Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không?

Tăng động giảm chú ý là một trong các rối loạn thần kinh phổ biến ở trẻ em. Chứng bệnh này khiến cho trẻ nhỏ mất kiểm soát về những hành vi tăng động và khó duy trì trạng thái tập trung. Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như thời gian phát hiện bệnh, mức độ bệnh, phương pháp điều trị, vai trò của người thân bên cạnh,…

Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không?
Tăng động giảm chú ý là một trong các rối loạn thần kinh phổ biến ở trẻ em.

Sơ lược về bệnh tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý còn được gọi tắt là ADHD – Attention-Deficit/Hyperactivity Disorde, đây là tình trạng rối loạn mạn tính rất thường gặp ở trẻ em và hiện đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Đặc trưng nổi bật của chứng bệnh này đó chính là sự tăng động quá mức cùng với những hành vi bốc đồng, khó tập trung, không thể duy trì trạng thái tập trung quá lâu,…

Theo thống kê, tỷ lệ mắc phải căn bệnh này đối với trẻ em Việt Nam là khoảng 3,01%. Những đối tượng mắc phải căn bệnh này thường sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập, công việc, lòng tự trọng phát triển,…Các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần theo thời gian, tuy nhiên vẫn có trường hợp các triệu chứng kéo dài cho đến khi trưởng thành.

Một số triệu chứng thường gặp ở người bị rối loạn tăng động giảm chú ý như:

  • Mất tập trung, giảm chú ý
  • Hay mơ màng
  • Khó khăn khi phải lắng nghe hoặc tuân thủ theo hướng dẫn.
  • Đứng ngồi không yên, hay hấp tấp, bồn chồn
  • Không thể kiểm soát được lời nói, nói quá nhiều
  • Không thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao
  • Hay chen ngang vào câu chuyện của người khác
  • Không thể kiềm chế được cảm xúc, hay nổi giận vô cớ
  • Ngại giao tiếp, thiếu tự tin

Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không?

Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không? Thực tế, tăng động giảm chú ý là căn bệnh mạn tính và không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn được. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát và dần thuyên giảm nếu người bệnh được áp dụng các biện pháp hỗ trợ tốt như hỗ trợ giáo dục, kiểm soát hành vi kết hợp với việc sử dụng thuốc. 

Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không?
Tăng động giảm chú ý là căn bệnh mạn tính, khó có thể điều trị dứt điểm

Khi trẻ được chẩn đoán mắc phải căn bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý thì các chuyên gia sẽ cân nhắc để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, lựa chọn những phương pháp thích hợp với tình trạng bệnh của mỗi đối tượng. Trong đó, 2 liệu pháp được áp dụng phổ biến nhất chính là sử dụng thuốc và liệu pháp hành vi.

Tuy nhiên, ngoài những biện pháp can thiệp chuyên khoa thì quá trình điều trị bệnh cũng cần có sự kết hợp và giúp đỡ từ những người thân trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ của trẻ. Thời gian chữa bệnh có thể kéo dài trong một khoảng thời gian do đó cần phải kiên trì và thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ mới giúp cho tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn.

Tìm hiểu thêm: Đặc điểm phân biệt trẻ tăng động với hiếu động bạn nên chú ý

Cách chữa bệnh tăng động giảm chú ý

Hiện nay, tình trạng tăng động giảm chú ý vẫn chưa có phương pháp điều trị tận gốc nhưng việc kết hợp giữa tâm lý trị liệu và dùng thuốc Tây cũng mang lại nhiều hiệu quả vượt trội. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, nhanh chóng thay đổi lối sống tích cực hơn để giúp cho quá trình phục hồi sức khỏe diễn ra thuận lợi hơn.

1. Sử dụng thuốc Tây

Để điều trị căn bệnh ADHD các bác sĩ thường sẽ sử dụng nhóm thuốc kích thích thần kinh. Các loại thuốc này sẽ giúp ổn định và cân bằng nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh, giúp cho những triệu chứng tăng động, mất tập trung, bốc đồng được cải thiện và thuyên giảm tốt hơn.

Một số loại thuốc kích thích thần kinh thường được áp dụng cho người bệnh như methylphenidate (concerta, ritalin, metadate), dextroamphetamine-amphetamine (adderall XR), dextroamphetamine (dexedrine), lisdexamfetamine (vyvanse)…..Hoặc bệnh nhân cũng có thể được chỉ định dùng các loại thuốc khác như guanfacine (intuniv, tenex), clonidine (catapres), bupropion (wellbutrin), atomoxetine (strattera), desipramine (norpramin),…

Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không?
Sử dụng thuốc sẽ giúp kiểm soát và thuyên giảm các triệu chứng của bệnh ADHD

Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ biểu hiện bệnh, thời gian khởi phát bệnh và nhiều yếu tố khác mà các chuyên gia sẽ kê đơn thuốc với liều lượng sử dụng khác nhau. Do đó, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác để bác sĩ đưa ra đơn thuốc phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiên nhẫn sử dụng thuốc, tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ. Một số trường hợp người bệnh phải thay đổi thuốc thường xuyên để biết được loại thuốc nào là phù hợp nhất. Vì thế, nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài nhưng các triệu chứng bệnh không thuyên giảm bạn nên thông báo với bác sĩ để được cân nhắc thay đổi liều lượng hoặc đổi sang loại thuốc khác.

Hiện nay, nguy cơ tử vong do sử dụng thuốc vẫn chưa được kiểm chứng, tuy nhiên cũng đã có trường hợp trẻ em, thanh thiếu niên bị kích ứng thuốc và dẫn đến tử vong. Vì thế, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần chú ý một số điều sau đây:

  • Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không được tự ý ngưng dùng thuốc hoặc tăng giảm liều dùng.
  • Tuân thủ đúng theo chỉ định về liều lượng, thời gian dùng thuốc,…
  • Đối với trẻ em, cha mẹ cần bảo quản thuốc ở nơi mà trẻ không biết và không được cho trẻ tự ý uống thuốc.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát và tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ, thú cưng.
  • Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy xuất hiện các triệu chứng khác lạ thì cần báo ngay với chuyên gia để được ngăn chặn và xử lý kịp thời.

2. Tư vấn tâm lý

Phác đồ điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý luôn có kết hợp với những liệu pháp tư vấn tâm lý. Một số liệu pháp thường được áp dụng như:

Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không?
Liệu pháp hành vi là bước điều trị quan trọng đối với những bệnh nhân ADHD dưới 6 tuổi
  • Liệu pháp hành vi: Đối với những trẻ em dưới 6 tuổi khi mắc bệnh tăng động giảm chú ý thì liệu pháp hành vi được xem là bước điều trị quan trọng trước khi cho bé sử dụng thuốc. Bởi vì với liệu pháp này sẽ giúp các bậc phụ huynh dễ dàng quản lý các hành vi của trẻ, giúp họ có chiến lược chăm sóc và hỗ trợ trẻ tốt hơn.
  • Liệu pháp gia đình: Cha mẹ và những người thân trong gia đình sẽ học được cách hỗ trợ người bệnh, giúp họ đối mặt được với những căng thẳng, áp lực xảy ra trong cuộc sống.
  • Liệu pháp tâm lý: Đối với những trẻ lớn hoặc người trưởng thành mắc bệnh ADHD sẽ được ưu tiên áp dụng liệu pháp tâm lý để giải quyết các khúc mắc đang gặp phải. Từ đó, bệnh nhân cũng biết được những hành vi tiêu cực của bản thân và đưa ra hướng khắc phục phù hợp nhất.
  • Tập huấn kỹ năng cho phụ huynh: Với khóa học này sẽ giúp các bậc phụ huynh, người thân trong gia đình hiểu hơn về căn bệnh này và biết được cách thấu hiểu và khắc phục hành vi của người bệnh.
  • Rèn luyện kỹ năng xã hội: Bệnh nhân sẽ học được cách thực hiện các hành vi đúng mực, phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Bên cạnh hai phương pháp phổ biến trên thì người bệnh cũng cần xây dựng lối sống tích cực, các bậc phụ huynh nên rèn luyện cho con những thói quen tốt về ăn uống, vận động, nghỉ ngơi để trẻ dần thoát khỏi các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý.

Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu có thể áp dụng được đúng phương pháp kết hợp với sự quan tâm, chăm sóc của người thân sẽ giúp cho bệnh nhân dần cải thiện được sức khỏe, các triệu chứng bệnh cũng thuyên giảm đáng kể.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *