Checklist những điều cần chuẩn bị trước khi đi du học
Du học là vấn đề nóng hổi đang thu hút số lượng lớn các bạn trẻ. Trong thời đại hiện đại hóa, công nghệ hóa, nhu cầu đi đến học tập tại các nước trên thị trường quốc tế dần tăng mạnh. Tuy nhiên, hành tranh chuẩn bị cho một chuyến đi dài hạn là điều khiến tân du học sinh lo lắng trong suốt nhiều ngày trời. Chuẩn bị những gì và bao nhiêu cho đủ? Tham khảo ngay những gợi ý từ Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam để tháo gỡ những thắc mắc, trang bị thật tốt cho những bước đầu tiên trên hành trình du học.
Danh sách những điều cần lưu ý trước khi đi du học
Khi quyết định đi du học tại một quốc gia mới đồng nghĩa với việc cuộc đời bước sang một trang hoàn toàn mới. Việc bắt đầu ở một đất nước lạ lẫm không phải là một điều dễ dàng khi có nhiều bất đồng về văn hóa, ngôn ngữ và phong cách sinh sống.
Du học được xem là cơ hội có một không hai để các bạn trẻ được khám phá, tìm hiểu một chân trời mới. Song đây cũng là thách thức lớn khi phải sống xa người thân, gia đình ở một quốc gia hoàn toàn khác biệt với chốn quê hương “chôn rau cắn rốn”.
Do đó, để vững vàng trên suốt hành trình dài, quý bạn đọc nên tự trang bị cho bản thân những hành trang thật vững chãi cũng như một tinh thần “thép” trước khi lên đường du học. Nền tảng ban đầu luôn trở thành “đòn bẩy” quan trọng để du học sinh có đủ nghị lực, cố gắng trong suốt nhiều năm tiếp theo.
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam không chỉ giúp bạn đọc hỗ trợ thật tốt về mặt tinh thần, mà các chuyên gia nơi đây sẽ tổng hợp thêm nhiều gợi ý thông qua checklist những điều quan trọng nhất trước khi đi du học. Làm kiên cố thêm về mọi mặt để tân du học sinh mạnh dạn bước trên trang mới của con đường học vấn.
1. Các loại giấy tờ quan trọng
Sau thời gian dài chật vật với những thủ tục xin giấy phép học tập, tìm trường, săn học bổng hay các giấy tờ liên quan đến xin visa, bảo hiểm, … Du học sinh chắc hẳn sẽ không thể quên được tầm quan trọng của những loại giấy tờ này. Đây chính là những điều căn bản và mang tính quyết định hàng đầu để có thể nhập cảnh vào quốc gia mới một cách hợp pháp và suôn sẻ.
Để chắc chắn không bỏ sót bất kỳ giấy tờ nào, tân du học sinh nên ghi ra các danh sách những bản bàn cần thiết. Phân chia rõ ràng các hồ sơ cần xuất trình khi ra sân bay như giấy tờ tùy thân, giấy nhập học có ngày bắt đầu và ngày kết thúc, hộ chiếu còn thị thực, vé máy bay, bảo hiểm và các chứng nhận sức khỏe khác (nếu cần).
Một số hồ sơ nhập học cần được để riêng theo quy định của nhà trường cũng nên phân loại và cất giữ cẩn thận. Tân du học sinh nên sao chép thành nhiều bản copy để cất giữ.
Đối với những giấy tờ cần thiết để nhập cảnh, bạn đọc có thể kèm thêm một bản sao để trong túi xách kèm theo người. Thuận tiện cho việc xuất trình khi có yêu cầu.
Ngoài các văn bản cứng trên giấy, bạn cũng đừng quên lưu lại bằng file tài liệu mềm trên máy tính, thẻ nhớ hoặc ngay cả trên điện thoại. Tại những thiết bị thông minh này, bạn có thể truy cập được ở bất cứ đâu, phòng khi gặp những vấn đề không may hoặc để quên, làm mất giấy tờ.
Bên cạnh đó, khi đi du học bạn cũng nên mang theo giấy phép lái xe tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho một số công việc làm thêm khi muốn trải nghiệm ở môi trường quốc tế. Ảnh thẻ cá nhân chụp mới nhất đầy đủ các kích thước cũng là một trong những điều cần thiết. Chuẩn bị đầy đủ để bạn có thể chủ động hơn khi làm hồ sơ sinh viên, thẻ tàu, tiết kiệm thời gian và chi phí, tránh loay hoay tìm địa chỉ chụp ảnh thẻ ở xứ người.
2. Sắp xếp di chuyển tại sân bay
Việc di chuyển từ sân bay đến trường học hoặc ký túc xá sẽ là điều khá mới mẻ với tân du học sinh trong lần đầu tiên. Đặc biệt với các bạn lần đầu tiên đi nước ngoài. Do đó, bạn đọc nên để ý sắp xếp chu đáo trước khi đi để không gặp tình trạng hoang mang khi đáp xuống sân bay quốc tế.
Một số trường sẽ có kèm theo dịch vụ đưa đón tại sân bay đối với các du học sinh mới với mức chi phí khá hợp lý. Ngược lại ở một số khác thì tân du học sinh phải tự túc tìm phương tiện di chuyển trong khoản này.
Thật tốt nếu bạn có bạn bè hay người thân đang sinh sống tại đất nước bạn sẽ tới. Bạn có thể tham khảo cách di chuyển hoặc nhờ người thân đưa đón tại sân bay.
Những trong trường hợp bạn phải tự lực cánh sinh, các chuyên gia NHC khuyên bạn nên tham khảo cách đi phương tiện công cộng tại quốc gia du học để tiết kiệm tối đa chi phí. Hoặc bạn cũng có thể bắt taxi hoặc các xe dịch vụ tương tự. Nhưng lưu ý phương thức di chuyển này khá đắt đỏ đối với một tân du học sinh.
3. Tìm hiểu về chỗ ở
Ngoài các trường hợp trường đại học có ký túc xá riêng và bạn đã trao đổi với trường thì một số cơ sở yêu cầu bạn phải tự túc tìm chỗ ở riêng cho bản thân. Lúc này, các trang web tìm nhà như Agoda, Booking hay Airbnb thật sự cần thiết cho bạn.
Ngoài ra, nếu bạn chuẩn bị hồ sơ thông qua dịch vụ du học thì cũng có thể liên hệ nhờ các anh chị tư vấn tìm chỗ ở. Bởi họ là những người chuyên liên kết với nhiều đơn vị ở quốc tế, nên khả năng tìm được chỗ ở giá rẻ sẽ nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn.
Khi đã tìm được nơi ở phù hợp về cả không gian lận chi phí, bạn nên chủ động trao đổi với chủ nhà về những quy tắc cho thuê cũng như khung giờ nhận chìa khóa. Tránh trường hợp bạn qua tới đúng vào khung giờ quầy lễ tân đóng cửa hoặc chủ nhà chưa cho phép nhận chìa khóa, gây bối rối cho chính bản thân bạn.
Bạn cũng có thể tìm hiểu và liên hệ với các cựu sinh viên ở những quốc gia này để nhờ tư vấn chỗ ở. Hoặc đặt trước phòng lưu trú ngắn hạn tại các khu vực xung quanh nếu bạn qua trước ngày nhận phòng.
4. Thiết bị thông minh
Một mình đến nơi xứ lạ quê người không chỉ tự gây căng thẳng cho bản thân mà còn để lại nhiều lo lắng cho người thân gia đình. Chính vì thế, khi đã an toàn hạ cánh, việc thông báo, cập nhật tin tức về quê cho ba mẹ hay người thân là điều cần thiết để tạo sự an tâm cho người ở quê.
Hiện nay, có nhiều cách thức liên lạc, bạn có thể gửi tin nhắn thông qua điện thoại, các kênh liên lạc online bằng máy tính hay các thiết bị thông minh ngay khi có kết nối internet. Tân du học sinh cũng không cần quá lo lắng về việc này vì sóng kỹ thuật số, internet gần như phủ khắp mọi nơi ở các nước quốc tế.
Song, để cẩn thận hơn hết, tân du học sinh cũng có thể tự tìm hiểu mua sim điện thoại ngay tại sân bay để tương thích với dịch vụ viễn thông nước bạn. Thuận tiện cho việc sử dụng internet, liên lạc với người thân bạn bè hoặc tìm kiếm phương tiện di chuyển trong trường hợp cần thiết.
Bạn cũng có thể mua SIM liên kết hòa mạng với các dịch vụ viễn thông quốc tế ngay tại một số địa chỉ uy tín ở Việt Nam. Mức chênh lệch chi phí không quá cao mà còn giúp bạn an tâm hơn khi đến các quốc gia khác.
5. Bảo hiểm y tế
Đối với người ngoại quốc nhập cảnh vào một số quốc gia, bảo hiểm y tế là một trong những vấn đề bắt buộc. Đây cũng là điều bạn cần chú ý để tối giản chi phí thăm khám, chữa bệnh ở nước ngoài trong thời gian du học.
Tùy thuộc vào loại hình bảo hiểm y tế mà mức độ bệnh lý và chi phí quy định khác nhau tùy vào điều khoản y tế quốc gia đó. Nhưng nếu không có bảo hiểm thì chi phí phải trả cho mỗi lần thăm khám rất đắt đỏ. Ở một số trường đại học cũng có trung tâm y tế để thăm khám các bệnh thông thường cho sinh viên với điều kiện bảo hiểm kèm theo.
Đối với những bạn có bệnh lý đặc biệt, thì có thể tự chuẩn bị thuốc ở Việt Nam. Đồng thời, mang kèm nhiều giấy tờ liên quan như tiền sử, tình trạng bệnh hiện tại, nhóm máu, tình trạng sức khỏe cùng thông tin bác sĩ điều trị ở Việt Nam để đảm bảo an toàn sức khỏe bản thân trong suốt nhiều năm du học.
6. Hoạch định tài chính
Hoạch định rõ các chi tiêu có thể cần dùng đến trước khi đi du học. Một số khoản căn bản sẽ cần khi đến các nước khác sinh sống và học tập có thể là: học phí, chi tiêu cá nhân. Các khoản chi phí này sẽ khá nhiều so với học tập tại nước nhà, bên cạnh đó còn chịu sự tác động phần lớn bởi mức sống chung ở đất nước du học và các mà bạn quản lý chi tiêu, tiêu dùng hằng ngày.
6.1. Vé máy bay
Chi phí đầu tiên không thể bỏ qua chính là tiền vé máy bay. Tùy thuộc vào khoảng cách địa lý và hãng máy bay bạn lựa chọn mà giá vé có thể chênh lệch khác nhau. Mức giá vé một chiều sẽ có thể giao động trong khoảng từ 10 đến 35 triệu đồng cho mỗi người khi xuất cảnh sang nước ngoài.
6.2. Chi phí di chuyển và nhận phòng những ngày đầu
Có thể nói, những ngày đầu tiên đặt chân đến đất nước du học, bạn sẽ cần phải chi tiêu kha khá cho một số việc. Điển hình nhất là chi phí di chuyển từ sân bay đến chỗ ở nếu không có dịch vụ đưa đón của nhà trường.
Ngoài ra, khi nhận phòng tân du học sinh cũng cần đóng các khoản tiền cọc, tiền thuê nhà hoặc tiền thuê phòng ở tạm khi chưa đến thời hạn nhận nhà.
Hiện nay, tân du học sinh có thể lựa chọn 3 hình thức thuê nhà chủ yếu khi đi du học là ở ký túc xá của trường, homestay – ở cùng người bản xứ, chia sẻ nhà thuê với các bạn du học sinh khác. Điều này tùy thuộc phần lớn và sở thích cá nhân của mỗi du học sinh, nên bạn có thể cân nhắc tìm hiểu để chọn loại hình thuê chỗ ở cho phù hợp.
Mức sống ở các nước du học (thường là các nước phát triển và đang phát triển) sẽ cao hơn khá nhiều so với nước ta, tỷ giá tiền tệ ở các quốc gia đó cũng có sự chênh lệch khá nhiều. Do đó, giá phòng thuê hiện tại ước tính khoảng 900 USD/ tháng (khoảng 21 triệu đồng).
Các khoản phí này nên được chuẩn bị kỹ càng và hoạch định rõ ràng trước khi bay. Nhằm tránh thiếu hụt khi mới gia nhập quốc gia mới, vì việc chuyển tiền đi nước ngoài cần thời gian và nhiều thủ tục rắc rối.
6.3. Chi phí sinh hoạt cho tháng đầu tiên
Thông thường khi đi du học, hầu hết các bạn trẻ đều tìm cho bản thân một công việc làm thêm để tích lũy kinh nghiệm. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để kiếm thêm tiền tiêu vặt. Nhưng cũng phải đến tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 3, tân du học sinh mới bắt đầu quen dần với cuộc sống xa nhà. Lúc này mới có thể bắt đầu tìm kiếm và có việc làm thêm ngoài giờ học.
Vậy, trong tháng đầu tiên du học, bạn nên trữ cho mình một khoản kha khá để chi tiêu cho các sinh hoạt hằng ngày. Các chi phí cho việc ăn uống, đi lại, thẻ điện thoại, internet, vẻ tàu sẽ rơi vào khoảng 625 USD cho tháng đầu (xấp xỉ 15 triệu đồng).
6.4. Phí học tập và học phí định kỳ
Ngay khi làm hồ sơ nhập học, hầu hết các trường đều yêu cầu du học sinh đóng một số khoản cần thiết liên quan như phí quản lý, phí tài liệu, mua sách, phí tham gia hội sinh viên. Tổng các khoản này ước tính khoảng từ 200 đến 1.000 USD/học kỳ. Tùy vào yêu cầu của trường đại học mà du học sinh cần đóng theo khóa một năm hoặc chia nhỏ từng học kỳ.
Riêng về học phí, mức giá có thể cao thấp theo trường và đất nước bạn chọn làm điểm đến du học. Thông thường chi phí cho một năm ước tính khoảng từ 17.000 – 65.000 USD trên một năm (400 triệu – 1 tỷ 500 triệu năm).
Một số trường ở các nước châu Âu có thể cao hơn theo tỷ giá tiền tệ và yêu cầu của trường. Các khoản học phí này bạn có thể tìm hiểu trực tiếp ngay trên trang web của trường học thông qua phòng điều phối, tài chính để nắm rõ trong quá trình chọn và làm hồ sơ cho phù hợp với điều kiện kinh tế.
Dựa vào đó, cân đối cùng với các khoản chi tiêu khác để chuẩn bị chu đáo. Lên kế hoạch học phí và chi tiêu trước cho tất cả những năm cần hoàn thành chương trình du học. Hạn chế ảnh hưởng tới tâm lý cũng như chất lượng học tập.
6.5. Thẻ ngân hàng
Tùy thuộc vào loại hình và thời hạn du học mà bạn có thể sử dụng các cách mở tài khoản khác nhau. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng tài chính ở nước ngoài mà vẫn có thể tiết kiệm chi phí nhất có thể.
Nếu bạn du học theo phương thức trao đổi văn hóa ngắn hạn thì nên sử dụng các hình thức đơn giản hơn. Hoặc mở thẻ thanh toán quốc ngay tại Việt Nam một cách dễ dàng.
Hơn nữa, khi tích trữ tiền trong thẻ thì bạn sẽ an tâm hơn, không lo lắng về vấn đề trộm cắp khi di chuyển đường dài. Hơn nữa, ở các nước quốc tế, hình thức thanh toán chủ yếu sử dụng thể, nên có sự chuẩn bị trước sẽ tạo nhiều thuận tiện cho du học sinh trong những ngày đầu lẫn thời gian dài trong khi du học.
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC khuyến khích bạn mở thẻ ngay tại nước nhà để hạn chế những rắc rối có thể gặp phải. Vì khi thực hiện các dịch vụ ngay tại Việt Nam thì thủ tục sẽ đơn giản hơn hơn nhiều so với mở thẻ ngân hàng ở các nước quốc tế.
Các loại thẻ du học sinh có thể tạo ngay tại Việt Nam để thuận tiện cho việc thanh toán quốc tế như thẻ Visa, thẻ Master Card, thẻ JCB. Mỗi loại thể đều được chi thành 3 hình thức chính như trẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Để đảm bảo quan lý tài chính tốt, du học sinh chủ yếu sử dụng thẻ ghi nợ như một hình thức an toàn. Vì thẻ ghi nợ là dạng thẻ nộp tiền trước thanh toán sau, nên khi thẻ hết tiền bạn sẽ không thể chi thêm cho các khoản nằm ngoài dự định.
Hiện nay, nhiều ngân hàng ngoại thương và các nhà băng lớn đều có liên kết quốc tế. Nên việc mở tài khoản thanh toán toàn cầu khá dễ dàng. Tuy nhiên, trước khi đi dùng học và dùng thẻ để thanh toán tại quốc gia khác, bạn cũng cần thông báo với ngân hàng. Để các giao dịch tại nước ngoài trong nhiều năm là hợp lệ.
Đối với một số quốc gia, du học sinh được yêu cầu chứng minh tài chính. Tài khoản của mỗi du học sinh ít nhất phải có từ 1 tỷ đồng. Điều này nhằm chứng minh rằng bạn có đủ khả năng chi trả khi sống ở nước ngoài. Do đó, bạn cũng nên tìm hiểu và cân nhắc để tránh những thiết sót ảnh hưởng đến quá trình du học.
6.6. Chi phí khác
Ngoài các khoản phí đã kể trên, trước khi đi du học, bạn cũng cần hoàn thành chiều chứng chỉ và giấy tờ liên quan để có thể có đủ điều kiện nhập học như IELTS, hồ sơ xin visa, gia hạn visa, lập tài khoản tại nước ngoài, … Các khoản phát sinh này có thể ước tính trong khoảng 20 đến 40 triệu đồng và cần được hoàn tất trước khi đi du học.
7. Chuẩn bị đồ dùng cá nhân
Đồ dùng cá nhân và những thứ lặt vặt khi di chuyển xa là không thể thiếu. Hơn nữa, du học từ một đến nhiều năm thì càng cần có sự chuẩn bị chi tiết hơn. Khi qua đất nước mới, sự khác biệt về văn hóa, cách ăn mặc cũng sẽ ít nhiều gây bỡ ngỡ cho bạn đọc. Vì vậy, đừng quên sắp xếp hành lý thật kỹ càng trước khi lên đường du học.
7.1. Quần áo
Thường quần áo sẽ được sắp xếp theo nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên cũng có một số lưu ý cần thiết để tránh việc quá cân nặng hành lý cho phép hay chuẩn bị chu đáo cho sự khác biệt về thời tiết.
Tân du học sinh nên sắp xếp vừa đủ các đồ mặc hằng ngày. Đồng thời mua vừa đủ các loại đồ ấm, găng tay, tất chân, … để có thể giữ ấm ngay khi sang các nước có thời tiết lạnh.
Hơn nữa, khi lên máy bay, hành lý chỉ được đạt cân nặng ở mức cho phép, nếu dư bạn cần chi tiền để mua thêm. Do đó, bạn chỉ cần sắm sửa vừa đủ cho những ngày đầu tiên. Khi qua tới quốc gia đó, bạn có thể mua sắm thêm vì quần áo thường không quá mắc, hoặc có thể tận dụng các thời điểm giảm giá để mua sắm. Nhiệt độ ở các nước lạnh cũng sẽ có nhiều khác biệt so với nước ta, do đó, bạn nên chuẩn bị chi phí mua thêm đồ ấm ở nước ngoài để có khả năng giữ ấm phù hợp với thời tiết đất nước đó.
Ở hành lý xách tay, bạn cũng có thể bỏ kèm một bộ đồ hoặc các loại áo ấm, găng tay. Phòng khi cần có thể thay.
7.2. Đồ dùng vệ sinh cá nhân
Mang vừa đủ các vật dùng vệ sinh cá nhân như: bàn chải, kem đánh răng, dao cạo râu, dầu gội, sữa tắm, keo vuốt tóc, nước hoa, …. Cần lưu ý dung tích các chất lỏng trong hàng xách tay. Quy định của các hàng hầu như không cho phép mang chất lỏng có dung tích quá 100ml mà chỉ được để trong hàng ký gửi.
7.3. Tiền
Nên quy đổi tiền Việt Nam sang đơn vị tiền tệ ở đất nước bạn sẽ đến. Để trong quá trình quá cảnh hoặc khi vừa mới hạ cánh bạn sẽ cần dùng cho ăn uống, di chuyển. Thường du học sinh nên phòng thân khoảng từ vài chục đến vài trăm USD cho trước khi lên máy bay.
7.4. Thuốc
Tân du học sinh cũng có thể chu đáo chuẩn bị một số loại thuốc cơ bản để phòng những trường hợp bất trắc trên máy bay hoặc những ngày đầu tiên đi du học. Các loại thuốc giảm đau hệ thống, thuốc đau bụng, dầu gió, cảm cúm, kháng sinh, miếng dán giữ nhiệt, miếng dán giảm đau là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.
7.5. Chuẩn bị đồ ăn
Khi qua đất nước mới, sự khác lạ về phong cách ẩm thực là điều không thể tránh khỏi. Chính vì thế, việc chuẩn bị trước một số thực phẩm cho những ngày đầu tiên là điều không bao giờ thừa.
Tân du học sinh có thể mang kèm một số đồ ăn đóng hộp hoặc đồ khô hút chân không như mì gói, hũ tiếu/phở gói, ruốc… Nhưng cần để ý kỹ càng hạn sử dụng và các thực phẩm có thể xuất cảnh. Tránh trường hợp phải vứt đi ngay tại sân bay.
Ở hầu hết các quốc gia đều có khu chợ người Việt, tân du học sinh có thể tự tìm hiểu hoặc nhờ sự giúp đỡ của cựu du học sinh để tìm kiếm địa điểm đi chợ cho hợp với khẩu vị. Một thời gian sau khi đã làm quen với văn hóa ăn uống ở quốc gia đó thì du học sinh cũng có thể chủ động dùng các thực phẩm theo sở thích để tối giản chi phí, đảm bảo sức khỏe.
7.6. Giày dép, ba lô đi học
Ở các nước quốc tế, văn hóa di chuyển bằng phương thức đi bộ là chủ yếu. Do đó, du học nên nên sắm những đôi dài êm ái, dễ chịu chuyên dành đi bộ, có độ bền cao để thuận tiện cho việc đi học, đi làm. Ba lô hay các loại túi dùng để đựng tài liệu khi đi làm cũng nên dùng loại có quai mềm, bền, vì du học sinh sẽ cần dùng trong thời gian dài và thường xuyên.
7.7. Đồ dùng học tập
Đây là những thứ bạn hoàn toàn có thể mua tại quốc gia khác. Tuy nhiên, việc chuẩn bị trước các vật dụng như bút, thước, vở, tẩy, máy tính, … có số lượng vừa đủ cho thời gian đầu là điều cần thiết. Vì bạn đã dùng quen những văn phòng phẩm này và chi phí khi mua ở Việt Nam cũng rẻ hơn so với mua đồ dùng học tập ở nước ngoài.
7.8. Bộ sạc và chuyển đổi nguồn adapter
Trước khi đi du học, bạn nên tìm hiểu về thông tin phích cắm và nguồn điện dân dụng ở quốc gia đó. Vì mỗi quốc gia sẽ có quy định về đầu phích cắm cũng như các mức điện áp khác nhau.
Khi đi du học, bạn nhất định sẽ cần mang theo các thiết bị thông minh hoạt động và cần nạp năng lượng chủ yếu bằng điện như điện thoại, máy tính. Chính vì thế, tìm hiểu và có sự chuẩn bị trước cũng là một điều quan trọng để có bộ chuyển phù hợp cho các thiết bị cá nhân.
8. Cân nặng hành lý
Điều quan trọng hơn hết là khi pack đồ vào vali, tân du học sinh cần để ý đến số cân nặng hành lý ký gửi và hành lý xách tay mà hãng máy bay cho phép. Mỗi hãng bay sẽ có các điều khoản khác nhau ở mỗi loại hình vé.
Thông thường, vé hạng economy sẽ quy định hành lý ký gửi mức 30kg và hành lý xách tay 7kg miễn phí. Khi vượt quá mức cân nặng quy định, khách hàng sẽ phải loại bỏ bớt đồ hoặc trả thêm phí để bảo toàn hành lý.
Ngoài ra, bạn cũng đặc biệt lưu ý đến các vật dụng không thể mang lên máy bay theo hành lý ký gửi hoặc các chất cấm như đồ uống có cồn, dao kéo, chất lỏng, hạt giống, …
9. Sẵn sàng về mặt tâm lý trước khi đi du học
Hành trang đã sắp sẵn để lên đường về mặt vật chất và các giấy tờ cần thiết đã đủ để nhập cảnh. Vậy, tân du học sinh còn lo lắng điều gì nữa? Chắc hẳn những băn khoăn, bồn chồn khi sắp đặt chân đến một đất nước xa lạ sẽ là điều hiển nhiên ở mỗi người.
Sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý được xem là yếu tố quan trọng hơn hết mà Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam luôn mong muốn gửi gắm tới các tân du học sinh. Hãy cùng với đội ngũ NHC giúp những bạn sắp đi du học có một tinh thần thật thoải mái trước khi đi du học với các vấn đề sau đây.
9.1. Ngôn ngữ
Những bất đồng về ngôn ngữ luôn là thứ khiến chúng ta sợ hãi khi ở một nơi xa lạ. Cũng giống như việc ở Việt Nam có nhiều vùng miền với các hình thức tiếng địa phương khác nhau, thì ở các nước quốc tế cũng có sẽ có nhiều chất giọng gây cản trở lớn cho du học sinh.
Thông thường tiếng anh ở Việt Nam được rèn luyện là những phong cách giao tiếp phổ thông. Hơn nữa, điều kiện để có môi trường rèn luyện giao tiếp không nhiều, phong phú như khi trực tiếp sinh sống ở nước ngoài.
Chính vì thế, kể cả những bạn có trình độ khá/giỏi về tiếng anh trong lần đầu tiên nhập cảnh cũng sẽ không tránh khỏi tâm lý rụt rè, nhút nhát. Chưa kể việc bối rối khi không thể hiểu được ý của đối phương đang cố gắng truyền đạt.
Vậy, tân du học sinh cần có một tinh thần thật sắp sẵn để dám đối mặt với thử thách và những cú sốc về mặt ngôn ngữ này. Bên cạnh đó cũng nên rèn luyện thật tốt tiếng anh hoặc ngôn ngữ của đất nước đó ít nhất trong vòng 3 tháng trước khi đi du học. Tìm mọi cơ hội để có thể trực tiếp với người bản xứ, thông qua đó tìm hiểu về cách giao tiếp cũng như vài nét cơ bản trong văn hóa của các quốc gia đó.
9.2. Khác biệt văn hóa
Như đã đề cập ở phần chuẩn bị hành lý, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những phong cách sống, ẩm thực đặc trưng. Do đó, để hạn chế những khác biệt cơ bản nhất, tân du học sinh cần có sự chuẩn bị ít nhất là về đồ ăn để tập quen dần với khẩu vị của người dân bản địa.
Cách giao tiếp, phong tục tập quán cũng như lối sống của mỗi nước cũng có nhiều nét khác nhau. Điều cần thiết là bạn phải thật tự tin vào chính ngôn ngữ của bản thân, có thể dụng thêm ngôn ngữ cơ thể hoặc miêu tả. Cố gắng thân thiện, hòa đồng, vui vẻ để tạo gắn kết với bạn bè. Trong một thời gian, du học sinh chắc chắn sẽ có tiến bộ về cả trình độ tiếng anh cũng như phong cách sống.
Bên cạnh đó, khi sống càng lâu ở quốc gia mới, du học sinh cũng cần thích nghi với nền văn hóa của đất nước. Không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ những bước đầu tiên trên hành trình khám phá xứ sở mới lạ trong những năm du học xa nhà.
9.3. Tâm lý nhớ nhà
Trong văn hóa của người phương đông nói chúng và người Việt Nam nói riêng, gia đình là nền tảng quan trọng hàng đầu. Nên khi rời xa người thân để đến du học tại quốc gia có khoảng cách hàng ngàn cây số dường như là một thách thức lớn.
Chuẩn bị tâm thế trước khi đi du học bằng cách học cách sống tự lập, cũng như giữ liên lạc với gia đình, bạn bè thường xuyên là điều nên làm để dần nguôi đi cảm giác nhớ nhà. Cũng đừng quên sống cởi mở, hòa đồng để có thể nhanh chóng hòa nhập với bạn bè quốc tế.
Rèn luyện tư duy tích cực vì du học cũng là một trải nghiệm thú vị để bạn có thể có thêm nhiều đức tính tốt. Hình thành thói quen tự lập, tư lo liệu mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống cá nhân và có thêm nhiều mối quan hệ với bạn bè các nước quốc tế.
Hiện nay, điều kiện kinh tế phát triển mạnh, nên bạn cũng có thể gặp nhiều du học sinh đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, … Đây là cơ hội mới khi vừa có bạn bè là người đồng hương và đến từ nhiều nước khác nhau.
Du học là điều mà phần lớn các bạn trẻ đều mong muốn để có điều kiện học tập tốt và mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn ở môi trường quốc tế, Song, du học cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều khía cạnh để có thể thích nghi và sinh sống trong thời gian dài.
Chính vì thế, tân du học sinh hay nằm lòng những điều quan trọng cần lưu ý mà Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC đã chọn lọc. Chuẩn bị tâm thế trước khi đi du học thật tốt, vững vàng hành trang để có thể hoàn thành mục tiêu lớn lao đã tự đặt ra cho bản thân.
Chuẩn bị tâm thế trước khi đi du học vững vàng cùng Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC
Nổi tiếng là một cơ sở trị liệu tâm lý hàng đầu cho nhiều đối tượng, kể cả tân du học sinh, lứa tuổi học đường hay những bạn cựu du học sinh sau khi trở về nước, … Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC mang đến cho bạn giải pháp hiệu quả nhằm củng cố tinh thần, tạo hành trang thật tốt trong mọi trường hợp.
Đồng hành cùng Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC là những nhà chuyên gia, master coach dày dạn kinh nghiệm và có chuyên môn cao trong lĩnh vực sức khỏe tâm lý con người. Mọi vấn đề về tâm lý trước khi đi du học đều có thể được đưa ra giải pháp phù hợp ở mỗi tân du học sinh. Tránh xảy ra các trường hợp trầm cảm khi đi du học, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và việc học tập.
Không chỉ nhận tư vấn, hỗ trợ trực tiếp tại các văn phòng ở Việt Nam, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC đồng hành cùng du học sinh trên mọi nẻo đường. Chuẩn bị tâm thế trước khi đi du học cùng những lời khuyên về hành trang chu đáo nhất cho cuộc sống xa nhà trong những năm theo đuổi con đường học vấn.
Sẵn sàng nhận liên lạc từ xa như một chuyên gia, một người đồng hành hỗ trợ tâm lý khi bạn đang du học tại các quốc gia xa xôi trên thế giới. Giúp du học sinh có thể tự tin vào chính khả năng của bản thân, mạnh dạn đối mặt với những cú sốc về mặt văn hóa, ẩm thực, lối sống.
Song song về mặt tinh thần, các chuyên gia tại trung tâm Tâm lý trị liệu NHC cũng sẽ trang bị thêm cho các tân du học sinh những kỹ năng sống cần thiết. Nâng cao nhận thức và các xử lý tình huống khi phải tự lập ở chốn xa lạ.
Gợi ý những phương pháp quản lý thời gian học tập, công việc và cân bằng cuộc sống. Những giải pháp tìm kiếm việc làm thêm để có thể tự có thêm tiền chi tiêu cá nhân, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình.
Du học khác hoàn toàn so với đi du lịch. Do đó, chuẩn bị tâm thế thật vững vàng trước khi đi du học là điều nên cần được trang bị chu đáo. Nhất là những yếu tố về mặt tâm lý để có thể can đảm đối mặt và vượt qua những thách thức lớn trong những bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa, lối sống.
Đừng ngần ngại liên hệ ngay với trung tâm Tâm lý trị liệu NHC. Nơi đây có các chuyên gia, master coach cũng như một người bạn đồng hành thân thiết để có thể hỗ trợ bạn đọc chuẩn bị tối ưu mọi khía cạnh trước khi đi du học.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!