Tổn thương tâm lý khi bị cha mẹ khinh thường và cách vượt qua
Tổn thương tâm lý khi bị cha mẹ khinh thường khiến con luôn cảm thấy tự tin, cho rằng bản thân mình thực sự thấp kém nên không dám thể hiện bản thân, luôn lệ thuộc và chịu sự sắp xếp của người khác. Cha mẹ cần phải thay đổi cách giáo dục, động viên và tin tưởng con nhiều hơn để vượt ra những ám ảnh về tâm lý từ những lời nói, hành động thiếu chuẩn mực từ gia đình.
Tổn thương tâm lý khi bị cha mẹ khinh thường như thế nào?
Có bao giờ bạn khoe với cha mẹ một điều gì đó trong sự hào hứng nhưng nhận lại là sự thờ ờ, những câu nói không tin tưởng từ cha mẹ như “con mà cũng làm được 9 điểm á”; “chắc bài dễ nên ai cũng được 9, 10 chứ gì”. Hoặc khi bạn muốn đề nghị giúp mẹ một điều gì đó, chẳng hạn như rửa bát nhưng mẹ lại từ chối ngay vì cho rằng “con mà làm kiểu gì cũng đổ vỡ, mẹ không tin con”. Những câu nói tưởng chừng như bình thường này nhưng lại khiến trái tim con bị tổn thương rất nhiều.
Tổn thương tâm lý khi bị cha mẹ khinh thường là tình trạng rất nhiều người gặp phải thế nhưng cha mẹ lại chẳng hề hay biết rằng mình đang gây ra những vết sẹo tâm lý cho con. Kể cả khi con cái có nói rằng sao cha mẹ lại coi thường con, sao cha mẹ không tin con, con không thích bị nói như vậy thì nhiều phụ huynh cũng thường gạt đi và cho rằng con thích làm quá mọi chuyện, có sao thì mẹ nói vậy.
Những tổn thương trên thể xác thì có thể nhìn thấy rõ, có thể dùng kem để làm mờ sẹo nhưng những tổn thương trong tâm hồn thì chỉ bản thân người đó có thể hiểu mà thôi. Ám ảnh từ những lời nói của cha mẹ luôn khinh thường con, luôn lôi điểm yếu của con ra bàn luận sẽ ảnh hưởng đến nhiều đến tính cách, định hướng cũng như sự phát triển ở cả hiện tại và tương lai của trẻ.
Con trở nên rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin
Cha mẹ chính là người mà con tin tưởng nhất nhưng lại luôn coi thường, không coi trọng năng lực sẽ làm con trở nên mất niềm tin vào chính mình. Một lần, hai lần rồi nhiều lần khác nhưng nỗ lực của con đều không được cha mẹ đánh giá cao làm trẻ thực sự tin rằng mình là một người bất tài, không có năng lực, thấp kém. Dần dần con trở nên e dè hơn, không dám thể hiện bản thân, không dám thử thách và chỉ núp trong một cái bóng an toàn.
Chẳng hạn khi ở trên lớp con thường không dám phát biểu kể cả khi con biết đáp án. Lớn lên đi làm con vẫn chỉ làm theo mọi người, không dám đưa ra ý kiến vì thiếu tự tin, luôn sợ rằng mọi người sẽ không đánh giá cao nó. Mỗi khi con muốn tìm kiếm hay thử thách bản thân làm một điều gì đó thì những câu nói như “con thì sao mà làm được, rồi sẽ thất bại thôi” lại quanh quẩn trong tâm trí khiến con không dám trải nghiệm.
Lòng tự trọng của con khi khi bị tổn thương sẽ khiến con tự hạ thấp mình, luôn cho rằng mình kém cỏi và khiến con không nhân ra được giá trị của bản thân mình. Bản thân những người con bị tổn thương tâm lý khi bị cha mẹ khinh thường còn có thể cảm thấy chán ghét cả chính bản thân mình.
Tổn thương tâm lý khi bị cha mẹ khinh thường khiến tình cảm gia đình xa cách
Cha mẹ thường xuyên làm tổn thương con bằng những lời nói mang tính chất khinh thường, châm chọc, hạ thấp lòng tự trọng cũng có thể được coi là một dạng bạo hành tinh thần. Khi con bị cha mẹ chê bai sỉ nhục con quá nhiều lần, không công nhận con sẽ có xu hướng ít tương tác và trò chuyện với cha mẹ như trước. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.
Thay vì luyên thuyên kể chuyện nhiều như trước thì giờ con ít nói chuyện với cha mẹ hơn, chỉ muốn trốn trong phòng nghịch điện thoại hay làm việc riêng. Ở những người con đi học xa hay lập gia đình có thể có xu hướng ít muốn về nhà vì sợ cha mẹ sẽ tạo áp lực. Chẳng hạn một số người dù đã có công việc ổn định như cha mẹ vẫn luôn coi thường, cho rằng công việc đó lương thấp, con thật kém cỏi không bằng người này người kia.
Không chỉ vậy, một số phụ huynh còn có xu hướng đem những khuyết điểm của con cái ra sỉ nhục và thực hiện cả nơi đông người. Việc cha mẹ không tôn trọng cũng cũng gây ra hệ lụy ngược lại, con không còn tôn trọng cha mẹ. Không chỉ cãi lại một số còn nảy sinh lòng thù hận với cha mẹ, bỏ mặc cha mẹ lúc bệnh tật khó khăn.
Những mâu thuẫn và xung đột giữa con cái và cha mẹ cứ chảy âm ỉ khiến mọi người dần trở nên xa cách nhau, không còn hiểu nhau, không còn mang ý nghĩa thực sự của một gia đình. Thế nhưng phụ huynh lại chẳng thể hiểu con đã bị tổn thương tâm lý khi bị cha mẹ khinh thường mà chỉ đổ lỗi cho con kém cỏi, không biết giao tiếp và nói chuyện với cha mẹ.
Con trở thành một người thất bại do bị cha mẹ khinh thường
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để thành công trong cuộc sống chính là sự tự tin. Chỉ khi tin vào bản thân mình, tin rằng mình có thể làm được thì mới có thể thành công. Tuy nhiên những lời nói tiêu cực, độc ác của cha mẹ đã chôn vùi sự tự tin của con cái xuống một hố sâu không đáy khiến bản thân con luôn cho rằng mình thấp kém, vô dụng, không thể làm được điều gì.
Có những lúc con cái đã nỗ lực hết sức chỉ để mang cha mẹ coi trọng mình một lần nhưng đều thất bại này. Luôn có rất nhiều người để cha mẹ so sánh và hạ thấp con xuống. Điều này khiến con chẳng còn muốn cố gắng, bỏ cuộc để mặc cuộc đời đến đâu thì đến. Đồng thời con cũng bị ảnh hưởng bởi sự tiêu cực của cha mẹ, trở nên cục cằn, nóng tính, luôn nói ra những điều tiêu cực nên khó có thể thành công.
Gia tăng nguy cơ gặp các vấn đề tâm lý ở người con
Ngạn ngữ Phương Tây cho rằng “Lời hay ý đẹp thì ấm áp tựa như mùa xuân; lời nói độc ác thì sắc tựa như dao”, chỉ một lời nói nhưng có thể hoàn toàn đẩy một người xuống bờ vực của sự tuyệt vọng. Hơn hết những người đã gián tiếp đẩy con vào hố sâu ấy lại chính là cha mẹ, là gia đình, là những người mà con yêu thương và tin tưởng nhất.
Có những lúc buồn bã, cô đơn con cái đã hy vọng rằng khi chia sẻ cha mẹ có thể nhận được những lời cảm, động viên, nói rằng bố mẹ luôn tin tưởng con sẽ làm được. Thế nhưng đáp lại sự mong chờ của con lại là sự coi thường của cha mẹ, nói rằng “con như vậy là đáng”, “đúng là chả được tích sự gì”. Một người đang trong trạng thái tiêu cực lại nhận được những lời nói tiêu cực chính là đang dập tắt hy vọng cuối cùng của họ.
Thực tế hiện nay có không ít người bị trầm cảm bởi gia đình. Tổn thương tâm lý khi bị cha mẹ khinh thường, sỉ nhục, không tin tưởng khiến con cảm thấy cô đơn, vô vọng trong chính gia đình của mình. Những cảm xúc tiêu cực không thể chia sẻ với ai bởi bản thân con luôn cho rằng mình kém cỏi, không dám mở lòng đã dần dần giết chết tâm hồn của con, khiến con trở thành một người chỉ đang “tồn tại” chứ không “sống”.
Tuy nhiên không ít phụ huynh vẫn luôn cho rằng mình chả làm gì, kể cả khi đã nghe trực tiếp những chia sẻ từ con. Họ chỉ cho rằng do con quá nhạy cảm, suy nghĩ nhiều, làm quá mọi chuyện chứ mình chả có lỗi gì. Không ít người con thậm chí đã tự tử vì cho rằng mình là kẻ vô dụng, vô tích sự, không xứng đáng được sống.
Xem thêm: STT khi bạn bị người khác khinh thường, không tôn trọng
Vượt qua tổn thương tâm lý khi bị cha mẹ khinh thường
Thực tế việc cha mẹ dùng những lời lẽ cay độc và coi thường con cái có thể xuất hiện bởi kỳ vọng cha mẹ đặt vào con không có điểm dừng nên không bao giờ làm hài lòng họ. Mặt khác một số phụ huynh lo lắng rằng việc khen con nhiều sẽ làm con tự cao, kiêu ngạo nên mới hạ con xuống. Cha mẹ độc hại cũng thường dùng những lời nói cay độc làm tổn thương lòng tự trọng của con.
Để vượt qua tổn thương tâm lý khi bị cha mẹ khinh thường rất cần có sự thay đổi từ cha mẹ. Bởi chính cha mẹ đã tạo ra liều thuốc đầu độc tâm hồn con cái nên bản thân họ cũng phải là người “điều chế” ra thuốc giải. Tuy nhiên nếu bản thân cha mẹ là những người độc hại, không dành trọn tình yêu cho con cái thì có thể phải tìm cách tách biệt cả hai để lấy lại sự cân bằng trong tâm lý cho người con, tránh các hệ lụy đáng tiếc khác có thể xảy ra.
Nói chuyện thẳng thắn với cha mẹ
Nếu việc cha mẹ nói những lời tiêu cực như thế chỉ là để con cái không trở nên kiêu ngạo hoặc do muốn con tốt hơn, giỏi hơn thì con cái nên trò chuyện thẳng thắn với phụ huynh. Hãy nói rằng việc cha mẹ luôn không tin tưởng con, luôn so sánh con với người khác, luôn dùng khuyết điểm của con để làm trò cười cho mọi người làm con buồn rất nhiều. Thẳng thắn chia sẻ vấn đề chính là cách để cả hai hiểu nhau hơn và có thể đưa ra hướng giải quyết hợp lý.
Đôi khi cách phụ huynh nói chuyện, dùng từ không đúng nhưng bản chất bên trọng lại cực kỳ yêu thương và lo lắng cho con cái. Người lớn đôi khi xuề xòa và nghĩ rằng con sẽ chẳng để ý gì đến những chuyện như thế nên mới thường tái diễn. Vì vậy bản thân con cần phải chủ động giải quyết thay vì cứ im lặng rồi tổn thương. Chắc chắn rằng cha mẹ sẽ hiểu và chú ý hơn khi nói chuyện với con.
Dù vậy với những cha mẹ độc hại thì việc con cái chia sẻ chưa chắc đã được họ lắng nghe mà chỉ cho rằng con thích làm quá mọi chuyện, thậm chí còn châm chọc con nhiều hơn.
Suy nghĩ về những điều tích cực hơn
Cách để làm bạn hạnh phúc chính là luôn nhìn nhận khía cạnh tích cực của mọi vấn đề, hay nói cách khác là tự mình an ủi, tự mình yêu thương mình. Không ai có thể yêu thương bạn hơn chính bạn, vì vậy hãy cố gắng gạt những lời nói tiêu cực của cha mẹ sang một bên để cảm thấy tâm trí thoải mái hơn.
Học cách suy nghĩ vấn đề tích cực hơn cũng đem đến cho bạn rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn khi ba mẹ luôn so sánh bạn với người khác thì có thể suy nghĩ rằng đó là vì muốn mình cố gắng và nỗ lực hơn; khi bị cha mẹ coi thường vì các khuyết điểm thì thay vì thù hận hãy nghĩ rằng dù sao cha mẹ cũng đã nuôi mình lớn khôn. Thay vì bỏ cuộc vì không nhận được sự coi trọng của cha mẹ thì hãy nghĩ rằng việc nỗ lực là để tốt cho chính mình chứ không phải cho cha mẹ.
Tất nhiên việc suy nghĩ tích cực trong một môi trường đầy rẫy sự tiêu cực không phải là một điều dễ dàng. Nếu bản chất vấn đề là do cha mẹ độc hại này thì những suy nghĩ này chỉ là “đánh tráo khái niệm” để bạn cảm thấy ổn hơn mà thôi. Dù vậy nhưng nếu giữ mãi những điều tiêu cực trong lòng thì chỉ có một mình bản thân bạn tổn thương mà thôi, vì vậy hãy tìm cách loại bỏ nó ra ngoài.
Để tổn thương tâm lý khi bị cha mẹ khinh thường hãy tìm một người đồng hành
Nếu cha mẹ không gieo cho bạn tình yêu và sự hy vọng thì hãy tìm cho mình một người đồng hành, một người mà bạn có thể tin tưởng, một người đưa đến cho bạn ánh sáng của hạnh phúc. Đó có thể là một người nào đó trong gia đình như ông bà; là thầy cô giáo, là người bạn thân hoặc chính là một nửa còn lại của cuộc đời của bạn. Đừng để những tổn thương tâm lý khi bị cha mẹ khinh thường đánh gục và biến bạn trở thành một người cô đơn.
Khi thấy cha mẹ bạn không thể thay đổi thì bản thân bạn cần tìm cho mình một lối thoát, không thể chờ đợi rằng cha mẹ mình sẽ hiểu được vấn đề. Chia sẻ những cảm xúc của bản thân với một người mà bạn tin tưởng sẽ giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều. Và chắc chắn là những lời nói ấm áp, cổ vũ của người đồng hành sẽ giúp bạn có cảm giác được an ủi, có thêm động lực để cố gắng hơn nữa.
Trị liệu tâm lý khi cần thiết
Tổn thương tâm lý khi bị cha mẹ khinh thường có thể theo tâm trí một người đi đến suốt cuộc đời. Vì vậy nếu có một lúc nào đó bạn cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng, thường xuyên nghĩ đến cái chết, cảm giác sợ hãi ánh sáng, luôn văng vẳng những lời nói của cha mẹ xung quanh thì nên sớm tiếp nhận trị liệu tâm lý. Đây có thể là dấu hiệu của rất nhiều vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu và cần được giải quyết càng sớm càng tốt để tránh gây ra các hệ lụy xấu.
Thông qua việc trò chuyện cùng các chuyên gia tâm lý bạn sẽ dần tháo gỡ được những khúc mắc trong tâm trí, học cách thư giãn tinh thần để hướng đến đời sống tích cực hơn. Các chuyên gia tâm lý đóng vai trò như một người truyền lửa để đem lại cho bạn năng lượng sống tràn đầy, không còn bị ám ảnh bởi những chuyện cũ. Lòng tự trọng, niềm tin về bản thân cũng dần phục hồi để bạn có thể chạm tay đến tương lai hạnh phúc hơn.
Bạn cũng có thể mời cha mẹ cùng đi trị liệu tâm lý cùng mình để cha mẹ hiểu hơn. Các chuyên gia tâm lý cũng sẽ nói chuyện với phụ huynh để họ hiểu hơn về những tổn thương mà con đã phải chịu trong suốt thời gian qua do những lời nói của cha mẹ. Qua đó phụ huynh dần thay đổi, không còn dùng những ngôn từ, hành động không phù hợp như thế khi trò chuyện với con. Những mâu thuẫn khúc mắc trong gia đình cũng dần được tháo gỡ để mọi người tiến lại gần nhau hơn.
Những tổn thương tâm lý khi bị cha mẹ khinh thường cần được tháo gỡ từ sớm để tránh những hệ lụy đáng tiếc có thể xuất hiện. Cha mẹ cần phải thay đổi cách giáo dục con cái bởi không phải cứ đánh, cứ mắng thì con mới có thể nên người. Giáo dục hiện đại, trò chuyện và tập làm bạn với con cũng là thứ phụ huynh cần phải học rất nhiều.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!