Dấu Hiệu Hoang Tưởng Ở Trẻ Và Hướng Điều Trị
Theo số liệu thống kê nhận thấy đa phần các trường hợp trẻ em đến thăm khám sức khỏe tâm thần, hoang tưởng đều đã ở mức độ nặng. Cũng bởi hầu hết các bậc phụ huynh không nắm rõ các dấu hiệu hoang tưởng ở trẻ nên không thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn ở giai đoạn sớm.
Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị hoang tưởng
Hoang tưởng là một chứng bệnh tâm thần nguy hiểm, nó đặc trưng bởi những suy nghĩ sai lệch, họ luôn cho rằng những nhận định của bản thân là hoàn toàn chính xác. Sự sai lệch này của bệnh nhân nghiêm trọng đến mức những người xung quanh không thể giải thích được bằng lý lẽ hoặc dù có đưa ra chứng cứ cụ thể cũng không có khả năng thuyết phục được họ.
Thông thường, các biểu hiện của bệnh hoang tưởng không rõ ràng, nó có thể tồn tại ở nhiều hình thức và đa dạng về các triệu chứng. Không giống với những người trưởng thành, dấu hiệu hoang tưởng ở trẻ em thường không biểu hiện cụ thể, khó nhận biết. Đồng thời, sự hoang tưởng ở trẻ đôi khi cũng có sự liên quan đến các rối loạn tâm lý. Cụ thể như sau:
- Rối loạn vận động
Những trẻ bị rối loạn vận động có khả năng thực hiện các hành vi, động tác vô nghĩa, bất ngờ hoặc trẻ có thể đột ngột phát ra các âm thanh, tiếng kêu lạ thường. Bản thân trẻ sẽ không thể tự chủ và kiểm soát tốt những điều mình đang làm.
Chẳng hạn như trẻ sẽ liên tục ngoáy mũi, cắn móng tay, nháy mắt nhiều lần không có chủ đích. Cho dù các biểu hiện này không quá nguy hiểm, triệu chứng bệnh cũng có thể tự mất đi sau một khoảng thời gian nhưng nó cũng một phần làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ, chất lượng cuộc sống của trẻ.
- Rối loạn bài tiết
Trẻ em khi gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là chứng bệnh hoang tưởng sẽ thường gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh. Trẻ không thể kiểm soát tốt việc đi tiểu, dễ dẫn đến tình trạng đái dầm.
- Rối loạn ăn uống
Đây cũng là một trong các dấu hiệu thường gặp ở những trẻ bị rối loạn tâm thần và hoang tưởng. Hầu như trẻ không muốn ăn, thậm chí là không ăn, bỏ bữa liên tục. Đồng thời trẻ cũng có thái độ chống đối, cảm xúc chán ghét đối với thức ăn, mỗi khi nhắc đến chuyện ăn uống.
- Rối loạn cảm xúc
Tình trạng hoang tưởng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đối với cảm xúc và tâm trạng của trẻ nhỏ. Nó khiến cho trẻ thay đổi cảm xúc một cách nhanh chóng và bất thường, khó có thể điều chỉnh hoặc kiểm soát tốt. Rối loạn cảm xúc thường sẽ bao gồm rối loạn lưỡng cực, trầm cảm với đặc trưng là sự buồn bã, chán nản kéo dài liên tục.
- Rối loạn khả năng học và giao tiếp
Những trẻ bị hoang tưởng cũng thường xuất hiện các triệu chứng này. Các rối loạn khả năng học và giao tiếp sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với quá trình tiếp nhận, lưu trữ và xử lý thông tin của trẻ nhỏ.
Những trẻ này thường sẽ gặp phải khó khăn trong vấn đề phát âm, khả năng trình bày kém, không thể đưa ra ý kiến hoặc suy nghĩ cá nhân. Trẻ khi mắc phải triệu chứng này thường sẽ khó tiếp thu những điều mới mẻ, gặp nhiều cản trở trong quá trình xử lý các thông tin mới.
- Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu cũng là một vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp nhiều hơn ở người lớn. Tuy nhiên, trẻ em cũng có khả năng mắc bệnh và biểu hiện bởi các triệu chứng riêng biệt.
Nếu con bạn dễ lo âu, sợ hãi, hay khóc lóc hoặc la hét, phản ứng dữ dội khi đối diện với những sự việc, hiện tượng, đồ vật nhất định thì có nhiều khả năng đó là triệu chứng của bệnh hoang tưởng. Trong một số trường hợp bệnh nặng, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu có liên quan đến tim mạch, như rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh liên hồi, ra nhiều mồ hôi,…
- Rối loạn phổ tự kỷ (rối loạn phát triển lan tỏa)
Chứng rối loạn này sẽ khiến cho trẻ nhỏ có những suy nghĩ xáo trộn, trẻ gặp khó khăn trong việc khám phá, tìm hiểu những điều thú vị của thế giới bên ngoài. Trẻ nhỏ cũng sẽ bị kìm hãm sự phát triển các kỹ năng cơ bản, cần thiết trong cuộc sống, ví dụ như tưởng tượng, giao tiếp, ứng phó,…
- Rối loạn hành vi gây sốt
Tình trạng này sẽ làm cho trẻ nhỏ dần tự phá vỡ các quy định, luật lệ và xuất hiện các hành vi quấy rối, chống phá lại cuộc sống. Trẻ sẽ thường quấy phá những nơi như nhà ở, trường học, các địa điểm tập trung đông người,…
Nếu con bạn đang mắc phải các triệu chứng trên đây và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định thì nhiều nguy cơ trẻ đã mắc phải các vấn đề rối loạn tâm thần, đặc biệt là hoang tưởng. Bệnh lý này nếu có thể kịp thời phát hiện và can thiệp đúng cách sẽ giúp trẻ sớm phục hồi được tình trạng sức khỏe, hòa nhập tốt với cộng đồng.
Hiện nay cũng có rất nhiều các phương pháp hỗ trợ điều trị hoang tưởng ở trẻ nhỏ. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghi bệnh, phụ huynh cũng cần nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám tại bệnh viện, các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn, cho ý kiến phù hợp.
Nên làm gì khi trẻ bị hoang tưởng?
Trong thực tế, bệnh hoang tưởng không chỉ có thể khởi phát ở người trưởng thành mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải chứng bệnh quái ác này. Các dấu hiệu của hoang tưởng ở trẻ em có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.
Thông thường các triệu chứng hoang tưởng ở trẻ nhỏ không được biểu hiện một cách cụ thể, rõ ràng nên quá trình chẩn đoán bệnh cũng gặp không ít khó khăn. Theo nghiên cứu nhận thấy, đa phần các trường hợp trẻ bị hoang tưởng sẽ xuất phát do yếu tố di truyền. Có nghĩa là khi trẻ vừa mới sinh ra đã mang trong mình các vấn đề rối loạn tâm thần, hoang tưởng.
Vì thế, cha mẹ cần phải có được kiến thức cơ bản về các chứng bệnh tâm thần thường gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân khởi phát bệnh để có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn đúng cách. Nếu nhận thấy con mình có những dấu hiệu của bệnh hoang tưởng thì các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa uy tín.
Sau khi thăm khám và có được chẩn đoán chính xác về từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc để lựa chọn những biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường các phương pháp sẽ được áp dụng như:
1. Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là phương pháp thường được ưu tiên áp dụng cho các trường hợp trẻ bị rối loạn tâm thần, nhất là chứng hoang tưởng. Đây là liệu pháp tâm lý an toàn, phù hợp cho nhiều đối tượng và có thể cải thiện tận gốc được nguyên nhân gây bệnh.
Các chuyên gia tâm lý sẽ tiến hành trò chuyện, trao đổi trực tiếp với bệnh nhân để khai thác cụ thể thông tin, các triệu chứng, suy nghĩ sai lệch của họ. Từ đó chuyên gia sẽ giúp cho người bệnh tháo gỡ được những khúc mắc, thay đổi nhận thức, hành vi theo chiều hướng đúng đắn và phù hợp hơn.
Thông thường đối với các trường hợp trẻ bị hoang tưởng sẽ được ưu tiên áp dụng liệu pháp gia đình. Cha mẹ và những người thân cũng nên tham gia vào các buổi trị liệu để có thêm kiến thức về chứng bệnh này. Đồng thời chuyên gia cũng hướng dẫn cho họ cách chăm sóc và hỗ trợ người bệnh cải thiện tốt hơn.
2. Điều trị bằng thuốc
Nếu các dấu hiệu hoang tưởng ở trẻ biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống hàng ngày thì cần được kiểm soát bằng một số loại thuốc. Các bác sĩ sẽ cân nhắc để kê đơn thuốc với liều lượng thích hợp cho từng đối tượng bệnh khác nhau.
Việc dùng thuốc đối với trẻ em cần phải được cân nhắc và theo dõi kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trong suốt quá trình uống thuốc nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì cần thông báo ngay với chuyên gia để được hướng dẫn cách xử lý kịp thời, tránh gây ra các hậu quả đáng tiếc.
3. Biện pháp hỗ trợ tại nhà
Song song với việc áp dụng tốt các biện pháp điều trị chuyên khoa thì gia đình cũng cần chú ý xây dựng lại chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp cho trẻ nhỏ. Đôi lúc những triệu chứng của hoang tưởng cũng có liên quan đến môi trường sống, các tác động từ gia đình, những người xung quanh.
Vì thế, để quá trình điều trị bệnh được thành công hơn, phụ huynh cần phải chú ý thực hiện một số biện pháp sau:
- Cha mẹ và các thành viên trong gia đình cần dành sự quan tâm, chăm sóc đối với người bệnh, thể hiện sự đồng cảm và yêu thương để trẻ không bị lạc lõng, cô đơn.
- Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh, chú ý tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
- Giúp trẻ xây dựng nếp sống lành mạnh, đảm bảo giấc ngủ đủ, tránh thức khuya, học tập quá sức.
- Khuyến khích và cùng trẻ tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, đồng thời cân bằng và ổn định tâm trạng tốt hơn.
- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với các hoạt động giải trí bên ngoài, tham gia vào các sự kiện tập thể, đội nhóm để gia tăng khả năng giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ.
Những dấu hiệu hoang tưởng ở trẻ em đôi khi không được biểu hiện một cách rõ ràng nên rất dễ bị nhầm lẫn. Hi vọng qua thông tin của bài viết này bạn đọc sẽ nắm được một số kiến thức cần thiết để có thể chú ý quan sát trẻ nhiều hơn, kịp thời phát hiện những điều bất thường về hành vi của trẻ nhỏ.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh Hoang Tưởng Có Chữa Khỏi Không? Có Tự Khỏi Không?
- Rối Loạn Hoang Tưởng Tự Cao (Bệnh Vĩ Cuồng): Biểu Hiện Và Khắc Phục
- Địa Chỉ Tư Vấn Và Trị Liệu Bệnh Hoang Tưởng Uy Tín Tại TPHCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!