9 cách giúp trẻ con Nhút Nhát trở nên Tự Tin trong giao tiếp
Gia đình nên hỗ trợ rèn luyện những cách giúp trẻ tự tin vào bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp ngay từ nhỏ để giúp con tự lập và phát triển bản thân tốt hơn.
9 cách giúp trẻ tự tin vào bản thân và nâng cao khả năng giao tiếp
Sự tự tin, khả năng giao tiếp là những kỹ năng quan trọng trong đời sống. Tuy nhiên, chúng không tự sinh ra mà cần quá trình học tập và rèn luyện. Vậy nên làm thế nào để giúp trẻ tự tin hơn?
1. Cha mẹ nên là hình mẫu để bé noi theo
Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của trẻ. Nếu cha/mẹ thuộc tuýp người sống nội tâm, giao tiếp kém thì cũng dễ khiến trẻ nhút nhát thiếu tự tin
Chính vì thế, cha mẹ cần thể hiện sự tự tin, và thường xuyên giao tiếp với trẻ. Hãy hướng trẻ đến những điều tích cực từ những năm tháng đầu đời.
Chẳng hạn cha mẹ nên cùng trẻ tập thể dục thể thao, cùng trẻ đọc sách. Khi ra ngoài, hãy vui vẻ chào hỏi và bắt chuyện với mọi người trước mặt trẻ. Đây là cách giúp trẻ tự tin và tăng khả năng giao tiếp.
2. Trò chuyện là cách giúp trẻ tự tin hơn
Trẻ con luôn thể hiện sự tò mò với thế giới xung quanh, và có nhu cầu giao tiế. Nếu ngay từ đầu cha mẹ thường xuyên tương tác với trẻ, trẻ sẽ mạnh dạn và hoạt bát hơn.
Một số phụ huynh vì quá bận rộn công việc mà thường tỏ thái độ khó chịu với con. Hành vi này khiến trẻ tổn thương, tủi thân, tạo thành tâm lý nhút nhát, ngại ngùng.
Phụ huynh nên trò chuyện, tao cơ hội cho trẻ phát huy khả năng phản biện và logic. Dù bé có đưa ra ý kiến sai cũng nên lắng nghe và phân tích cho con hiểu. Không nên ngắt lời con giữa chừng.
Ngoài ra, cha mẹ có thể tập cho trẻ ca hát, kể chuyện trước cả gia đình. Sau một thời gian, trẻ sẽ không còn sợ hay ngại ngùng nơi đông người. Trẻ trở nên tự tin và dạn dĩ hơn.
Phụ huynh cũng nên dành 30p – 1 tiếng để trò chuyện cùng con hằng ngày để giúp trẻ tự tin trong giao tiếp. Thông qua mỗi lần nói chuyện, cha mẹ cũng có thể hiểu hơn về suy nghĩ của con.
Nhờ đó, phụ huynh có thể nhanh chóng phát hiện những khả năng tiềm ẩn, hoặc những hành vi bất thường ở trẻ để có cách ứng xử phù hợp.
3. Dạy con biết lắng nghe
Rèn luyện thói quen biết lắng nghe cho con cũng là điều rất cần thiết. Chỉ khi nghe hết câu chuyện, trẻ mới có thể đưa ra nhận định chính xác.
Lắng nghe cũng là một phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp mà bé cần phải học ngay từ sớm. Để làm được điều này, trước tiên chính cha mẹ cần là người biết lắng nghe con.
Trong mỗi cuộc nói chuyện, hãy luôn kiên trì lắng nghe hết những gì con nói, sau đó mới giải thích cho bé hiểu. Nếu thấy bé nhanh nhảu cắt lời người khác, cha mẹ cần chấn chỉnh ngay.
Hành vi nói leo, chen lời là một cách trẻ thể hiện sự tự tin, nhưng đây là thói quen không tốt. Chen lời người khác là hành vi thiếu lịch sự và thiếu tôn trọng.
Cha mẹ nên dạy cho trẻ cách lắng nghe để thể hiện sự tôn trọng với người khác. Đây là tính cách rất cần thiết trong cuộc sống này.
4. Tạo cơ hội cho bé thể hiện
Một cách giúp bé tự tin hơn chính là tạo cơ hội để con thể hiện. Chẳng hạn bạn có thể nhờ bé giải thích một chi tiết trong truyện vừa đọc theo góc nhìn của trẻ.
Đây là cơ hội giúp trẻ tự tin thể hiện, cũng như luyện tập tư duy logic, độc lập. Dám nói lên suy nghĩ của mình là bước quan trọng để mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Hãy luôn đặt ra những tình huống trong phạm vi mà con biết để con tự tin bộc lộ những kỹ năng của mình. Cách này rất hữu ích với những trẻ thiếu tự tin.
5. Khuyến khích và động viên con mỗi ngày
Cách giúp trẻ tự tin là để con biết rằng cha mẹ luôn yêu thương, luôn tin tưởng bé. Khi bé làm tốt đừng quên khen ngợi và dành tặng cho bé những lời khen xứng đáng. Hãy luôn là “fan cứng” của con.
Tuy nhiên, đừng tâng bốc rằng “con quá giỏi, con là thiên tài” vì có thể khiến trẻ tự cao, tự mãn. Thay vào đó, hãy khích lệ trẻ bằng câu “con làm rất tốt, bố mẹ tự hào về con”.
Và cũng đừng quên dạy trẻ cách tiếp nhận thất bại. Tất nhiên, trẻ nhỏ rất ghét thất bại vì sợ cha mẹ, bạn bè chọc ghẹo cũng như dễ thành thành tâm lý sợ sệt, thiếu tự tin.
Nhưng thay vì giúp bé trốn tránh thất bại, phụ huynh hãy để con đối mặt với sự thật. Quan trọng là cách giúp con vượt qua, và giúp cho trẻ tự tin trở lại.
Phụ huynh tuyệt đối không so sánh, hạ thấp con bằng những câu nói “sao con học kém hơn chị” hay “cha mẹ thất vọng vì con”. Điều này sẽ khiến trẻ tổn thương, và rất khó lấy lại sự tự tin.
Nếu bé bị điểm kém, phụ huynh có thể nói rằng “bố mẹ tin con đã làm hết sức, lần sau cố lên nhé” hay “bố mẹ tin con sẽ làm lại được”.
Xem thêm: 8 Câu Nói Của Cha Mẹ Vô Tình Làm Tổn Thương Tâm Lý Trẻ
6. Cho bé tham gia các hoạt động bên ngoài là cách giúp trẻ tự tin
Cách giúp trẻ tự tin từ sớm, rèn luyện được kỹ năng giao tiếp chính là cho con tham gia các hoạt động ngoài trời, cũng như gặp gỡ nhiều người hơn.
Ví dụ khi còn nhỏ có thể cho con chơi cùng bạn bè quanh xóm, hay đi công viên. Lớn lên một chút nữa thì để con thoải mái vui chơi cùng bạn bè.
Tham gia các hoạt động như múa hát tại trường lớp, các khóa rèn luyện kỹ năng mềm, hay các hoạt động tại nhà thiếu nhi cũng là những cách giúp bé tự tin hơn cực kỳ hiệu quả.
Phụ huynh không nên bé trong nhà quá nhiều. Trẻ sẽ trở nên thụ động hơn các bạn đồng trong lứa, và giảm khả năng tương tác của con với mọi người xung quanh.
Mặt khác, trẻ ở nhà quá nhiều có nguy cơ lạm dụng các thiết bị điện tử như điện thoại hay máy tính. Trẻ sẽ kém linh hoạt, và trở nên yếu kém về khả năng giao tiếp.
7. Rèn luyện sự độc lập
Cách để trẻ tự tin từ sớm là rèn luyện cho con sự độc lập trong mọi vấn đề, từ vấn đề tài chính, học tập đến việc ra quyết định.
Trước mọi vấn đề liên quan đến con, phụ huynh hãy hỏi ý kiến của trẻ. Chẳng hạn thay vì tự mua đồ cho bé, mẹ có thể hỏi “con có thích cái này không”.
Hành động này giúp trẻ hiểu rằng cha mẹ luôn tôn trọng và tin tưởng ý kiến của mình. Khi bé biết người khác tôn trọng mình thì ngược lại, con cũng tự có thói quen tôn trọng người khác.
Ở độ tuổi mẫu giáo, bé hoàn toàn có thể tự mình thực hiện các công việc như vệ sinh cá nhân, gấp quần áo, tự ăn uống,… Cha mẹ hãy để trẻ tự học cách chăm sóc bản thân.
Khi trẻ hỏi ý kiến của cha mẹ, phụ huynh không nên áp đặt suy nghĩ. Hãy hỏi con thích cái nào, bố mẹ luôn ủng hộ quyết định của con.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên tư vấn ý kiến khi cần để con hiểu rõ vấn đề. Ý kiến của cha mẹ có thể giúp trẻ thoát khỏi suy nghĩ sai lệch, và có sự lựa chọn đúng đắn nhất.
8. Dám ước mơ và dám thực hiện
Cách trẻ tự tin hơn là hãy luôn khuyến khích trẻ dám ước mơ, dám thực hiện. Ước mơ là kim chỉ nam để con người cố gắng, đi đúng hướng và không ngừng tiến lên.
Tất nhiên trẻ nhỏ đôi khi có những ước mơ nghe có vẻ viển vông, chẳng hạn như: ước được làm siêu nhân, ước được bay lên cung trăng,..
Phụ huynh không nên dập tắt ước mơ, mà hãy khích lệ con cố gắng hơn để hoàn thành. Sự động viên của cha mẹ chính là cách giúp trẻ tự tin hơn tuyệt vời nhất.
9. Cách giúp trẻ tự tin hơn – hãy chăm chút cho ngoại hình của bé
Trẻ nhỏ cũng hay tự ti và mặc cảm với bản thân. Suy nghĩ rằng bản thân không đẹp, không xinh khiến trẻ nhút nhát, ngại ngùng vì sợ bạn bè trêu chọc, miệt thị ngoại hình.
Vì vậy phụ huynh cũng cần chú ý chăm sóc về ngoại hình, luôn đảm bảo bé thật tươm tất và sạch sẽ khi ra ngoài. Khi con xinh đẹp và được mọi người khen ngợi, trẻ cũng sẽ tự tin hơn.
Tuy nhiên, đừng khiến trẻ quá quan trọng bề ngoài. Hãy nói cho con hiểu rằng, giá trị tốt đẹp nhất không nằm ở bộ trang phục, mà nằm ở tính cách mỗi con người.
Nếu trẻ thể hiện sự tự tin, mạnh dạn, thích giao tiếp và luôn luôn tốt bụng với bạn bè, trẻ sẽ luôn nhận được sự yêu mến. Hãy dạy trẻ luôn tự tin trong mọi tình huống.
Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong các cách giúp trẻ tự tin về bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp và các kỹ năng mềm mỗi ngày.
Hãy luôn dành thời gian chăm sóc và trò chuyện cùng con để hiểu bé muốn gì và luôn đồng hành cùng con trên mọi chặng đường phát triển bản thân.
Có thể bạn quan tâm
- Cha Mẹ Thường Xuyên Cãi Nhau Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Tâm Lý Trẻ?
- Con Cái Thù Ghét Cha Mẹ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
- Trẻ Bị Bạn Bè Xa Lánh, Tẩy Chay Cha Mẹ Nên Làm Gì?
- Tâm Lý Trẻ Khi Bị Cha Mẹ Đối Xử Thiên Vị, Bất Công Trong Gia Đình
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!