11 Lý do tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái cần biết
Sự khác biệt về thế hệ là lý do cốt lõi tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Điều này khiến bố mẹ không hiểu được tâm lý con, và có hành vi và lời nói khiến trẻ tổn thương.
Ảnh hưởng tiêu cực về khoảng cách giữa cha mẹ và con cái
Khoảng cách giữa bố mẹ và con cái bắt nguồn từ những lý do rất đơn giản. Tuy nhiên nếu không được cải thiện sớm, con cái sẽ dần sống tách biệt, và cảm thấy cô đơn giữa gia đình.
Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và đời sống tinh thần của con. Đặc biệt là khi con có ít bạn bè, hay gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Khi còn nhỏ, con cái có mối liên hệ chặt chẽ với gia đình. Lúc này, trẻ còn chưa hình thành suy nghĩ và quan niệm riêng nên rất nghe lời bố mẹ. Khoảng cách đôi bên không rõ ràng.
Tuy nhiên, trẻ vào giai đoạn dậy thì sẽ có sự thay đổi lớn. Trẻ có ý thức mạnh về sự riêng tư và tính cá nhân. Do đó bố mẹ cũng cần khéo léo và thay đổi trong cách giáo dục.
Bố mẹ vì quá bận rộn mà bỏ quên việc chia sẻ, lắng nghe và giải đáp cho con những vướng mắc trong cuộc sống. Dần dần, trẻ sẽ không quan tâm đến bố mẹ, và né tránh sự quan tâm của gia đình.
Xem thêm: Giải Pháp Xóa Bỏ Khoảng Cách Giúp Cha Mẹ Và Con Cái Gần Nhau Hơn
11 Lý do tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái
Một thực trạng đáng buồn là hiện nay bố mẹ và con cái thiếu sự quan tâm, chia sẻ lẫn nhau nên có những khoảng cách không thể xóa nhòa. Dưới đây là 11 lý do tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.
1. Không dành nhiều thời gian bên cạnh con
Vì quá mải mê với công việc, bố mẹ không có nhiều thời gian chia sẻ và trò chuyện cùng con cái. Khi thấy ba mẹ quá bận rộn, trẻ cũng có xu hướng ít chia sẻ vì sợ làm phiền người lớn.
Theo thời gian, giữa bố mẹ và con cái sẽ có khoảng cách lớn. Phụ huynh thiếu quan tâm, và thường gạt đi câu chuyện của con khiến trẻ tổn thương. Trẻ không cảm nhận được tình cảm bố mẹ dành cho mình.
Ở giai đoạn dậy thì, tâm sinh lý của trẻ có nhiều thay đổi. Trẻ nhạy cảm, suy nghĩ nhiều, và rất dễ bị tổn thương nếu bố mẹ không thấu đáo trong cách ứng xử.
Dù bận rộn như thế nào đi chăng nữa, bố mẹ cũng cần dành thời gian tâm sự, lắng nghe và đưa ra cho con những lời khuyên hữu ích. Sự quan tâm đúng mực của bố mẹ chính là điểm tựa cho trẻ khi gặp khó khăn.
2. Luôn thể hiện uy quyền với con sẽ tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái
Khi còn nhỏ, bố mẹ thường dùng uy quyền để răn đe và chỉnh đốn trẻ. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy bản thân có lỗi, và ngoan ngoãn nghe theo lời bố mẹ.
Tuy nhiên khi bước vào giai đoạn dậy thì, con muốn được đối xử như một người trưởng thành. Trẻ bắt đầu khôn lớn, biết phân biệt đúng sai và có suy nghĩ riêng.
Cha mẹ áp đặt uy quyền sẽ khiến trẻ ngột ngạt và dần xa cách gia đình. Thậm chí, cách giáo dục này còn khiến trẻ có tâm lý chống đối và thù ghét cha mẹ.
3. Quan điểm khác biệt về định hướng tương lai
Khi còn nhỏ, trẻ dễ dàng nghe theo sự sắp xếp của gia đình. Ngược lại khi đã trưởng thành và có suy nghĩ riêng, trẻ luôn muốn tự quyết định và đưa ra lựa chọn trong cuộc sống của bản thân.
Tuy nhiên, việc con trẻ thay đổi khiến bố mẹ cảm thấy không thoải mái. Nhiều người cảm thấy con bắt đầu “tuột” khỏi sự kiếm soát của mình. Phụ huynh sẽ trách móc, đổ lỗi cho con hư hỏng.
Ở tuổi vị thành niên, con đã xác định được mình thích gì và muốn làm gì. Do đó, trẻ có thể muốn được học thêm những lớp năng khiếu để phát triển thế mạnh của bản thân.
Trong suy nghĩ của bố mẹ, con trẻ còn nhỏ và chưa ý thức được quyết định của mình. Vì vậy, phản ứng chung của nhiều phụ huynh là cấm cản, và ép buộc con làm theo ý mình.
4. Xâm phạm quá mức vào cuộc sống của con
Trong mắt của cha mẹ, con cái luôn nhỏ dại và chưa thể tự chủ. Do đó thay vì công nhận suy nghĩ và quan điểm của con, cha mẹ thường có xu hướng cấm cản trẻ.
Khác với khi còn nhỏ, trẻ ở tuổi vị thành niên đã bắt đầu ý thức được sự riêng tư. Trẻ yêu cầu được tôn trọng như một người trưởng thành. Tuy nhiên không ít bậc phụ huynh đọc trộm nhật ký, tin nhắn, vào trang cá nhân của con,…
Mục đích ban đầu của phụ huynh là mong muốn con tránh xa thói hư tật xấu. Tuy nhiên, hành vi này khiến khoảng cách giữ cha mẹ và con cái ngày càng nghiêm trọng.
Trẻ sẽ có suy nghĩ bố mẹ không tôn trọng và yêu thương mình. Dần dần, trẻ sẽ ít trò chuyện và không muốn chia sẻ những vấn đề đang phải đối mặt.
5. Trách móc, chỉ trích con trong mọi hoàn cảnh
Nhiều phụ huynh có thói quen trách móc, chỉ trích con trong mọi hoàn cảnh. Khi con cái gặp phải vấn đề, việc họ làm đầu tiên là trách móc con, la mắng trẻ vì sao lại để những chuyện như vậy xảy ra.
Nhiều vấn đề xảy ra trong cuộc sống có thể không phải lỗi của con. Vì vậy, việc bố mẹ liên tục trách móc và chỉ trích khiến con bị tổn thương và dần xa cách với gia đình.
6. Luôn nhắc đến sự hy sinh dành cho con cái
Nhiều phụ huynh mang sự hy sinh và nỗi vất vả trong quá trình nuôi dạy con cái ra để đàn áp trẻ. Việc này chỉ khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con trẻ trở nên xấu hơn theo thời gian.
Thói quen than vãn của bố mẹ khiến cho con cảm thấy nặng nề, mệt mỏi. Việc bị cha mẹ “đàn áp” có thể trẻ hình thành tâm lý xem nhẹ bố mẹ. Trẻ có xu hướng thiếu trách nhiệm với gia đình.
7. Bố mẹ không giữ lời hứa gây ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái
Người lớn thường đưa ra những lời hứa hẹn với mong muốn tạo cho con động lực để cố gắng trong học tập. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ thất hứa vì quá mải mê với công việc.
Nhưng thực tế, trẻ nhỏ nhớ rất kỹ những lời nói và hứa hẹn của bố mẹ. Nếu tình trạng này thường xuyên lặp lại, con trẻ sẽ hình thành tâm lý xa cách với bố mẹ.
Trẻ không còn tin vào lời hứa, không còn niềm tin vào cha mẹ. Ngoài ra, cha mẹ liên tục thất hứa có thể khiến con hình thành thói quen xấu tương tự trong tương lai.
8. Không nghĩ đến cảm nhận của con
Cha mẹ độc hại là những người luôn trách móc, chì chiết con cái mà bỏ qua cảm nhận của con. Khi bị cảm xúc tiêu cực chi phối, bố mẹ có thể làm tổn thương con cái bằng những lời nói cực đoan.
Có thể trong mắt bố mẹ, những lời nói này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên với sự nhạy cảm vốn có, trẻ có thể cho rằng bố mẹ đang trách móc và thất vọng về bản thân.
Những câu nói nặng nề sẽ khiến cho tình cảm gia đình bị sứt mẻ. Dần dần, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái sẽ hình thành và không thể xóa nhòa.
9. Thiên vị giữa con cái
Với con cái, bố mẹ cần đối xử công bằng giữa các anh chị em. Trẻ cần cảm thấy được tôn trọng trong chính gia đình của mình. Việc thiên vị giữa con cái là lý do tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và các con.
Tâm lý trẻ khi bị cha mẹ đối xử thiên vị, bất công có thể trở nên lệch lạc. Trẻ không chỉ thù ghét cha mẹ, mà còn ghen tị, thù ghét anh chị em trong nhà.
Thái độ thiên vị của bố mẹ sẽ khiến cho trẻ cảm thấy bị chèn ép, ngột ngạt. Về lâu dài, trẻ sẽ lựa chọn sống thu mình vì cho rằng bản thân đang bị xem nhẹ.
Hơn nữa, trẻ được thiên vị cũng sẽ có xu hướng hống hách và ích kỷ. Do đó, cách đối xử của bố mẹ với con cái cần công bằng để tránh những ảnh hưởng về lâu dài.
10. Luôn cho mình là đúng
Trong mắt bố mẹ, con cái dù có lớn khôn cũng đều là những đứa trẻ. Do đó khi có mâu thuẫn xảy ra, bố mẹ luôn luôn cho mình là đúng và nghĩ rằng con cái luôn sai.
Tuy nhiên, phản ứng cứng nhắc và cố chấp của các bậc phụ huynh lại chính là lý do tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Trong mắt con cái, hành động này của bố mẹ chính là sự áp đặt và bất công.
Dần dần, trẻ có thể không muốn chia sẻ hay giải thích bất cứ điều gì vì. Trẻ cho rằng giải thích cũng chỉ phí công. Bố mẹ sẽ lại tiếp tục trách móc bản thân.
11. Luôn so sánh con với người khác tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái
Việc so sánh con với người khác là thói quen của rất nhiều phụ huynh. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, đây là cách để tạo động lực và giúp con học tập tốt hơn.
Tuy nhiên, thói quen này vô tình khiến con cảm thấy không được tôn trọng. Trẻ sẽ có suy nghĩ bản thân vô dụng, yếu kém. Luôn so sánh con với người khác cũng là lý do tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.
Thay vì so sánh con với người khác, bố mẹ hãy tạo động lực học tập cho con bằng những câu nói khích lệ và một số câu chuyện truyền cảm hứng.
Quan trọng nhất phải để con hiểu rằng, ý nghĩa thực sự của học tập là rèn luyện tính cách và nâng cao giá trị của bản thân. Đây là bước chuẩn bị cho cuộc sống tương lai của chính con.
Trên đây là 11 lý do tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Hy vọng qua những thông tin hữu ích này, các bậc phụ huynh sẽ hiểu hơn về con trẻ và có cách ứng xử phù hợp.
Khi nhận thấy con đang dần sống tách biệt với gia đình, nên tìm giải pháp kịp thời để xây dựng lại mối quan hệ chặt chẽ với con cái.
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên nhân xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái tuổi vị thành niên
- Hậu quả của việc áp đặt con cái cha mẹ nên quan tâm
- Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái và cách vượt qua
- 8 Câu Nói Của Cha Mẹ Vô Tình Làm Tổn Thương Tâm Lý Trẻ
Hầu như mình có đủ các lỗi trên. Huhu! Mình cảm thấy có lỗi với con quá!
lý do đầu tiên và thứ 2 luôn đúng, bố mẹ nào cũng vậy haizzz
dạy con từ thuở còn thơ mà nhiều bố mẹ xao lãng quá nhỉ
chuẩn bài đấy đi làm cũng quan trọng nhưng dạy con còn quan trọng hơn, sau này con mà không nên người lúc ấy lại hối hận
cách nhà mình 2 nhà có chị cũng trung niên rồi mà có đứa con mới cấp 2 thôi người ngợm đầy hình xăm xong hút thuốc các thứ, bỏ cả học giờ chả ai bảo được
dạy từ bé còn dễ chứ lớn từng đấy rồi cũng khó bảo lắm chỉ có mà xã hội dậy mới nghe thôi
mà á thấy đánh nhau gây gổ suốt ngày ý
bố mẹ chắc cũng bất lực rồi nên mới thế
cũng thương 2 anh chị thật, lầm lũi làm cũng vất vả, cũng do hoàn cảnh mà vậy
trẻ con cũng rất nhạy cảm mà người lớn thường hay tiêu cực, mâu thuẫn hoặc chỉ là trêu đùa nhưng trẻ con luôn là người suy nghĩ thái quá nên thành ra tâm lý bất ổn
mà trẻ con mà bất ổn tâm lý dài thì khó điều trị lắm
ừ nhất là gặp phải chứng tự kỷ thì ối dồi ôi luôn
tôi cũng đọc qua vài trường hợp trẻ con bị rối loạn tâm lý rồi thường bắt nguồn từ bố mẹ là chủ yếu nên là quan tâm con tôi lắm
đúng phải quan tâm vào đừng để mọi chuyện quá xa là mất công mất sức ra
trung tâm có trị chứng ít nói ở trẻ không ạ
Chào bạn, Trung tâm đã nhận thông tin của bạn, không biết trẻ nhà bạn năm nay bao tuổi và tình trạng này xảy ra bao lâu rồi? Để hỗ trợ tốt nhất cho bạn, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline 096 589 8008 Trung tâm sẽ hỗ trợ cho bạn.
Tai sao moi khi em noi chuyen voi me la cam thay bat an so hai nhi? Em cx khong dam tho lo tinh cam hay chia se vs me vi lo so, luc nao cx thay so hai khi me ve nha