới cho kết quả khách quan nhất.
Bài test kiểm tra mức độ rối loạn lo âu theo thang HAM-A
Thang HAM-A, hay thang đánh giá lo âu của Hamilton, được sử dụng trong quá trình chẩn đoán rối loạn lo âu. Thang đánh giá HAM-A nên được thực hiện sau khi kết quả bài Quiz test cho thấy, bạn đang bị lo âu ở mức độ trung bình cho đến nặng.
Bài test này bao gồm 14 thông số và bạn có 15 – 20 phút để hoàn thành. Mỗi mục sẽ có số điểm từ 0 – 4 điểm, trong đó:
- 0 điểm: Hoàn toàn không có biểu hiện này
- 1 điểm: Có biểu hiện nhưng thỉnh thoảng mới gặp phải và mức độ thường nhẹ
- 2 điểm: Biểu hiện ở mức độ trung bình
- 3 điểm: Biểu hiện gặp phải ở mức độ nghiêm trọng
- 4 điểm: Có biểu hiện với mức độ rất nghiêm trọng
Khi làm thang đánh giá HAM-A, bạn có thể nhờ bạn bè và người thân hỗ trợ. Người hỗ trợ sẽ đọc các mục lên và bạn tự đánh giá mức độ của bản thân. Sau đó, người hỗ trợ sẽ ghi điểm vào từng mục, kế tiếp là tổng kết số điểm và xem kết quả.
Thang đánh giá HAM-A bao gồm 14 mục sau:
- Mục 1: Tình trạng lo âu – bao gồm cảm giác lo lắng, bất an, sau đó chuyển sang trạng thái dễ kích thích, lo sợ và khiếp sợ (hoảng loạn) không thể kiềm chế. Sự lo lắng thường liên quan đến tương lai mơ hồ, vô định.
- Mục 2: Căng thẳng thần kinh – là tình trạng không có khả năng thư giãn, cơ thể mệt mỏi, căng cơ, run và bồn chồn, đứng ngồi không yên.
- Mục 3: Lo sợ – sợ ở một mình, sợ người lạ, sợ bóng tối, sợ nơi công cộng, sợ ở giữa đám đông hoặc sợ các loài vật cụ thể. Lưu ý là nỗi lo sợ này chỉ xuất hiện trong những hoàn cảnh kể trên.
- Mực 4: Mất ngủ – có cảm giác ngủ không sâu giấc, thời gian ngủ ngắn và khó chìm vào giấc ngủ.
- Mục 5: Trí nhớ giảm và khả năng tập trung kém – bệnh nhân khó đưa ra quyết định cho các vấn đề dù không phải vấn đề quan trọng, giảm trí nhớ, khó tập trung và dễ lơ đễnh khi học tập, làm việc.
- Mục 6: Khí sắc trầm buồn – buồn rầu, chán nản, tuyệt vọng, phiền muộn,… thể hiện rõ trên khuôn mặt. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể than phiền về những cảm xúc này với người thân và bạn bè.
- Mục 7: Các triệu chứng cơ thể liên quan đến căng cơ bắp – thường gặp nhất là đau âm ỉ hoặc đau nhức nhiều, tê cứng, cơ thể suy nhược.
- Mục 8: Các triệu chứng cơ thể liên quan đến giác quan – bao gồm thể trạng yếu đuối, mệt mỏi, ù tai, có cảm giác kiến bò và nóng lạnh thất thường.
- Mục 9: Các triệu chứng liên quan đến tim mạnh – thường gặp nhất là nhịp tim nhanh, đau thắt vùng ngực, có cảm giác uể oải, ngực bị chèn ép, đánh trống ngực,…
- Mục 10: Các triệu chứng liên quan đến hô hấp – bao gồm cảm giác nghẹt thở, khó thở, thở nông, hay thở dài và có cảm giác co thắt ở vùng ngực.
- Mục 11: Các triệu chứng về tiêu hóa – bao gồm cảm giác nôn nao ở vùng thượng vị, khó khăn trong việc nuốt, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu hóa kém. Một số người có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón.
- Mục 12: Các triệu chứng liên quan đến tiết niệu sinh dục – bao gồm xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, đau khi giao hợp, lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ,…
- Mục 13: Các triệu chứng liên quan đến thần kinh thực vật như chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, đỏ mặt hoặc mặt tái nhợt, khô miệng,…
- Mục 14: Người hỗ trợ sẽ quan sát biểu hiện của bạn trong thời gian phỏng vấn. Dựa vào mức độ của các biểu hiện như run, kích động, căng thẳng, bồn chồn, thở gấp, đổ mồ hôi,… để cho điểm từ 0 – 4 điểm.
Sau khi cộng tất cả điểm số của 14 mục, bạn có thể xem kết quả để đánh giá mức độ lo âu của bản thân:
- Tổng số từ 0 – 13 điểm: Không có biểu hiện rối loạn lo âu
- Tổng số điểm từ 14 – 17 điểm: Mức độ lo âu nhẹ
- Tổng điểm từ 18 – 24 điểm: Lo âu ở mức độ trung bình
- Tổng điểm số trên 25 điểm: Mức độ lo âu nghiêm trọng cần được điều trị trong thời gian sớm nhất
Thang đánh giá HAM-A đã được sử dụng từ năm 1959 và hiện tại vẫn được ứng dụng phổ biến trong chẩn đoán rối loạn lo âu. Để cho kết quả chính xác, bạn nên nhờ những người thân cận với mình hỗ trợ thực hiện. Những người này phải hiểu rõ tính cách, thói quen sinh hoạt và tiếp xúc thân mật với bạn trong ít nhất 1 tháng trở lại đây.
Cần làm gì sau khi test kiểm tra mức độ rối loạn lo âu?
Nếu các bài test cho thấy bạn có khả năng bị rối loạn lo âu, bạn nên đánh giá thêm một số yếu tố như tiền sử gia đình, bản thân có bị stress trường diễn, hay vừa trải qua sang chấn tâm lý hay không. Ngoài ra, nên đánh giá xem tình trạng lo lắng thái quá ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt, học tập và làm việc.
Trong trường hợp lo âu kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, bạn nên đến bệnh viện khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, hoặc tới các cơ sở trung tâm tâm lý trị liệu có uy tín để được tham vấn.
Tâm lý trị liệu là một giải pháp hiện đại, an toàn và hiệu quả cho các chứng bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ… đang được nhiều quốc gia tiên tiến như Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Singapore áp dụng.
Hiện nay, ở Việt Nam, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu trầm cảm, lo âu bằng tâm lý trị liệu. Với quy trình trị liệu bài bản, khoa học, chuyên nghiệp, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã giúp hàng ngàn khách hàng hồi phục sức khỏe tâm trí, có được niềm vui sống trở lại và tiếp tục nhịp sống một cách bình thường.
Với những ai gặp các vấn đề về rối loạn lo âu, đến với Trung tâm NHC Việt Nam, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm vì:
- Các chuyên gia tâm lý đều là các Master Coach hàng đầu đến từ Ủy ban NLP Hoa Kỳ có chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm, luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và tận tâm với khách hàng.
- Trị liệu 1 khách hàng : 1 chuyên gia; bảo mật thông tin tuyệt đối.
- Cam kết hiệu quả rõ ràng và hoàn tiền 100% nếu không hiệu quả như đã cam kết.
- Không sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể, không tác dụng phụ, không biến chứng. Đặc biệt phù hợp với trẻ em, mẹ bầu, phụ nữ đang cho con bú.
- Liệu trình trị liệu được cá nhân hóa, thiết kế riêng cho từng khách hàng.
- Trong quá trình trị liệu, bên cạnh thời gian trị liệu trực tiếp, các chuyên gia còn có các bài tập, giải pháp để giúp người trầm cảm tự cải thiện tại nhà.
- Sau quá trình trị liệu, các chuyên gia vẫn tiếp tục đồng hành cùng khách hàng trong các chương trình trị liệu nhóm.
- Cung cấp kỹ năng để khách hàng có thể chăm sóc sức khỏe tinh thần một cách lâu dài.
Các bài test mức độ rối loạn lo âu trong bài viết được thiết kế để sàng lọc nguy cơ và đánh giá mức độ lo âu. Nếu nghi ngờ bản thân mắc chứng bệnh này, bạn nên thực hiện sớm để kịp thời thăm khám và điều trị.
Việc tự trả lời câu hỏi thường mang tính chủ quan nên bạn có thể thực hiện lại 2 – 3 lần ở những thời điểm khác nhau để đảm bảo tính khách quan của bài test.
Có thể bạn quan tâm
Mình cảm thấy mình bị rối loạn lo âu. Mình bị như vầy từ năm ngoái, nhưng không nghĩ nó là bệnh. Có cách nào để tự chữa tại nhà không ạ?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã chia sẻ. Bạn có thể tham khảo các giải pháp vượt qua rối loạn lo âu tại nhà ở đây nhé: https://tamlytrilieunhc.vn/cach-vuot-qua-chung-roi-loan-lo-au-tai-nha-2794.html Nếu bạn cần sự hỗ trợ chuyên sâu từ chuyên gia tâm lý trị liệu, bạn có thể gọi đến hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây: https://tamlytrilieunhc.vn/dat-lich-hen Trung tâm sẽ liên hệ cho bạn sớm. Chúc bạn một ngày tốt lành!
Test này có tin được không nhỉ?
Đọc bài thì thấy có được sử dụng để chẩn đoán rối loạn lo âu nên chắc là có chứ nhỉ
Nếu bạn thấy bản thân có dấu hiệu thì nên đi tư vấn bạn nhé. Dù sao gặp chuyên môn vẫn tốt hơn tự chẩn đoán mà
Buồn tay làm cho vui mà cũng 15 điểm huhu. Chắc dạo này lắm việc nên thế
May quá, có 6 điểm thôi ^^ hay bị chê là tồ thì cũng đỡ bị lo âu thế này cũng tốt
2 năm covid giờ mở cửa lại một thời gian rồi mà mình vẫn sợ ra ngoài. không dám làm bài này nữa…
có dấu hiệu thì bạn cứ làm thử xem, nếu có mức độ lo âu thật thì mình nghĩ bạn nên đi tư vấn hay khám bệnh xem, để lâu bị rối loạn sẽ ảnh hưởng cuộc sống đấy ạ
Chào bạn, cảm ơn những chia sẻ của bạn. Bạn nên đến bệnh viên để khám hoặc các trung tâm về Tâm lý trị liệu để tham vấn. Nếu bạn cần Trung tâm hỗ trợ chi tiết hơn. Bạn có thể gọi cho chúng tôi theo hotline: 096 589 8008 hoặc để lại tin nhắn tại đây: https://tamlytrilieunhc.vn/dat-lich-hen Chúc bạn cuối tuần tốt lành!
làm test 1 vừa đúng 18 :)))))) chs nữa
Bạn thấy không đúng ạ, mình thấy mình có vẻ sát thực tế
Em cũng không biết ạ, tại có cảm giác lo lắng thật cơ mà em không biết có gì đáng lo mà lại thế này
Erm, mọi người nhớ là để người quen làm cho mình nha, bản thân nhiều khi không để ý rõ đâu
Cảm ơn tác giả đã đăng bài viết này. Đôi lúc mình bị kêu là hay lo lắng quá, mình sợ có bệnh gì. Làm thử thì mới bị nhẹ thôi
Không biết hết dịch rồi có bao nhiêu người bị lo âu xã hội nhỉ. Mình có thằng bạn hồi trước hoạt động năng nổ mà người nhà nó dính xong nó sợ không dám ra ngoài, bỏ giãn cách mấy tuần mới bắt đầu
Chắc phải nhiều đấy bạn ơi, rồi còn có những người vì được làm việc từ xa nên quyết định kệ không ra ngoài nữa cơ
Làm gì đến mức đấy, chắc cũng phải ra mua đồ hay gì chứ
À thì chắc vẫn có nhưng mà không ra nếu không có lí do cấp thiết, ý mình là thế
Em có vẻ bị lo âu nặng ạ :(( Mọi người có ai dùng dịch vụ của NHC cho em biết có khỏi không ạ :((
Anh có thằng em lúc học thi chuyển cấp bị căng thẳng quá phải nhờ sự giúp đỡ của NHC năm ngoái này em. Trị liệu mấy tháng xong thì giờ nó ổn hơn rồi, có thể kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn
Dạ em cám ơn
Không tin bài này đâu, cảm thấy bệnh thì đi khám chứ test làm gì
Cả GAD-7 lẫn HAM-A vẫn được dùng trong nghiên cứu và chẩn đoán bạn nhé. Đã có nghiên cứu học thuật đánh giá độ tin cậy hai thang này rồi. Đồng ý là không nên tự chẩn đoán rồi tự kê đơn nhưng thang này vẫn khá được tin dùng đó
bài test này cũng được nhưng tôi nghĩ không phải ai cũng có thể nhận biết dấu hiệu ở bản thân, người thì không để ý, người thì lấy lí do để bào chữa cho triệu chứng của mình. tôi cũng từng như vậy. nên tôi nghĩ khi làm nên cố gắng chỉ nhìn vào sự thật thôi
Có 2 test thì thang nào đáng tin hơn ạ?
Bạn làm test đầu tiên, thấy tình trạng từ lo âu từ vừa đến nặng thì làm cái sau bạn ạ
Dạ vâng em cảm ơn, em làm xong thì chỉ mức nhẹ thôi ạ ^^
Test 1 18, test 2 30… Có vẻ t bị nặng hơn t tưởng…
Bạn ơi bạn nên tìm sự trợ giúp sớm bạn nhé. Ngày xưa bạn mình từng bảo kệ nghỉ ngơi một hồi sẽ hết, nó mất vì đột quỵ mấy năm trước rồi…
Cảm ơn bạn, mình chia buồn với bạn nhé
Chào bạn, bạn có thể đến trực tiếp Trung tâm gặp chuyên gia tâm lý tham vấn và hỗ trợ. Bạn cũng có thể gọi vào hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.
Bài test này có đúng thật không ạ ? Mình vừa làm xong bạn mình cộng lại 1 bài 19 ; còn 1 bài thì 28 hoang mang thật sự
Em thấy rối loạn lo âu đang rất phổ biến hiện nay. Người bị rối loạn lo âu thường do ti tỉ vấn đề luôn, công việc, gia đình, tình cảm hay tương lai có đủ cả. Nhẹ thì ko sao chứ nếu mà nặng là thường căng thẳng, stress, dễ cáu kỉnh và khó kiểm soát cảm xúc. Nên em thấy thông tin này khá hữu ích, nếu được thì chúng ta nên thực hiện những bài test này để đánh giá xem bản thân đang ở mức độ nào, có nguy hiểm hay không và cần làm gì để khắc phục.
Bạn nói đúng đó ạ, nếu rối loạn lo âu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm lý và thể chất. nnen tôi thấy trong trường hợp lo âu kéo dài, có các yếu tố mắc bệnh và lo âu ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thì mình vẫn nên đến bệnh viện hoặc các trung tâm tâm lý để được tham vấn và đưa ra giải pháp hợp lý. Càng để lâu càng nguy hiểm và không thể xem thường vấn đề này.Chứ nhiều người chủ quan cái hậu quả khó lường lắm
Mình có đọc thấy bài viết này khá hay https://tamlytrilieunhc.vn/dieu-tri-roi-loan-lo-au-bang-lieu-phap-tam-ly-tri-lieu-2875.html và thấy đây là tình trạng cần được chú ý nhiều hơn, đặc biệt là những gia đình nào có con chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng, hay côn việc gặp vấn đề, cuộc sống nhiều áp lực,… Chúng ta nên đọc, chắt lọc thông tin để có cái nhìn chính xác nhất, tránh những hệ luỵ khó lường có thể xảy ra
Mình cũng đã từng bị rối loạn lo âu, đợt đó mà làm bài test chắc là sẽ phát hiện sớm hơn! Mình thường cảm thấy lo lắng thái quá trước những sự kiện quan trọng như đi thi, nộp bài, nhận kết quả hay chỉ đơn giản là hỏi mẹ có được đi chơi hay không,… Trước đó mình chỉ nghĩ là mình bị lo lắng, bồn chồn thông thường thôi nhưng mọi thứ ngày càng tệ đi. Mình còn lo lắng về hình ảnh của mình trong mắt người khác như thế nào, đồ đạc trong phòng có đặt đúng chỗ không,… Nghĩ lại khoảng thời gian đó thấy mệt mỏi và căng thẳng thật sự, mất ngủ liên miên và sức khoẻ suy yếu dần
Bên cạnh trị liệu tâm lý, sự thông cảm, thấu hiểu và hỗ trợ từ những người xung quanh đóng vai trò quan trọng với người mắc rối loạn lo âu. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ điều này mà thậm chí còn đùa cợt, xem nhẹ tình trạng này. Đây là lý do tại sao chúng ta nên tìm hiểu nhiều hơn để có cái nhìn đúng. Cảm ơn NHC Việt Nam đã mang đến những thông tin cực kỳ bổ ích. Mình còn đọc được bài viết này mọi người có thể tham khảo xem sao: https://tamlytrilieunhc.vn/benh-roi-loan-lo-au-co-tai-phat-khong-2896.html
Mình sợ bị người khác đánh giá và soi mói, đôi khi mình biết rằng điều này thật buồn cười, vô lý nhưng không tìm ra cách để vượt qua được, cảm thấy cực kỳ bất lực. Các triệu chứng rối loạn lo âu như tim đập nhanh, đổ mồ hôi tay, bất an không xảy ra liên tục mà chỉ xuất hiện khi khi mình ăn trước mặt mọi người hoặc nói chuyện với người lạ. Đây là lý do tại sao mình bị đồng nghiệp cô lập, cho là không hoà đồng
Chị ơi, mình hoàn toàn có thể cải thiện được nhé, đừng quá lo lắng. Sự lo lắng diễn ra hàng ngày, không được kiểm soát thì nó có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống nhưng hãy tập trung vào chính mình thôi. Bạn nên bắt đầu bằng việc tập thể dục, ngừng uống rượu hay hút thuốc lá, ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và tập thiền nhé! Thiền sẽ giúp loại bỏ những suy nghĩ hỗn loạn khỏi tâm trí và thay thế chúng bằng cảm giác bình tĩnh. Chúc chị luôn tích cực và mau chóng lấy lại cân bằng trong cuộc sống ạ, đừng quá lo lắng vì chúng ta ko chỉ có một mình!
Mình cũng có bạn bị rối loạn lo âu nhưng đã tích cực hơn rất nhiều. Mình nghĩ những người bị rối loạn lo âu cần tìm bạn bè, người thân, đồng nghiệp để trò chuyện, chia sẻ thay vì thu mình lại “gặm nhấm” nỗi buồn. Lưu ý hướng vào các cuộc nói chuyện vui vẻ, tích cực, tìm giải pháp tốt cho tình trạng của bản thân. Chỉ cần mọi người xung quanh đủ bao dung, kiên nhẫn và tình yêu thương sẽ giúp những người bị rối loạn lo âu có thêm động lực để vượt qua chính mình!
tôi thấy viết là cách mà nhiều người áp dụng để thể hiện những vấn đề lo âu ra bên ngoài. Tôi cũng đã từng đọc một nghiên cứu cho thấy hình thức viết sáng tạo có thể giúp trẻ em và thanh thiếu niên kiểm soát được sự lo lắng của bản thân. Cá nhân tôi cũng đax từng áp dụng, nếuu không có quá nhiều năng khiếu trong việc viết những bài viết sáng tạo thì có thể viết nhật ký, ghi lại những khoảnh khắc hạnh phúc trong một ngày. Mình đã xây dựng thói quen này đến nay là năm thứ 2 rồi, việc viết không chỉ giúp giảm bớt được sự lo âu của mình mà còn cảm thấy trở nên yêu đời và đáng sống hơn. Love u all!
Chị gái mình cũng từng bị rối loạn lo âu, đã từng dùng thuốc nhưng không có hiệu quả cho lắm, vẫn trong tình trạng căng thẳng, bất an, đêm mất ngủ liên miên. Việc sử dụng thuốc còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, nhìn xanh xao và yếu lắm. Sau nhà mình có đưa c đi trị liệu tâm lý và sau đó ổn hơn hẳn. C đã có những cải thiện tích cực, thay đổi nhân sinh quan về cuộc sống, có cái nhìn bớt tiêu cực hơn về các vấn đề trong xã hội và các mối quan hệ xung quanh. Mình nghĩ bản thân c cũng muốn thoát ra khỏi tình trạng đó và gia đình cũng đồng hành cùng c rất nhiều. Chúc mọi người sức khoẻ!