Rối loạn hành vi là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn hành vi là một dạng rối loạn tâm lý hay xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Biểu hiện của nó thường là hành vi thiếu kiểm soát, xâm hại đến người khác và vi phạm quy tắc xã hội. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống tương lai của người bệnh.

Rối loạn hành vi là gì?

Rối loạn hành vi (Conduct Disorder – CD) là một dạng rối loạn tâm thần gây bất thường về hành vi và cảm xúc thường gặp ở trẻ nhỏ, người trong lứa tuổi vị thành niên. Người mắc bệnh này không kiểm soát được hành vi xấu, cảm thấy khó thực hiện đúng quy chuẩn xã hội được đặt ra.

rối loạn hành vi là gì
Rối loạn hành vi có ở trẻ nhỏ khiến bé chống đối quy tắc chuẩn mực bình thường

Rối loạn hành vi thường khó nhận biết vì nhiều người lớn nhầm lẫn với việc trẻ chỉ đang nghịch ngợm, hư hỏng. Những hành vi như bấm chuông cửa rồi chạy, đánh nhau, ăn trộm có thể không xuất phát từ bản tính xấu mà là dấu hiệu của vấn đề tâm lý. Nếu không được nhận diện và can thiệp sớm thì rối loạn này sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn trong tương lai.

Các loại rối loạn hành vi thường gặp

Rối loạn hành vi thường được chia làm 3 dạng chính dựa trên độ tuổi:

  • Rối loạn hành vi trẻ em thường sẽ bắt đầu có dấu hiệu trước khi bé được 10 tuổi
  • Rối loạn hành vi tuổi vị thành niên thường xuất hiện trong nhóm 13 – 19 tuổi với mức độ nguy hiểm cao hơn, do lúc này bé bắt đầu có các nhận thức rõ ràng về đời sống xung quanh
  • Rối loạn hành vi không xác định khi không thể xác định chính xác thời điểm phát bệnh

Tùy vào các triệu chứng và cách cư xử, bệnh cũng chia thành những nhóm sau:

  • Rối loạn thách thức chống đối
  • Rối loạn cư xử, cuồng phóng hỏa, ăn cắp vặt
  • Rối loạn bùng phát gián đoạn

Trẻ mắc chứng rối loạn hành vi có thể được chẩn đoán đi kèm với hạn chế cảm xúc tiền xã hội ( limited prosocial emotions) khiến bệnh có xu hướng trầm trọng hơn.

Triệu chứng của rối loạn hành vi

Rối loạn hành vi thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên với các triệu chứng chính bao gồm:

triệu chứng rối loạn hành vi
Người mắc chứng rối loạn hành vi có xu hướng bạo lực và bắt nạt người khác

Hành vi xâm hại:

  • Gây gổ, đánh nhau với người khác
  • Có hành vi tàn ác như cắt thịt, trói, đốt cháy động vật hoặc con người
  • Bắt nạt, đe dọa, ép buộc người khác
  • Có xu hướng sử dụng vũ khí như mảnh chai, bút viết trong các cuộc xung đột
  • Cố ý phá hoại, gây tổn hại tài sản của người khác như đốt phá, đập vỡ đồ đạc, phóng hỏa,….

Lừa dối và trộm cắp:

  • Trộm cắp vặt, đột nhập vào nhà hoặc cửa hàng
  • Nói dối để tránh trách nhiệm hoặc đạt được lợi ích cá nhân
  • Thực hiện các hành vi phạm tội như trấn lột, tống tiền, móc túi,…

Vi phạm nghiêm trọng các quy tắc:

  • Thường xuyên trốn học, bỏ nhà đi
  • Vi phạm các quy tắc của gia đình và xã hội mà không có lý do chính đáng
  • Thường không tuân theo các quy định của người lớn, cơ quan có thẩm quyền
  • Trốn nhà qua đêm ít nhất 2 lần
conduct disorder là gì
Trẻ thường thực hiện hành động móc túi khi mắc phải rối loạn hành vi

Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Sử dụng chất kích thích (rượu, thuốc lá, ma túy) ở độ tuổi rất sớm
  • Bắt đầu quan hệ tình dục từ khi còn nhỏ, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi này với mình
  • Không cảm thấy hối hận về những hành vi tiêu cực của mình, không quan tâm đến cảm xúc của người khác
  • Khó kết bạn, có xu hướng cô lập bản thân khỏi xã hội

Nguyên nhân gây rối loạn hành vi

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn hành vi mà việc hiểu rõ chúng không chỉ giúp cha mẹ và người chăm sóc có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề của trẻ, mà còn tạo cơ sở cho việc điều trị và chăm sóc hiệu quả.

1. Yếu tố di truyền và sinh học

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ có cha mẹ mắc bệnh lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi sẽ có nguy cơ cao phát triển các triệu chứng tương tự. Bên cạnh đó, các bé mắc phải rối loạn về chuyển hóa, có tổn thương ở hệ thần kinh trung ương cũng khó kiểm soát các hành vi của mình.

nguyên nhân gây rối loạn hành vi
Yếu tố di truyền và sinh học được chứng minh có liên quan đến hình thành rối loạn hành vi

Các nghiên cứu cũng cho thấy mức testosterone cao và sự suy giảm hoạt động của thùy trán – khu vực điều khiển cảm xúc và hành vi trong não có thể liên quan đến rối loạn hành vi ở trẻ. Nó làm trẻ dễ bị kích động, hung hăng và khó rút kinh nghiệm từ những sai lầm. Ngoài ra, việc các bé mắc tăng động giảm chú ý (ADHD) cũng làm gia tăng khả năng phát triển rối loạn hành vi.

2. Ảnh hưởng từ cha mẹ và gia đình

Bất kỳ người bệnh nào sống trong gia đình thiếu sự chăm sóc và giám sát đầy đủ, thường xuyên phải chứng kiến mâu thuẫn giữa cha mẹ và bị bạo lực gia đình có nguy cơ cao mắc các vấn đề về hành vi. Khi thiếu đi kỷ luật, không được hướng dẫn một cách nhất quán, nhiều người không học được cách điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với xã hội.

Bên cạnh đó, các gia đình có cha mẹ nghiện rượu, ma túy, hoặc phạm tội có thể tạo ra môi trường tiêu cực cho trẻ. Các bé trong những gia đình như vậy thường thiếu sự an toàn về mặt tinh thần và có xu hướng bắt chước hành vi tiêu cực của người lớn. Điều này dẫn đến việc các em không học được kỹ năng xã hội cần thiết, dần phát triển hành vi chống đối và bạo lực.

3. Yếu tố môi trường và xã hội

Người bệnh sống trong các khu vực có tỷ lệ tội phạm cao, thường xuyên phải đối mặt với bạo lực từ các băng nhóm sẽ dễ phát triển những hành vi hung hăng và chống đối xã hội. Ngoài ra, khi lớp học quá đông mà giáo viên không thể giám sát kỹ càng, trẻ em có thể thiếu đi sự hỗ trợ cần thiết và cảm thấy bị bỏ rơi, dẫn đến việc không tuân thủ các quy tắc học đường.

cách phòng ngừa rối loạn hành vi
Môi trường sống với tỷ lệ tội phạm cao là một trong những nguyên nhân gây rối loạn hành vi

Việc thiếu các dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường học cũng là một vấn đề. Nhiều trẻ em gặp khó khăn về kinh tế, xã hội nhưng không nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía nhà trường dễ rơi vào tình trạng tiêu cực và làm gia tăng nguy cơ rối loạn hành vi.

4. Chấn thương tâm lý và thần kinh

Chấn thương tâm lý và thần kinh trong giai đoạn đầu đời gây ra những tổn thương lớn đối với trẻ. Các bé từng trải qua việc bị lạm dụng thể chất, tinh thần có thể bị tổn thương não bộ, dẫn đến nguy cơ cao phát triển rối loạn hành vi. Không chỉ vậy, các chấn thương thần kinh như tổn thương não bộ do tai nạn, co giật cũng dẫn đến việc suy giảm khả năng nhận thức, khó phát triển học tập.

Trong một số trường hợp, trẻ em bị chấn thương về não, hệ thần kinh từ nhỏ khó phát triển các kỹ năng xã hội, khó thích nghi với cuộc sống bình thường. Những khó khăn này nếu không được can thiệp sớm sẽ khiến các bé không thể kiểm soát hành vi của mình và dễ rơi vào tình trạng phạm pháp.

5. Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn hành vi

Rối loạn hành vi là một vấn đề tâm lý phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát hành động và cảm xúc của người mắc phải. Có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau có thể góp phần làm gia tăng khả năng phát triển rối loạn này:

yếu tố nguy cơ gây rối loạn hành vi
Yếu tố thúc đẩy rối loạn hành vi ở người bệnh là việc bị lạm dụng từ thời thơ ấu
  • Trẻ bị bỏ bê, bị lạm dụng về thể chất và tinh thần
  • Cha mẹ mắc các rối loạn tâm thần như ADHD, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực
  • Sống trong môi trường nghèo đói, khu vực có tỷ lệ tội phạm cao
  • Trẻ bị ảnh hưởng bởi bạo lực,  thiếu giám sát từ người lớn
  • Phương pháp nuôi dạy của cha mẹ thiếu quan tâm, việc kỷ luật không nhất quán
  • Kết bạn với những người có xu hướng phạm pháp, chống đối xã hội

Ảnh hưởng của rối loạn hành vi

Rối loạn hành vi gây ra những tác động tiêu cực không chỉ cho bản thân người bệnh mà còn ảnh hưởng đến xã hội xung quanh. Người mắc bệnh thường không kiểm soát được hành vi của mình, dễ thực hiện những hành động bộc phát và thiếu suy nghĩ. Bệnh nhân không nhận thức rõ được hậu quả hành vi của mình và thường xuyên gây tổn hại cho người khác. Chúng sẽ khiến người bệnh dễ rơi vào tình trạng bị xã hội xa lánh, thậm chí bị kết tội hoặc giam giữ nếu không được can thiệp kịp thời.

Một vấn đề lớn nữa là những người mắc rối loạn hành vi thường khó có thể duy trì các mối quan hệ xã hội và công việc ổn định. Sự cô lập khiến người bệnh trở nên lạc lõng, dẫn đến mắc bệnh tâm lý như trầm cảm, nghiện rượu và ma túy. Đồng thời có xu hướng tự đẩy mình vào cuộc sống cô đơn và khó tìm được cơ hội cải thiện tình trạng của bản thân.

Đáng lo ngại hơn, tình trạng này nếu không được điều trị và tiếp tục kéo dài khi người bệnh trưởng thành sẽ khiến người bệnh mắc rối loạn nhân cách, rối loạn chống đối xã hội, có hành vi phạm tội nghiêm trọng.

ảnh hưởng của rối loạn hành vi
Trẻ dễ hình thành rối loạn nhân cách nếu không chữa trị sớm rối loạn hành vi

Các phương pháp điều trị rối loạn hành vi

Những người có hành vi giận dữ, phá hoại thường gặp khó khăn trong quá trình điều trị, nhưng nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng cách có thể cải thiện tình trạng này đáng kể.

Với người gặp tổn thương tâm lý thì điều trị rối loạn hành vi đòi hỏi sự kết hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đồng thời, sự đồng hành và yêu thương của gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe tinh thần cho người bệnh.

1. Điều trị bằng tâm lý trị liệu

Sau khi xác định chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tìm cách nói chuyện và trị liệu tâm lý với người mắc bệnh để có nhận thức rõ ràng hơn về hành động của bản thân. Các chuyên gia sức khỏe tâm thần cũng có thể áp dụng biện pháp trị liệu tâm lý nhận thức hành vi (CBT), trị liệu đa phương thức để kiểm soát được cảm xúc giận dữ, bạo lực của bệnh nhân.

Đồng thời, bác sĩ còn áp dụng việc điều trị tâm lý cá nhân, tâm lý nhóm để nâng cao khả năng tự đánh giá và giúp bệnh nhân có thêm sự đồng hành. Tuy nhiên việc điều trị tâm lý nhóm có thể không được áp dụng hiệu quả với những người bị mắc bệnh trong tình trạng nặng.

2. Điều trị bằng thuốc

Bên cạnh phương pháp trị liệu tâm lý, một số nghiên cứu khoa học cũng cho thấy việc sử dụng thuốc Tây có thể giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh.

điều trị rối loạn hành vi
Thuốc Tây có thể giúp người bệnh hạn chế hành vi gây hấn không kiểm soát
  • Thuốc chống tâm thần đặc biệt Risperidone giúp hạn chế được những hành vi hung hăng, kích động, bạo lực của bệnh nhân
  • Thuốc  kích thích ( Methylphenidate) và alpha agonist giúp kiểm soát các giảm thiểu kích động liên quan đến ADHD ( rối loạn tăng động giảm chú ý) và CDD (rối loạn hành vi gây rối).
  • Thuốc ổn định cảm xúc như Lithium và Acid Valproic ( Depakote) giúp giảm gây hấn

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc không thể mang tác dụng điều trị bệnh tuyệt đối mà chỉ giúp kiểm soát các dấu hiệu nguy hiểm tạm thời.

Cách phòng ngừa rối loạn hành vi

Trước khi phát triển rối loạn hành vi, mọi người có thể ngăn ngừa tình trạng bằng cách tham khảo thêm tài liệu về bệnh để có cách chăm sóc phù hợp. Việc ngăn chặn cũng đòi hỏi sự chú trọng từ cả các cấp quản lý và cả sự đồng lòng của cộng đồng.

  • Phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.
  • Đảm bảo môi trường sống lành mạnh, không bạo lực cho trẻ
  • Tham gia các chương trình giáo dục đạo đức, tâm lý và pháp luật trong trường học
  • Cha mẹ và con cái nên xây dựng mối quan hệ thân thiết và thường xuyên chia sẻ với nhau
  • Tăng cường tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, sinh hoạt đoàn thể cho thanh thiếu niên
  • Phát triển các mạng lưới, cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng
  • Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ các sản phẩm văn hóa không lành mạnh, kích thích bạo lực
  • Tránh sử dụng chất kích thích và xây dựng lối sống lành mạnh, điều độ

Rối loạn hành vi nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn, ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của người mắc phải. Để bảo vệ sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức và hỗ trợ những người gặp phải vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm:


Nguồn tham khảo:

  • https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23924-conduct-disorder
  • https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/conduct-disorder

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *