Mối liên hệ giữa bệnh vẩy nến và trầm cảm
Bệnh vẩy nến và trầm cảm hoàn toàn có thể là nguyên nhân và hệ lụy của nhau. Một người bị vẩy nến thường tổn thương lòng tự trọng, cảm thấy tự ti và và tự cô lập bản thân nên dẫn tới trầm cảm. Trong khi đó bị trầm cảm kéo dài có thể gây phá vỡ hàng phòng ngự của hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ bị vẩy nến. Việc điều trị cùng lúc hai vấn đề này thường tốn thời gian và gặp nhiều khó khăn.
Bệnh vẩy nến và trầm cảm có mối liên hệ như thế nào?
Vẩy nến là một bệnh da liễu với đặc trưng là các mảng đỏ loang lổ trên da gây ngứa ngáy âm ỉ, rất khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh được cho là có liên quan đến rối loạn hệ thống miễn dịch khiến cho tế bào lympho T nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh là ” kẻ xâm nhập” và tấn công chúng. Di truyền, sử dụng một số loại thuốc kéo dài hay việc stress kéo dài hoàn toàn là yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh.
Trầm cảm là một vấn đề tâm lý phổ biến hiện gặp phải ở rất nhiều người, đặc biệt ở người trẻ với triệu chứng chính là suy giảm khí sắc kéo dài, luôn trong trạng thái buồn bã, mất tập trung, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí có suy nghĩ muốn chết. Nguyên nhân gây bệnh cực kỳ đa dạng, chẳng hạn như gặp cú sốc đột ngột, sống trong căng thẳng kéo dài, bệnh tật, các vấn đề tiêu cực từ gia đình và xã hội..
Bệnh vẩy nến và trầm cảm thuộc về hai khía cạnh khác nhau, trong đó vẩy nến liên quan đến da liễu còn trầm cảm là tâm lý nhưng thực tế lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cả hai căn bệnh đều có thể là nguyên nhân gây bệnh hoặc là hệ lụy của nhau và đặc biệt đều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất. Việc mắc đồng thời cả trầm cảm và vẩy nến có thể khiến mức độ cả hai bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Vẩy nến gây trầm cảm
Vẩy nến là một bệnh da liễu mãn tính và rất thường xuất hiện ở các vùng da dễ thấy như khuỷu tay, đùi, ngón tay, ngón chân hay các vị trí có nếp gấp như nách, bẹn hay cũng có thể xuất hiện ở cả mặt và da đầu. Điều này không chỉ khiến người bệnh cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, đặc biệt với phái nữ khiến họ không dám mặc trang phục yêu thích hay làm công việc yêu thích.
Tự ti về ngoại hình, xấu hổ, thường xuyên bị những người xung quanh trêu chọc và chỉ trỏ chính là nguyên nhân hàng đầu khiến rất nhiều người mắc bệnh vẩy nến bị trầm cảm. Những người này thường có thể xuất hiện suy nghĩ rằng mọi người xung quanh kỳ thị mình, không đồng cảm với mình, có cảm giác rằng những người xung quanh đang chỉ trỏ mình nên thấy cực kỳ bực bội, khó chịu kèm sợ hãi.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra, bệnh vẩy nến và trầm cảm có thể mắc đồng thời chính là do sự thay đổi các yếu tố sinh hóa trong não bộ. Vẩy nến có thể làm gia tăng các phản ứng viêm, giải phóng cytokine nên làm tăng nguy cơ stress, trầm cảm. Theo đó cytokine gia tăng sẽ làm giảm nồng độ các “hóa chất hạnh phúc” của não bộ như Serotonin, Dopamine, Norepinephrine và khiến cho người vẩy nến có nhiều cảm xúc tiêu cực hơn.
Bên cạnh đó rõ ràng cũng có thể thấy người bị bệnh vẩy nến cũng thường xuyên mất ngủ, đặc biệt vào những ngày nắng nóng bởi cảm giác ngứa ngáy âm ỉ, kể cả gãi cũng không làm ngơi bớt. Mất ngủ càng làm tăng sự khó chịu, suy giảm chất lượng cuộc sống, sức khỏe, mất tập trung vào ngày hôm sau đồng thời khiến người bệnh cảm giác bức bối hơn, tiêu cực hơn nên mới dẫn tới trầm cảm.
Một nguyên do nữa ở vảy nến được chỉ ra là có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh trầm cảm là do dùng thuốc corticosteroid. Đây là thuốc thường được chỉ định để giảm các phản ứng viêm ở bệnh vảy nến và cũng làm ảnh hưởng đến nồng độ Serotonin não bộ nếu phải dùng trong thời gian dài.
Thống kê cũng chỉ ra có khoảng 10-62% bệnh nhân vẩy nến bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Cảm giác xấu hổ, tự ti, tội lỗi, những cản trở trong công việc, tình cảm, học tập, giao tiếp hằng ngày và sự suy giảm sức khỏe chính là nguyên nhân hàng đầu khiến người mắc bệnh vẩy nến dễ mắc chứng trầm cảm, đặc biệt tỷ lệ cao ở phái nữ hay những người trẻ tuổi.
Trầm cảm gây bệnh vẩy nến
Stress hay trầm cảm kéo dài hoàn toàn có thể làm thay đổi một số hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, làm suy giảm hệ miễn dịch và hoàn toàn có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh vẩy nến. Một số yếu tố khác từ trầm cảm có thể trở thành yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến như lạm dụng rượu bia, chất kích thích; thay đổi nội tiết tố trong cơ thể hay việc dùng một số loại thuốc trong điều trị trầm cảm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra trầm cảm kéo dài hoàn toàn có thể làm thay đổi hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, bằng chứng rõ ràng là cơ thể người bệnh thường yếu hơn và dễ mắc các bệnh cảm cúm hơn. Hay sự thay đổi nội tiết tố cũng được biểu hiện rõ ràng ở người trầm cảm như rối loạn kinh nguyệt, da dẻ xuất hiện nhiều mụn hơn. Đây hoàn toàn là các hệ lụy từ trầm cảm có thể làm phát sinh bệnh vẩy nến và các biến chứng khác.
Hay trầm cảm và bệnh vẩy nến có mối liên hệ với nhau chính là bởi việc dùng một số loại thuốc như Lithium. Hay việc người trầm cảm thường có xu hướng hút thuốc, sử dụng các chất kích thích, bia rượu, cà phê cùng một lối sinh hoạt kém khoa học cũng trở thành yếu tố làm tăng nguy cơ vảy nến, đặc biệt với những người vốn có hệ miễn dịch suy yếu từ trước đó.
Hệ lụy khi mắc bệnh vẩy nến và trầm cảm đồng thời
Cả bệnh vẩy nến và trầm cảm nếu là hai bệnh độc lập đã vốn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm có tác động trực tiếp đến thể chất và cuộc sống mỗi người. Theo các chuyên gia, việc mắc đồng thời cả hai căn bệnh này có thể làm trầm trọng hơn cả hai tình trạng và suy giảm nặng về mặt thể chất và tinh thần. Tỷ lệ người mắc vảy nến bị trầm cảm và người mắc trầm cảm dẫn tới vảy nến có suy nghĩ tự tử là rất cao.
Khi mắc đồng thời cả hai bệnh lý người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, khó chịu trong người, không muốn giao tiếp với ai mà chỉ nhốt mình trong nhà kết hợp cùng lối sống kém khoa học chính là nguyên nhân khiến cho cả hai bệnh lý càng thêm trầm trọng. Càng ngày càng cảm giác tự ti, bất tài, luôn thấy những người xung quanh xa lánh và kỳ thị mình càng tăng lên khiến người bệnh ngày càng cáu bẳn, dễ kích động, muốn tách biệt bản thân hơn.
Đồng thời các yếu tố sinh hóa não bộ hay nội tiết tố cũng càng thay đổi nghiêm trọng hơn khi mắc đồng thời hai bệnh. Một số bệnh nhân khi mắc đồng thời hai bệnh còn có xu hướng từ chối điều trị hoặc không tuân thủ hoàn toàn theo chỉ định của bác sĩ. Khi tinh thần quá bất mãn và tiêu cực, không cảm nhận được sự đồng cảm từ xung quanh sẽ khiến người mắc bệnh vẩy nến và trầm cảm có suy nghĩ tự tử.
Mặt khác bệnh vẩy nến và trầm cảm nếu mắc đồng thời và kéo dài nhưng không được điều trị đúng cách sẽ càng làm tăng nguy cơ các biến chứng nguy hiểm khác như suy thận, suy giảm thị lực, béo phì… Do đó không được chủ quan với những bệnh nhân vừa bị trầm cảm vừa bị vẩy nến mà cần nhanh chóng thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Hướng điều trị bệnh vẩy nến và trầm cảm
Bệnh vẩy nến và trầm cảm cần được điều trị song song đồng thời thì mới có kết quả. Các biện pháp y tế và tâm lý sẽ được xem xét phối hợp đồng thời để mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh dựa trên tình trạng của từng người. Một lối sống khoa học cũng mang đến rất nhiều lợi ích trong việc giảm cả triệu chứng của trầm cảm và bệnh vảy nến để nâng cao cuộc sống, sức khỏe, tinh thần của mỗi người.
Điều trị y tế
Với bệnh vảy nến chắc chắn cần áp dụng các biện pháp điều trị y tế để giảm mức độ lan của vẩy nến, giảm nhẹ triệu chứng ngứa ngáy hay các biến chứng khác. Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định dùng các nhóm thuốc bôi để làm bong vảy, giảm ngứa như mỡ salicylic 2%,3%, 5%, mỡ corticoid; thuốc bôi Anthralin; uống vitamin D; các thuốc uống ức chế miễn dịch Methotrexate, Cyclosporin A, Retinoid hay ứng dụng liệu pháp quang hóa trị liệu.
Với điều trị trầm cảm bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc song song để cải thiện chất lượng giấc ngủ, gia tăng các hóa chất trong não bộ, giảm trạng thái tiêu cực để tránh các hành vi kích thích khác. Thường các loại thuốc phổ biến thường được chỉ định như nhóm thuốc hướng thần, thuốc norepinephrine hay các nhóm thuốc tái hấp thu có chọn lọc serotonin khác…
Bác sĩ sẽ xem xét giữa lợi ích và tác hại khi phải dùng đồng thời các loại thuốc này, đánh giá và nguyên nhân cốt lõi gây bệnh để chỉ định lộ trình dùng thuốc phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng của bác sĩ, tránh tự ý tăng/ giảm liều dùng của bất cứ loại thuốc nào để đảm bảo mang lại đúng kết quả theo tiên lượng của bác sĩ.
Trị liệu tâm lý khi bị vẩy nến và trầm cảm
Tâm lý trị liệu có thể mang đến nhiều cải thiện tốt cho cả bệnh nhân trầm cảm và bệnh vảy nến. Đối với người vảy nến phương pháp này có thể giúp bệnh nhân giảm các giác tự ti, xấu hổ hay những suy nghĩ tiêu cực không đúng đắn về bản thân, giúp bệnh nhân hiểu rõ tình trạng bệnh tật không phải là lỗi của bản thân, từ đó hướng đến những suy nghĩ đúng đắn hơn, chuyên tâm vào điều trị.
Trong khi đó với bệnh nhân trầm cảm liệu pháp này giúp làm giải tỏa những căng thẳng stress từ trước đó để tinh thần luôn thoải mái, loại bỏ căn nguyên gây trầm cảm trước đó. Với người mắc vảy nến từ chứng trầm cảm thì việc phát hiện và giải quyết được gốc rễ gây bệnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi nếu trầm cảm không được giải quyết dứt điểm chắc chắn vảy nến sẽ không thể thuyên giảm.
Phương pháp trị liệu hành vi nhận thức được đánh giá mang đến nhiều cải thiện tích cực cho những người mắc đồng thời bệnh vẩy nến và trầm cảm để hiểu rõ bản chất vấn đề đang gặp phải, thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những cảm xúc tích cực hơn. Ngoài ra các liệu pháp thư giãn và giải tỏa căng thẳng cũng được hướng dẫn để người bệnh tăng khả năng đối diện với căng thẳng, kiểm soát được những lo lắng hay cảm xúc tồi tệ của bản thân trong quá trình trị bệnh.
Chế độ sống lành mạnh
Một số chế độ sống khoa học, lành mạnh, tích cực, ăn uống hợp lý thực sự mang đến rất nhiều lợi ích cho người mắc đồng thời cả bệnh vẩy nến và trầm cảm. Đặc biệt khi bệnh vảy nến là một bệnh mãn tính nên nếu không kiểm soát chế độ sinh hoạt hay ăn uống bệnh rất dễ bùng phát trở lại với mức độ nghiêm trọng tăng lên rất nhiều.
Người bị bệnh vẩy nến và trầm cảm nên tham khảo chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh như sau
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức, hạn chế tối đa căng thẳng
- Duy trì giấc ngủ ổn định, đảm bảo ngủ đủ 7- 8 tiếng một ngày, nên đi ngủ trước 23h
- Tập thể dục hằng ngày, với người bị vảy nến nên hạn chế các bộ môn ra mồ hôi nhiều vì có thể gây ngứa ngáy khó chịu. Do đó thiền, yoga được đánh giá là một trong những bộ môn phù hợp
- Tuyệt đối không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích hay cũng cần hạn chế cafein
- Quan tâm đến chế độ ăn uống đặc biệt cho người bị vảy nến, trong đó cần hạn chế các nhóm thực phẩm có thể gây dị ứng, thực phẩm có tính acid hay có tính lợi tiểu (chẳng hạn như trái cây họ cam, trái cây nhiều nước, các loại nước ngọt có gas..); đồ ăn có vị ngọt nhân tạo..
- Ưu tiên các nhóm thực phẩm lành mạnh như rau củ hay trái cây, các loại cá béo, dầu cá được đánh giá phù hợp cho cả hai căn bệnh này
- Không nên tắm với nước quá nóng đồng thời nên dưỡng ẩm ngay cho da sau khi tắm, đặc biệt vào mùa đông
- Tắm nắng hay bổ sung vitamin D được đánh giá có mang đến hiệu quả cho cả người bị bệnh vảy nến và trầm cảm
- Luôn cố gắng lạc quan, suy nghĩ tích cực, nhìn nhận các vấn đề một cách lạc quan và nhẹ nhàng
- Mặc đồ thoáng khí, kín đáo khi ra ngoài, hạn chế việc để bị côn trùng cắn
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, phòng ngừa các biến chứng của bệnh vảy nến và trầm cảm nếu có
Bệnh vẩy nến và trầm cảm hoàn toàn có mối liên hệ mật thiết với nhau và có thể gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe và cuộc sống của mỗi người. Một chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, tránh xa căng thẳng hoàn toàn có thể giúp phòng tránh nguy cơ mắc cả hai căn bệnh này nên mỗi người cần bắt đầu thay đổi từ ngày bây giờ để bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh đa xơ cứng và trầm cảm – Nguy hiểm nhân đôi
- Trầm cảm thể thao – Nguy cơ đối với vận động viên đỉnh cao
- Trầm cảm do mạng xã hội – Thực trạng đáng báo động ở giới trẻ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!