10 thảo dược trị mất ngủ an toàn hiệu quả, dễ kiếm
Dùng thảo dược trị mất ngủ là một trong các phương pháp an toàn, hiệu quả. Đặc biệt hơn, các loại thảo dược được lấy từ thiên nhiên nên rất dễ kiếm, chi phí lại khá rẻ. Do đó, để có thể cải thiện được chứng mất ngủ, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn bạn có thể sử dụng 10 loại thảo dược được gợi ý dưới đây.
Có nên dùng thảo dược trị mất ngủ không?
Hiện nay, tình trạng mất ngủ không còn chỉ xuất hiện ở những người già lớn tuổi mà nó còn phổ biến đối với những đối tượng thanh thiếu niên, trung niên hay các bé nhỏ. Do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều người rơi vào trạng thái khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hay trằn trọc, ngủ chập chờn,….Điều này khiến cho sức khỏe tinh thần và thể chất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu ngày sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của y học mà có rất nhiều các biện pháp hỗ trợ trị mất ngủ mang lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh thường ưu tiên áp dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để điều trị an toàn và hiệu quả tại nhà.
Trong y học cổ truyền có rất nhiều các loại thảo dược được biết đến với công dụng an thần, ổn định tâm trí và cải thiện giấc ngủ một cách an toàn. Khi áp dụng các phương pháp này sẽ không gây tác dụng phụ, dễ thực hiện và có thể sử dụng được cho hầu hết mọi đối tượng. Tuy nhiên, do đây là các nguyên liệu lấy từ thiên nhiên nên hiệu quả có thể chậm hơn so với các loại thuốc Tây y. Vì thế, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định để chứng mất ngủ được thuyên giảm đáng kể.
10 thảo dược trị mất ngủ an toàn hiệu quả, dễ kiếm
Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến thể chất, làm cho sức khỏe dần bị suy kiệt, cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Bên cạnh đó, chứng mất ngủ còn là một trong các nguyên nhân có thể gây nên các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,…Vì thế khi nhận thấy giấc ngủ đang bị đảo lộn, bạn nên nhanh chóng áp dụng 10 loại thảo dược trị mất ngủ an toàn, hiệu quả, dễ kiếm dưới đây.
1. Cây xấu hổ trị mất ngủ hiệu quả
Cây xấu hổ hay còn được gọi là cây trinh nữ, đây là loại cây mọc dại, có thể dễ tìm thấy ở ven đường. Theo một số nghiên cứu chuyên khoa thì trong thành phần của loại thảo được này chứa các hoạt chất hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng lo âu, căng thẳng, ngăn ngừa bệnh trầm cảm hiệu quả. Bên cạnh đó, khi sử dụng cây xấu hổ còn giúp giảm đau, ngăn ngừa viêm nhiễm cho cơ thể.
Nhờ vào những công dụng mà cây trinh nữ mang lại, sẽ giúp bạn giảm nhanh các chứng mất ngủ, giấc ngủ dần được cải thiện và ngủ sâu giấc hơn. Để có thể phát huy được hết công dụng của loại thảo dược trị mất ngủ này, người ta thường sẽ sử dụng lá và cành để phơi khô sẽ dùng được trong một khoảng thời gian.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 6 đến 12 cây trinh nữ khô
- 500ml nước sạch
Cách thự hiện:
- Đem cây trinh nữ rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Dùng 500ml nước đun sôi, sau đó cho cây trinh nữ vào.
- Tiếp tục đun nhỏ lửa thêm 10 đến 15 phút thì tắt bếp.
- Chia nước thuốc thành 2 đến 3 phần và để nước nguội.
- Uống hết trong một ngày và duy trì liên tục cho những ngày tiếp theo.
2. Cây nữ lang – thảo dược dân gian trị mất ngủ an toàn
Cây nữ lang còn có tên khoa học là Valeriana officinalis. Loài cây này đã được PGS.TS Nguyễn Duy Thuần nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu Y dược học cổ truyền Tuệ Tĩnh phân tích và cho biết trong thành phần của chúng có chứa dẫn xuất Valepotriates và acid Valerenic có khả năng gắn vào thụ thể GABA giúp cản trở sự căng thẳng đi đến thần kinh trung ương, từ đó hỗ trợ cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 10 đến 15g cây nữ lang (rễ, cây)
- 500ml nước
Cách thực hiện:
- Cây nữ lang đem đi rửa sạch và để cho ráo nước
- Dùng 500ml nước sạch để đun soi và sắc cùng với cây nữ lang trong khoảng 15 đến 25 phút.
- Uống hết lượng thuốc trong 1 ngày.
- Có thể sử dụng cho trẻ em nhưng cần gia giảm bớt liều lượng cho phù hợp.
3. Mẹo chữa mất ngủ bằng thảo dược với tâm sen
Trong y học cổ truyền thì tâm sen là một loại thảo dược có tính hàn, vị đắng, được quy vào Kinh tâm hỗ trợ an thần, thư giãn rất hiệu quả. Bên cạnh đó, trong y học hiện đại còn cho biết trong thành phần của tâm sen còn có hợp chất Alcaloid có tác dụng chống oxi hóa, ổn định huyết áp, bảo vệ được hệ thần kinh và kích thích quá trình lưu thông máu được diễn ra tốt hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết rằng, khi cơ thể dung nạp một lượng lớn hợp chất Alcaloid sẽ có khả năng bị ngộ độc. Do đó, trước khi sử dụng tâm sen người ta thường sao vàng để có thể làm giảm bớt các độc tính của chúng.
Cách 1:
- Lấy tâm sen sao cho khô rồi bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy kín.
- Khi sử dụng thì rửa sạch và ngâm với nước sôi như hãm trà.
- Có thể dùng để uống thay cho nước lọc mỗi ngày.
Cách 2:
- Chuẩn bị: 5g tâm sen, 10g táo nhân, 10g hoa nhài, 20g lá vông
- Táo nhân đem sao trên chảo nóng cho đến khi cháy đen, sau đó đập giập ra.
- Lá vông cũng đem đi sấy kho và nghiền nát thành dạng bột.
- Sử dụng 1 lít nước để nấu cùng tâm sen, lá vông và táo nhân.
- Sau đó vớt bỏ phần xác, cuối cùng là cho hoa nhài vào và uống trong ngày.
4. Thảo dược lạc tiên trị mất ngủ an toàn
Trong thành phần của lạc tiên có chứa rất nhiều dược chất như saponin, alcaloid và flavonoid. Các chất này có công dụng giúp an thần, cải thiện tình trạng căng thẳng, lo lắng, hồi hộp, bất an hiệu quả. Do đó, khi sử dụng loại thảo dược này sẽ giúp bạn cải thiện được chứng mất ngủ, giúp giấc ngủ được thoải mái và sâu hơn.
Cách 1:
- Chuẩn bị 10 đến 15 nhánh lạc tiên tươi
- Dùng 2 lít nước để nấu cùng lạc tiên trong khoảng 20 đến 30 phút.
- Sử dụng nước nấu để uống thay cho nước lọc mỗi ngày.
Cách 2:
- Chuẩn bị 50g lạc tiên khô, 2g tâm sen, 30g lá vông, 10g lá dâu tằm tươi, 90g đường phèn.
- Dùng một lượng nước vừa phải để sắc cùng với tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị.
- Sử dụng khi nước thuốc còn ấm.
Cách 3:
- Chuẩn bị: 60g lạc tiên khô, 3 đến 4 viên đường phèn
- Dùng một lượng nước vừa đủ để sắc cùng 2 nguyên liệu trên (có thể gia giảm lượng đường tùy vào khẩu vị của mỗi người).
- Chia nước thuốc thành 2 phần và uống trước mỗi bữa ăn.
Cách 4:
- Chuẩn bị: 500g lạc tiên, 50g đậu xanh, 100g lá mướp đắng non, 300g hoa thiên lý.
- Đem các nguyên liệu rửa sạch, phơi khô và xay nhuyễn.
- Sử dụng một lọ thủy tinh có nắp đậy kín để bảo quản.
- Mỗi lần uống sử dụng 2 đến 3 muỗng cà phê pha cùng với 100ml nước ấm.
- Nên uống 3 lần mỗi ngày và uống trước khi ăn.
5. Hoa hòe – thảo dược trị mất ngủ dễ kiếm
Hoa hòe cũng là một trong các loại thảo được trị mất ngủ được nhiều người áp dụng nhất. Tuy nhiên, loài hoa này chỉ nở rộ vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 mỗi năm, khi ấy các bông hoa chưa được nở hẳn sẽ được thu hái mang về và đem sao vàng, phơi khô để có thể sử dụng được lâu hơn.
Khi sử dụng hoa hòe để làm trà uống sẽ giúp thanh nhiệt, an thần, thư giãn và mang lại giấc ngủ sâu hơn, hạn chế tình trạng tỉnh giấc giữa đêm. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả của loài hoa này, nhiều người còn kết hợp chúng với các loại thảo dược khác.
Cách 1: Trà hoa hòe
- Chuẩn bị sẵn 10 đến 15 g nụ hoa hòe đã phơi khô
- Đem nguyên liệu đi sao vàng để tạo được mùi thơm đặc trưng
- Sử dụng một bình pha trà và cho thêm một ít nước sôi và hãm trong khoảng 10 phút.
- Sử dụng nước trà trong ngày.
Cách 1: Sử dụng kết hợp với hạt muồng
- Chuẩn bị: hoa hòe và hạt muồng với tỉ lệ bằng nhau (khoảng 50g)
- Phơi khô và sao vàng cả 2 nguyên liệu, sao đó nghiền thành dạng bột, trộn đều với nhau.
- Mỗi lần sử dụng chỉ cần lấy khoảng 4g và pha với một ly nước sôi để uống trong ngày.
- Mỗi ngày nên dùng khoảng 2 lần, tốt nhất là vào buổi trưa và buổi tối.
Lưu ý: Không nên áp dụng bài thuốc sử dụng hoa hòe trị mất ngủ cho những phụ nữ đang mang thai, sau khi sinh, cho con bú, các bệnh nhân bị huyết áp thấp, tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, đau bụng.
6. Dâu tằm – thảo dược trị mất ngủ an toàn
Trong Đông y, dâu tằm có tính hàn, vị ngọt được xếp vào kinh Phế, Can, Thân có tác dụng giải độc, mát gan, thanh nhiệt cơ thể và giảm các chứng chóng mặt, đau đầu, bên cạnh đó còn giúp điều hòa kinh nguyệt an toàn và hiệu quả.
Cách 1:
- Chuẩn bị dâu tằm, đậu ván và sen tươi
- Đem 3 nguyên liệu trên rửa sạch và xay nhuyễn để lọc lấy phần nước uống.
- Duy trì uống liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ giúp chứng mất ngủ được cải thiện tốt hơn.
Cách 2:
- Chuẩn bị một lượng lớn lá dây tầm
- Đem lá dâu tằm đi sao cho vàng, dùng một lọ thủy tinh có nắp đậy kính bảo quản và ủ dưới đất trong khoảng 15 ngày.
- Sau đó, dùng lá dâu tằm để sắc cùng nước uống hàng ngày.
7. Trị mất ngủ với bài thuốc từ hoa cúc
Hoa cúc không chỉ được biết đến là một loại hoa trang trí tuyệt đẹp mà chúng còn được áp dụng nhiều trong các bài thuốc hỗ trợ giảm đau đầu, kháng viêm, sát khuẩn, chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả.
Cách 1:
- Dùng một lượng lớn hoa cúc để phơi hoặc sấy khô
- Bảo quản hoa cúc trong một lọ thủy tinh có nắp đậy kín.
- Mỗi ngày sử dụng một lượng hoa cúc vừa phải để hãm cùng nước sôi trong khoảng 15 phút.
- Cho thêm một chút mật ong hoặc đường để dễ uống hơn.
- Mỗi ngày nên uống khoảng 2 tách trà hoa cúc để giúp giấc ngủ được cải thiện tốt hơn.
Cách 2:
- Sử dụng một lượng hoa cúc vừa phải, đem phơi khô và nhét vào trong gối ngủ.
- Mùi thơm của hoa cúc sẽ giúp bạn an thần và ngủ ngon hơn.
8. Mẹo trị mất ngủ từ gừng
Gừng là một nguyên liệu quen thuộc của hầu hết mọi người. Loại thảo dược này không chỉ được sử dụng trong ăn uống hàng ngày mà còn được biết đến với công dụng giảm căng thẳng, giảm đau, lưu thông máu tốt hơn và hỗ trợ điều trị các chứng mất ngủ kéo dài.
Cách 1: Uống trà gừng
- Sử dụng một nhánh gừng tươi, rửa sạch và giã nát.
- Dùng khoảng 200ml nước để nấu cùng gừng trong khoảng 5 phút.
- Bỏ lấy phần bã và để nước trà gừng nguội bớt.
- Sau đó thêm vào một lượng mật ong vừa phải để uống khi còn ấm.
- Nên dùng 2 tách trà gừng mỗi ngày để đẩy lùi tình trạng mất ngủ.
Cách 2: Ngâm chân với nước gừng
- Dùng 2 củ gừng tươi, rửa sạch, đập dập.
- Đem gừng bỏ vào 1,5 lít nước và đun sôi.
- Nấu đến khi thấy dưỡng chất bên trong gừng hòa tan vào nước thì tắt bếp.
- Cho thêm vào nước gừng khoảng 1 thìa muối.
- Đổ nước gừng ra một chậu nhỏ và đợi cho nguội bớt thì dùng để ngâm chân trong khoảng 15 đến 20 phút.
9. Cách dùng hoa nhài chữa mất ngủ
Hoa nhài hay còn gọi là hoa lài, mạt lợi, loài hoa này có màu trắng, mùi thơm đặc trưng và thường được trồng nhiều để làm cảnh. Tuy nhiên, trong Đông y đây được xem là loại thảo dược trị mất ngủ có tính bình, hàn nhẹ. Ngoài ra, nó còn được dùng nhiều để thanh nhiệt, giải độc, tăng cường lưu thông máu lên não bộ.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 10g hoa nhài
- 10g táo nhân
- 20g lá vông
- 5g liên tử tâm
Cách thực hiện:
- Táo nhân sao cho đen trên chảo nóng và tán nhỏ.
- Đem phơi khô lá vông và tán thành dạng bột mịn
- Dùng 1 lít nước để đun sôi tất cả các nguyên liệu trong khoảng 10 phút.
- Lọc lấy phần nước thuốc và uống hết trong ngày.
10. Thảo dược hương thảo trị mất ngủ
Hương thảo hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như trạch lan, lan thảo. Loại thảo dược này có vị cay nhẹ, hơi đắng, được quy vào kinh Tì, Can hỗ trợ giảm căng thẳng, chữa sưng đau, chống ứ trệ khí huyết và ổn định giấc ngủ ngủ an toàn.
Cách 1: Dùng trà hương thảo
- Sử dụng ngọn của cây hương thảo (có hoa), đem đi phơi nắng và đập lấy phần lá
- Mỗi lần dùng lấy khoảng 200ml để hãm cùng một ít lá trong khoảng 10 phút.
- Sử dụng mỗi ngày 2 tách trà hương thảo sẽ giúp chứng mất ngủ được cải thiện tốt hơn.
Cách 2: Bài thuốc áp dụng cho phụ nữ sau khi sinh
- Chuẩn bị: 20g hương thảo, 20g mạch môn, 6g hoắc hương núi, 10g ngải cứu, 4g xạ can, 4g vỏ bưởi đào phơi khô.
- Dùng nửa lít nước để sắc cùng tất cả các nguyên liệu trên
- Đun sôi cho đến khi nước còn khoảng 250ml
- Lọc lấy phần nước thuốc và chia thành 2 lần uống trong ngày.
Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn 10 thảo dược trị mất ngủ an toàn hiệu quả, dễ kiếm. Hi vọng bạn đọc sẽ áp dụng thành công để giấc ngủ được trọn vẹn hơn, giúp cho sức khỏe tinh thần và thể chất được nâng cao.
Có thể bạn quan tâm
- Cách chữa mất ngủ bằng mật ong đơn giản giúp ngủ sâu hơn
- Cách dùng chuối xanh trị mất ngủ hiệu quả ít người biết
- Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!