Trầm cảm cấp độ 1 (Giai đoạn nhẹ): Nhận biết và chữa trị
Trầm cảm cấp độ 1 là giai đoạn đầu tiên của chứng bệnh trầm cảm. Lúc này các triệu chứng của bệnh chưa biểu hiện cụ thể, tần số xuất hiện cũng khá và có thể kiểm soát được. Tuy nhiên nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp điều trị phù hợp sẽ làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.
Trầm cảm cấp độ 1 (Giai đoạn nhẹ) là gì?
Trầm cảm cấp độ 1 là giai đoạn đầu tiên và cũng là mức độ thấp nhất của bệnh lý này. Tuy tình trạng này vẫn chưa đến mức nghiêm trọng nhưng nếu không kịp thời phát hiện sẽ dễ tiến triển thành các giai đoạn nặng hơn. Đa phần những người bị trầm cảm giai đoạn nhẹ sẽ có khá ít các biểu hiện, những triệu chứng mệt mỏi, buồn bã, chán nản cũng không mấy rõ ràng. Do đó, rất ít người có thể nhận biết được chứng bệnh này khi vừa mới phát.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm cấp độ 1
Trầm cảm cấp độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh nên các triệu chứng còn khá mơ hồ, tần số xuất hiện không nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận biết được chúng bởi một vài triệu chứng sẽ diễn ra liên tục và kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.
Thông thường, để có thể nhận biết tình trạng trầm cảm cấp độ 1, các bác sĩ sẽ dựa vào 2 triệu chứng đặc trưng như:
- Khí sắc trầm buồn, tâm trạng luôn chán nản, buồn bã, tiêu cực. Ngoài ra, người bệnh còn có thể khóc nhiều nhưng không vì lý nào cụ thể nào cả.
- Thiếu sức sống, không còn hứng thú với những sự việc xung quanh, kể cả các hoạt động đã từng yêu thích lúc trước.
Bên cạnh 2 dấu hiệu dễ nhận biết trên thì người bệnh trầm cảm cấp độ 1 còn có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, người thiếu sức sống, mắt lờ đờ, cơ thể dần suy nhược và không muốn thực hiện bất kì công việc nào.
- Chế độ ăn uống bị đảo lộn, một số người cảm thấy chán ăn, thường xuyên bỏ bữa, ăn không được ngon miệng. Ngược lại cũng có vài trường hợp ăn không kiểm soát dẫn đến tình trạng tăng giảm cân đột ngột.
- Cơ thể hoạt động chậm chạp hoặc rất dễ bị kích động, nóng giận.
- Thường xuyên khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc thức trắng.
- Luôn cảm thấy bản thân có lỗi, không làm được việc gì và thất vọng về chính mình.
- Khó tập trung, không thể hoàn thành tốt công việc.
- Suy nghĩ tiêu cực, luôn nghĩ về cái chết và có ý định muốn tự sát.
Tuy nhiên, những người bệnh trầm cảm cấp độ 1 thường xuất hiện vài triệu chứng nhưng ở mức độ nhẹ, không đáng kể. Nếu có thể phát hiện được bệnh ngay từ giai đoạn này sẽ giúp cho quá trình điều trị được dễ dàng hơn, rút ngắn thời gian phục hồi và hạn chế các biến chứng nguy hiểm khác.
Nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm cấp độ 1
Trầm cảm cấp độ 1 có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân thường gặp nhất như:
- Căng thẳng, áp lực kéo dài: Đây là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao các trường hợp bị mắc bệnh trầm cảm. Khi con người chịu nhiều áp lực hoặc trải qua các biến cố nghiêm trọng như mất tài sản, mất người thân, gia đình ly tán,…sẽ khiến cho tinh thần bị tác động nặng nề, lâu dần sẽ dễ mắc phải căn bệnh quái ác về rối loạn tâm lý.
- Chấn thương não: Một số chấn thương đến não cũng có thể để lại di chứng về sau khiến cho bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng tâm lý hỗn loạn.
- Lạm dụng các chất kích thích: Việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy,…sẽ khiến cho bạn có nguy cơ cao mắc phải chứng bệnh trầm cảm. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này.
- Các bệnh thực thể não: Một số bệnh nhân bị u não, viêm não,…sẽ có khả năng cao mắc phải chứng bệnh trầm cảm cấp độ 1.
- Di truyền: Yếu tố ADN cũng được xem là nguyên nhân có khả năng khiến cho nhiều người bị bệnh trầm cảm. Nếu những người thân trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ đã có tiền sử trầm cảm thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải chứng bệnh này.
Cách chữa trị trầm cảm cấp độ 1 hiệu quả
Các chuyên gia khuyên rằng, những tình trạng trầm cảm cấp độ 1 nên điều trị bằng các phương pháp tại nhà để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Người bệnh chỉ cần tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ, thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên vận động, sắp xếp thời gian làm và nghỉ ngơi phù hợp,…sẽ giúp cho các triệu chứng của bệnh được nhanh chóng cải thiện.
Khi nhận thấy cơ thể có những thay đổi bất thường trong lời nói, hành vi bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà sau đây.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Để có thể cải thiện tốt tình trạng sức khỏe, các bác sĩ luôn đưa ra lời khuyên về thực đơn ăn uống hàng ngày cho những người bệnh trầm cảm cấp độ 1. Người bệnh nên chú ý bổ sung các loại thịt, các, rau xanh, trái cây tươi,….để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
- Ngoài ra, bệnh nhân còn chú ý hạn chế những thực phẩm cay nóng, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, thực phẩm béo, không sử dụng nhiều loại gia vị.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại bia rượu, thuốc lá, cà phê,…để không làm cho triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, chú ý đến giấc ngủ. Tốt nhất bệnh nhân nên rèn luyện thói quen ngủ trước 23 giờ và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp cho sức khỏe được ổn định và còn cải thiện tốt về tinh thần, tâm trạng.
- Thường xuyên vận động, dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện các môn thể thao đơn giản như chạy bộ, bơi lội, yoga, thiền,….Khi cơ thể được vận động sẽ giúp cho bạn giải tỏa năng lượng, giảm bớt các áp lực và căng thẳng.
- Tiếp xúc nhiều với ánh sáng: Theo nghiên cứu việc tiếp xúc với ánh sáng sẽ giúp bạn dễ tập trung hơn, tránh những suy nghĩ tiêu cực.
- Tắm nước nóng khoảng 15 phút mỗi ngày. Việc ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp cơ thể được thả lỏng và thư giãn hơn.
- Chủ động chia sẻ với những người thân trong gia đình hoặc bạn bè về các vấn đề bản thân đang gặp phải, từ đó tháo gỡ được các khúc mắc trong lòng.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể cũng góp phần giúp cho tình trạng trầm cảm được cải thiện nhanh chóng. Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ ca hát, nhảy múa, vẽ tranh, đọc sách, thiện nguyện,…tùy vào sở thích và khả năng của mình.
Trầm cảm cấp độ 1 là tình trạng không quá nguy hiểm nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người nếu không thể phát hiện và điều trị sớm. Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu của bệnh, bạn cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn cách điều trị phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Trầm cảm khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và chữa trị
- Điều cần biết của chứng bệnh “trầm cảm theo mùa” (SAD)
- Báo động nghiêm trọng tình trạng trầm cảm ở học sinh
- Các giai đoạn tiến triển của bệnh trầm cảm bạn nên lưu ý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!