Thiếu vitamin D có gây trầm cảm không?
Thiếu vitamin D có gây trầm cảm không? Theo một nghiên cứu đã được công bố trên Journal of Post-Acute and Long-Term Care Medicine (JAMDA) thì việc thiếu hụt vitamin D cũng là một trong các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, nhất là những người lớn tuổi.
Tầm quan trọng của vitamin D đối với sức khỏe
Vitamin D hay còn gọi là calciferol, đây là một loại vitamin không tan trong nước nhưng có khả năng tan trong dầu. Loại vitamin này bao gồm 1 nhóm từ vitamin D1 đến vitamin D5, trong đó 2 hoạt tính mạnh nhất chính là vitamin D2 và vitamin D3.
Vitamin D được biết đến với vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là quá trình tạo xương, giúp xương được chắc khỏe và phát triển tốt hơn, đồng thời gia tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt, đây không phải là loại vitamin thiết yếu nên nó có khả năng tự tổng hợp và sản sinh khi cơ thể được tiếp xúc với điều kiện ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, con người cũng nên bổ sung vitamin D qua các loại thực phẩm để hỗ trợ tốt hơn cho sức khỏe.
Vitamin D cũng giống như các loại vitamin khác có trong cơ thể, nó cũng nắm giữ một số vai trò quan trong như:
- Phòng chống bệnh tật: Nhiều nghiên cứu cho biết rằng việc bổ sung đầy đủ lượng vitamin D trong cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa được các bệnh về tim mạch, những bệnh đa xương cứng và các bệnh cảm cúm thông thường.
- Giảm triệu chứng của bệnh trầm cảm: Theo kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Journal of Internal Madicine cho biết, vitamin có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện một số triệu chứng của bệnh trầm cảm.
- Hỗ trợ giảm cân: Khi bổ sung canxi cùng với vitamin D sẽ giúp bạn giảm nhanh các cảm giác thèm ăn, giúp cho quá trình giảm cân được hiệu quả hơn.
- Giúp xương hấp thụ canxi: Vitamin D được nhiều người biết đến với tác dụng hỗ trợ tốt cho xương khớp, nó giúp cho cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Khi bổ sung vitamin D vào cơ thể sẽ giúp hạn chế được tình trạng loãng xương, đau xương khớp, xương giòn.
- Kích thích mọc tóc: Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin D thì nhiều khả năng bạn sẽ rơi vào tình trạng bị rụng tóc, đặc biệt là những đối tượng từ 18 đến 45 tuổi. Ngược lại, khi vitamin D được bổ sung đầy đủ sẽ giúp nang tóc phát triển khỏe mạnh hơn, kích thích tóc mới mọc nhanh hơn.
- Tăng lượng testosterone ở nam giới: Được biết, vitamin D là một trong các dưỡng chất giúp tăng cường khả năng sinh sản ở cả nam và nữ, loại vitamin này có công dụng làm gia tăng lượng testosterone ở phái mạnh. Ngoài ra, vitamin D còn có ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của tinh trùng, giúp tăng khả năng sinh sản.
Thiếu vitamin D có gây trầm cảm không?
Thiếu vitamin D có gây trầm cảm không? Vitamin D và trầm cảm có mối quan hệ mật thiết với nhau, theo nhận định của các chuyên gia thì việc thiếu hụt vitamin D sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Nhà khoa học thuộc Đại học công nghệ Queensland – Michael Kimlin cho biết rằng, vitamin D tham gia vào trong quá trình tổng hợp của các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, serotonin. Khi nồng độ vitamin trong cơ thể bị giảm mạnh sẽ khiến cho quá trình tổng hợp dopamine, serotonin bị ảnh hưởng và làm cho các triệu chứng lo âu, mệt mỏi tăng dần, khiến người bệnh dễ rơi vào căn bệnh trầm cảm. Đặc biệt, các triệu chứng tuyệt vọng, chán nản, buồn rầu, kích động sẽ dễ gia tăng khi bước vào mùa lành bởi vì lúc này người bệnh sẽ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm quá trình tổng hợp vitamin D bị yếu đi.
Vào năm 2006, các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu dựa trên 3.202 đối tượng từ 5 đến 12 tuổi tại các trường tiểu học của thủ đô Bogota tại Colombia. Các nhà nghiên cứu tiến hành thu thập những thông tin về sinh hoạt, cân nặng, chiều cao, chế độ ăn uống của trẻ và những mẫu máu của các đối tượng này.
Sau khoảng 6 năm khi các bé phát triển ở độ tuổi từ 11 đến 18 tuổi thì các nhà nghiên cứu tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên 273 em để phỏng vấn và đánh giá về hành vi của trẻ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những trẻ bị thiếu hụt vitamin D sẽ có xu hướng gặp phải những vấn đề về hành vi cao hơn so với những trẻ khác gấp 2 lần. Tác giả của nghiên cứu là Giáo sư Eduardo Villamor cũng cho biết rằng: “Trẻ em bị thiếu vitamin D trong giai đoạn học tiểu học thường gặp nhiều rối loạn hành vi khi đến tuổi thanh niên, hoặc thậm chí là các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và tâm thần phân liệt”.
Một nghiên cứu khác khảo sát trên 4000 người có độ tuổi trên 50 được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Dublin (Ireland) cho kết quả rằng, những đối tượng bị thiếu hụt vitamin có đến 75% các nguy cơ mắc phải căn bệnh trầm cảm. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, mỗi người cần phải duy trì nồng độ vitamin D trên 100 mmol/l để giúp ơ thể phòng ngừa được tình trạng trầm cảm.
Nguyên nhân gây thiếu vitamin D
Thiếu vitamin D có gây trầm cảm không? Vitamin D đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sức khỏe của con người. Do đó, việc thiếu hụt chất dinh dưỡng này sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp, trầm cảm, rối loạn lo âu,…Nhiều người nghĩ rằng việc thiếu hụt vitamin D là do cơ thể ít tiếp xúc với ánh mặt trời. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất có thể dẫn đến tình trạng này.
Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin D như:
1. Hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời
Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng thiếu hụt vitamin của cơ thể. Hầu hết những nguồn chính của vitamin D đều có ở ánh mặt trời vì thế nếu bạn hạn chế hoặc không tiếp xúc với ánh sáng sẽ làm cơ thể không thể tự tổng hợp được dưỡng chất này. Tuy nhiên, việc hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời còn phụ thuộc vào thời tiết.
Nếu khi trời u ám thì lượng vitamin được nhận từ thiên nhiên sẽ thấp hơn so với bình thường. Ngược lại nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên vào những khi trời nắng gắt có thể làm da bị ảnh hưởng, nguy cơ ung thư da khá cao. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, mỗi người chỉ nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày hoặc vài lần trên tuần để vitamin D có thể được hấp thụ tốt nhất.
2. Màu sắc của làn da
Màu sắc của làn da được quyết định bởi hắc sắc tố melanin. Những người có hàm lượng melanin trong cơ thể nhiều sẽ khiến cho da bị tối màu, ngược lại những đối tượng có hàm lượng melanin ít sẽ có màu da sáng hơn. Melanin là chất có thể hấp thụ tốt bức xạ của tia UVB từ mặt trời và làm hạn chế khả năng sản xuất vitamin D bên trong da.
Những đối tượng có làn da sẫm màu thường sẽ bảo ta da một cách tối ưu hơn nhưng ngược lại sẽ có khả năng hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời kém hơn 3 đến 5 lần so với những người có làn da trắng sáng. Đây cũng chính là lý do các trường hợp bị thiếu hụt vitamin D thường dễ gặp ở những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và có làn da tối màu.
3. Béo phì
Trong rất nhiều các nghiên cứu về mối quan hệ của việc thiếu hụt vitamin D và chỉ số BMI cho biết rằng, khi cơ thể có chỉ số BMI tăng cao sẽ làm giảm nhanh nồng độ vitamin D. Do đó, những đối tượng bị béo phì thừa cân thường sẽ có nguy cơ thiếu hụt vitamin D rất cao, đặc biệt là những người có chỉ số BMI cao trên 40.
4. Cơ thể kém hấp thu
Những đối tượng đã qua nhiều lần phẫu thuật giảm béo hoặc mắc phải các chứng bệnh như Crohn, celiac…sẽ có khả năng hấp thu kém nồng độ vitamin D, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lượng chất này.
5. Tuổi tác
Tuổi tác cũng là một trong các yếu tố có thể khiến cho con người dần bị thiếu hụt vitamin D. Khi cơ thể dần bị lão hóa sẽ làm cho khả năng tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời và các thực phẩm ăn uống bị suy giảm đáng kể. Do đó, những đối tượng người cao tuổi từ trên 50 sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt dưỡng chất này nhiều hơn so với những người trẻ tuổi.
6. Dùng một số loại thuốc trị bệnh
Theo đánh giá của các chuyên gia thì những đối tượng thường xuyên sử dụng các thuốc điều trị như thuốc chống co giật, thuốc kháng nấm, các loại thuốc điều trị HIV/AIDS, glucocorticoid,….sẽ làm gia tăng sự phân hủy nồng độ vitamin D dẫn đến trường hợp bị thiếu hụt vitamin nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị cường giáp, thận mãn tính, rối loạn u hạt mãn tính hay các bệnh có mối liên quan đến tế bào bạch huyết,…sẽ khiến cho số lượng vitamin D bị mất mát đáng kể.
7. Không thường xuyên ăn các thực phẩm chứa vitamin D
Bên cạnh việc bổ sung vitamin D bằng ánh nắng mặt trời thì các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn bổ sung qua các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày. Cũng bởi chỉ cung cấp qua ánh nắng vẫn chưa đủ để bảo vệ cơ thể tránh khỏi những bệnh lý nguy hiểm mà việc tăng cường bằng những món ăn, thực phẩm mỗi ngày cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.
Cách bổ sung vitamin D cho cơ thể
Để hạn chế tình trạng thiếu hụt vitamin D và ngăn chặn các triệu chứng của bệnh trầm cảm hiệu quả, bạn nên bổ sung loại dưỡng chất này một cách phù hợp và đúng cách.
Một số cách có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin D như:
1. Sử dụng thực phẩm chức năng
Việc lựa chọn các loại thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin D là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả nhanh nhất. Hiện nay trên thị trường cũng các rất nhiều các sản phẩm giúp con người có thể cung cấp vitamin D2, D3 hoặc hỗn hợp một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng, bạn cần lựa chọn những nơi uy tín để chọn mua sản phẩm chất lượng. Đồng thời việc tham khảo ý kiến bác sĩ là vô cùng cần thiết để biết được cơ thể có thể áp dụng được phương pháp hỗ trợ này không.
Khi lựa chọn cách bổ sung vitamin D bằng các thực phẩm chức năng, bạn nên uống vào buổi sáng và không sử dụng cùng với cà phê, thức uống có gas, trà, rượu, bia để giúp quá trình hấp thụ được diễn ra tốt hơn.
2. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Theo nhận định từ các chuyên gia thì việc bổ sung vitamin D qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong da của con người có chứa một loại cholesterol đóng vai trò như tiền chất của vitamin D. Do đó, khi lượng chất này được tiếp xúc với tia bức xạ UVB có từ mặt trời sẽ tự tổng hợp thành vitamin D và đi nuôi khắp cơ thể.
Tuy nhiên, để có thể hấp thụ vitamin D tốt nhất, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
- Chỉ nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 đến 30 phút.
- Nên phơi nắng vào sáng sớm hoặc những lúc gần trưa vì đây là thời điểm tia cực tím ít.
- Một tuần chỉ cần tắm nắng khoảng 2 đến 3 lần.
- Trước khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng bạn cũng cần bôi một lớp kem chống nắng để bảo vệ da tránh khỏi những tác hại xấu đến từ tia cực tím.
3. Bổ sung vitamin D từ thực phẩm
Thực phẩm ăn uống hàng ngày tuy không thể cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể nhưng cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe và ngăn chặn các vấn đề bệnh lý.
Một số thực phẩm giàu vitamin D mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày như:
- Các loại cá béo: Những loại cá béo như cá ngừ, các hồi, cá thu, cá rô,…là những thực phẩm rất giàu vitamin D. Do đó, bạn nên bổ sung những loại cá này vào trong thực đơn ăn uống của mình để góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin D.
- Nấm: Trong các loại nấm hầu hết đều có chứa vitamin D. Ngoài ra, cá loại nấm còn có vitamin B5 và đồng hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe.
- Lòng đỏ trứng: Trứng luôn được biết đến là một trong thực phẩm giàu vitamin D, đặc biệt là lòng đỏ trứng. Trong khoảng 100g trứng gia cầm sẽ có chứa khoảng 37 IU vitamin D trong 100 g.
- Gan bò: Thêm một gợi ý dành cho những người đang bị thiếu hụt vitamin D đó chính là gan bò. Trong khoảng 99g gan bò sẽ có chứa đến 50 IU vitamin D cùng nhiều chất dinh dưỡng khác.
- Nước cam: Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng việc uống nước ép cam. Trong khoảng 248g nước ép cam sẽ có khoảng 100 IU vitamin D.
Thiếu vitamin D có gây trầm cảm không? Câu trả lời là CÓ. Việc thiếu hụt vitamin D có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe, nguy cơ hình thành các triệu chứng lo lắng, buồn bã, chán nản,..rất cao. Hi vọng qua thông tin của bài viết này, bạn đọc cũng sẽ biết được những biện pháp bổ sung vitamin D đúng cách để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và hạn chế được các bệnh lý nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
- Bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng gì giúp cải thiện bệnh?
- Điều cần biết của chứng bệnh “trầm cảm theo mùa” (SAD)
- Trầm cảm cười hay “nụ cười” của người trầm cảm
- 6 Bài tập yoga chữa bệnh trầm cảm tại nhà bạn nên thử
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!