Tìm hiểu phương pháp chữa bệnh mất ngủ bằng diện chẩn
Chữa bệnh mất ngủ bằng diện chẩn là một trong các phương pháp không sử dụng đến thuốc nhưng lại mang đến hiệu quả tuyệt vời. Dựa vào những dấu hiệu trên khuôn mặt mà các chuyên gia sẽ xác định và sử dụng các kỹ thuật để tác động vào những huyệt tương ứng, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Chữa bệnh mất ngủ bằng diện chẩn có hiệu quả không?
Diện chẩn là phương pháp chữa bệnh bằng cách dựa vào những dấu hiệu nhận biết trên khuôn mặt để có thể chẩn đoán và điều trị bệnh. Các chuyên gia sẽ tiến hành sử dụng các kỹ thuật xoa bóp, day, ấn, bấm huyệt để tác động lên những huyệt đạo của khuôn mặt để giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh mất ngủ.
Tuy phương pháp chữa mất ngủ bằng diện chẩn còn khá mới và xa lạ đối với nhiều người bệnh. Cũng bởi, liệu pháp này vẫn chữa được nghiên cứu và công nhận cụ thể về những tác dụng mang lại cho sức khỏe con người, đặc biệt là giấc ngủ.
Thế nhưng, trong Đông y lại áp dung biện pháp điều trị này rất nhiều và mang lại hiệu quả vượt trội đối với những người bệnh mất ngủ. Một ưu điểm của diện chẩn đó chính là không cần đến sự can thiệp của thuốc Tây, nó đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Mặt khác, để phương pháp này có thể phát huy được công dụng tốt nhất, bạn cần tìm đến các cơ sở Y học cổ truyền có uy tín để được các thầy thuốc giàu kinh nghiệm trực tiếp điều trị. Quá trình tiến hành diện chẩn cần được giám sát bởi các chuyên viên y tế có trình độ chuyên môn cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Hướng dẫn phương pháp chữa bệnh mất ngủ bằng diện chẩn
Chữa bệnh mất ngủ bằng diện chẩn có thể được áp dụng với 2 phương pháp đó là gõ huyệt an thần và xoa chân theo diện chẩn. Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh và mức độ biểu hiện của mỗi bệnh nhân, mà các chuyên gia sẽ áp dụng biện pháp phù hợp.
1. Bấm huyệt an thần
Bấm huyệt an thần trong diện chẩn không chỉ có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, thường xuyên tỉnh giấc lúc nửa đêm mà còn làm thuyên giảm các cảm giác căng thẳng, hồi hộp, lo lắng. Từ đó sẽ giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn.
Để có thể tiến hành bấm huyệt an thần và mang lại hiệu quả tốt, trước tiên bạn cần xác định chính xác huyệt đạo này. Huyệt an thần hay còn được gọi với tên là huyệt ấn đường. Huyệt này sẽ nằm ở chính giữa của hai lông mày, ở đầu sống mũi.
Cách thực hiện thao tác bấm huyệt an thần:
- Đầu tiên, bạn sử dụng ngón tay giữa của bàn tay trái để gõ nhẹ vào huyệt an thần (ấn đường)
- Thực hiện động tác gõ 200 cái trong khoảng 3 phút cho mỗi lần. Nên thực hiện gõ trong khoảng 30 phút trước khi đi ngủ sẽ giúp giấc ngủ ngon hơn.
Lưu ý:
- Nên sử dụng ngón tay của bàn tay trái để tác động lực lên huyệt an thần bởi bàn tay trái sẽ giúp phản ánh chính xác nhịp đập của tim, bên cạnh đó, đầu ngón tay giữa sẽ phản chiếu đầu.
- Huyệt an thần khá nhạy cảm nên bạn không được sử dụng lực quá mạnh sẽ gây tổn thương đến vùng đầu.
2. Áp dụng phương pháp xoa chân theo diện chẩn
Phương pháp xoa bóp sẽ giúp cho bàn chân ấm lên giúp cho bụng và cổ cũng gia tăng nhiệt độ thích hợp. Nhờ đó mà bạn sẽ hạn chế được tình trạng tắc nghẽn máu huyết. Bằng cách này sẽ giúp bạn có được giấc ngủ sâu hơn. Các lương y thường hướng dẫn bệnh nhân cách xoa bóp chân để có thể áp dụng trước lúc đi ngủ.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Người bệnh cần ngâm chân trước trong thay nước ấm có để bỏ thêm tinh dầu oải hương hoặc vài lát gừng tươi. Những dưỡng chất có trong gừng hoặc tinh dầu oải hương sẽ thẩm thấu vào các huyệt đạo dưới bàn chân, giúp thư giãn và ngăn ngừa tình trạng căng cơ.
- Bước 2: Sau khi ngâm chân khoảng 15 đến 20 phút thì nên sử dụng khăn mềm để lau khô bàn chân. Dùng cao dầu để xoa lên gan của bàn chân. Không nên sử dụng dầu gió vì nó sẽ bay hơi và làm bàn chân mất đi độ ấm.
- Bước 3: Tiếp đến sẽ tiến hành xoa lòng bàn chân và gan bàn chân. Thực hiện thao tác liên tục khi cảm thấy nhiệt độ dần nóng lên thì ngưng lại. Bạn nên áp dụng phương pháp này vào buổi tối trước khi đi ngủ và thực hiện đều đặn mỗi ngày để giấc ngủ được cải thiện tốt hơn.
Một số lưu ý khi chữa bệnh mất ngủ bằng diện chẩn
Chữa bệnh mất ngủ bằng diện chẩn sẽ không mang lại kết quả tối ưu nếu bạn vẫn còn duy trì những thói quen sinh hoạt, ăn uống kém khoa học. Do đó, để chứng mất ngủ được cải thiện tốt hơn, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Phương pháp diện chẩn chỉ có thể cải thiện được những tình trạng bệnh mất ngủ cấp tính. Đối với những đối tượng mất ngủ kinh niên cần được kết hợp cùng nhiều phương pháp điều trị y khoa khác.
- Quá trình áp dụng diện chẩn chữa mất ngủ cần được sự giám sát của các chuyên viên có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Người bệnh không nên ăn quá no, uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ làm cho giấc ngủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
- Trong quá trình điều trị tuyệt đối không được lạm dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê,…đặc biệt là vào buổi xế chiều, tối muộn.
- Không sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính,…trước lúc đi ngủ. Các thiết bị này có ánh sáng xanh sẽ làm cho bạn tỉnh táo và kích thích não bộ, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ sâu.
- Vệ sinh giấc ngủ một cách khoa học, lựa chọn không gian nghỉ ngơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh tiếng ồn, ánh sáng quá nhiều.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm khó tiêu.
- Thường xuyên vận động, rèn luyện thể thao, đặc biệt là những bộ môn hỗ trợ mất ngủ như yoga, thiền, thái cực quyền,…
Chữa bệnh mất ngủ bằng diện chẩn chỉ có thể mang lại kết quả cho những trường hợp bệnh nhẹ và hỗ trợ kiểm soát triệu chứng mất ngủ kinh niên. Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám để có thể lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp, giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh.
Có thể bạn quan tâm
- 15 Loại thức uống chữa mất ngủ, giúp ngủ ngon và sâu hơn
- 10 cách chữa bệnh mất ngủ tại nhà bằng phương pháp dân gian
- 10 thảo dược trị mất ngủ an toàn hiệu quả, dễ kiếm
- 15 Thực phẩm giúp chữa mất ngủ, cải thiện giấc ngủ hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!