Các dấu hiệu nhận biết sớm rối loạn tâm thần tuổi học đường
Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ số trẻ mắc chứng rối loạn tâm thần tuổi học đường đang ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần. Phát hiện các dấu hiệu nhận biết sớm rối loạn tâm thần tuổi học đường sẽ giúp phụ huynh nhanh chóng có hướng điều trị và kiểm soát kịp thời.
Các dấu hiệu rối loạn tâm thần tuổi học đường
Theo Tổ chức Y tế thế giới cho biết, tỷ lệ trẻ bị rối loạn thâm thần tuổi học đường hiện nay là khoảng 20%, trong đó có khoảng 50% bệnh nhân đã có dấu hiệu khởi phát ở độ tuổi 14. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các hành vi tự tử ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên.
Thực tế các dấu hiệu của rối loạn tâm thần tuổi học đường được biểu hiện khá sớm, tuy nhiên rất ít khi phụ huynh phát hiện. Thậm chí có những phụ huynh đi khám vẫn cho rằng con bình thường, chỉ hơi mệt mỏi nhưng khi đưa ra kết quả chẩn đoán mắc bệnh tâm thần mới thực sự tá hỏa.
Ở lứa tuổi học đường, trầm cảm, rối loạn lo âu hay rối loạn hành vi là một trong những dạng rối loạn tâm thần thường gặp nhất. Bệnh gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe và tinh thần trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến cả sự phát triển trong tương lai nên phụ huynh cần hiểu và có phương pháp nhận biết ngay từ sớm để can thiệp kịp thời.
Rối loạn giấc ngủ
Một trong những dấu hiệu nhận biết sớm rối loạn tâm thần tuổi học đường khá rõ ràng chính là trẻ bị rối loạn về giấc ngủ. Về đem con thường thao thức, không ngủ được, thậm chí trằn trọc suốt cả đem và gần sáng mới chợp mắt. Kết quả là ngày hôm sau bé luôn trong tình trạng mệt mỏi uể oải, không muốn đi học hay không muốn nói chuyện với ai.
Mất ngủ, khó ngủ, thay đổi đồng hồ sinh học kéo dài khiến việc học của con sa sút trông thấy. Trí nhớ suy giảm, nói trước quên sau, không trả bài tốt dù hôm trước bé đã học bài rất kỹ. Điều này khiến cha mẹ trách mắng, thầy cô phê bình làm bé càng cảm thấy mệt mỏi áp lực hơn.
Dấu hiệu nhận biết sớm rối loạn tâm thần tuổi học đường – Trẻ dễ khóc, khóc nhiều
Trẻ đột nhiên bật khóc dù là một chuyện rất nhỏ, thường xuyên khóc đêm cũng là biểu hiện cho thấy tinh thần con đang có các vấn đề bất thường mà phụ huynh có thể phát hiện ra và điều trị kịp. Bé bị trầm cảm hay rối loạn lo âu thường trở nên rất nhạy cảm, một việc nhỏ cũng có thể khiến con suy nghĩ cả tuần, cảm thấy ấm ức và muốn khóc.
Cảm thấy đau nhức cơ thể nhưng không tìm ra nguyên nhân
Nếu trẻ thường xuyên than phiền về những cơn đau bụng, đau đầu, đau lưng nhưng khi đưa bé đi thăm khám kiểm tra lại không có bất cứ dấu hiệu nào thì rất có thể trẻ đang gặp các vấn đề về tâm thần. Đây là dấu hiệu của rối loạn dạng cơ thể, theo đó người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau nhức vô hình nhưng được biểu hiện rõ ràng về mặt thể chất.
Tuy nhiên một số phụ huynh lại cho rằng có thể con đang nói dối, trách mắng con khiến bé tổn thường nhiều hơn. Bé vừa phải chịu nỗi đau về thể xác vừa mệt mỏi về tinh thần nên rất dễ dẫn đến những hành vi sai trái.
Ít vui chơi, nói chuyện hơn trước
Tùy vào từng dạng rối loạn tâm thần mà bé có các triệu chứng này, thường là xảy ra khi bé bị trầm cảm và rối lo âu. Những cảm xúc buồn phiền hỗn độn, lo lắng chán nản khiến con bỗng nhiên ít nói hơn, trầm lặng hẳn. Đi học về sẽ chỉ muốn vô phòng nằm, không muốn nói chuyện cha mẹ, nếu được hỏi chuyện thường trả lời qua loa.
Ở trường lớp bé cũng ít nói chuyện mà thường xuyên ngồi một mình buồn bã, không muốn giao tiếp với ai. Càng ngày trẻ càng một mình và trở nên cô độc hơn, những khó khăn trong tâm lý lại càng trầm trọng hơn.
Dấu hiệu nhận biết sớm rối loạn tâm thần tuổi học đường – Chán ăn
Khi bé chịu những áp lực, stress, căng thẳng buồn bã kéo dài thường sẽ kèm theo tình trạng chán ăn. Nguyên nhân là do căng thẳng khiến cơ thể sản sinh ra hormone không chỉ khiến giảm vị giác, làm ăn uống không ngon mà còn gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim đồng thời suy giảm cả hệ tiêu hóa.
Bé từ chối ăn cả những món mình thích hoặc ăn rất ít. Chỉ sau một thời gian bé gầy đi thấy rõ, cơ thể xanh xao, da sạm đi không còn sức sống. Trẻ nhỏ đang là độ tuổi cần bổ sung dinh dưỡng về phát triển cả về thể chất lẫn trí não, việc chán ăn bỏ ăn làm đáp ứng không đủ với nhu cầu dưỡng chất hằng ngày. Hậu quả là bé không chỉ gầy yếu hơn và trí não cũng suy giảm nhanh chóng.
Dễ cáu gắt, dễ kích động
Rối loạn tâm thần khiến bé luôn trong tình trạng uể oải, căng thẳng. Mặc dù bé có thể không muốn nói chuyện nhưng nếu đề cập đến bất cứ một vấn đề nào mà trẻ không thích, không hài lòng thì con rất dễ kích động. Bé có thể cãi lại cha mẹ, gào thét hoặc thể hiện các hành động có xu hướng bạo lực như người lớn, ví dụ như đập phá đồ đạc, ném đồ, lườm nguýt người lớn…
Đồng thời bé cũng rất dễ bị giật mình, hoảng sợ, lo lắng một vấn đề đó một cách thái quá. Chẳng hạn như đột nhiên sợ xe cộ, nghe thấy tiếng xe bé có thể co người lại và khóc thét lên, sợ bóng tối, bé không muốn ngủ một mình hay đôi khi là sợ một con bọ nào đó..
Tính cách thay đổi bất thường
Với những trẻ bị rối loạn lưỡng cực có thể có xu hướng thay đổi tính cách một cách bất thường. Lúc thì bé lầm lì, cục tính, khó chịu nhưng đôi khi lại có xu hướng vui vẻ, phấn khích một cách thái quá. Tuy nhiên may mắn tỷ lệ mắc rối loạn lượng cực ở trẻ em.
Dấu hiệu nhận biết sớm rối loạn tâm thần tuổi học đường- Bé có xu hướng thách chứng chống đối
Đồng thời do dễ kích động nên khi đi học ở trường lớp bé cũng thường gây ra các xung đột với bạn bè, đánh nhau hay bắt nạt bạn. Tình trạng này rất nguy hiểm bởi nếu không nhanh chóng điều trị có thể làm con phát triển những tính cách theo xu hướng sai lệch.
Sự chống đối cũng là các dấu hiệu sớm rối loạn tâm thần tuổi học đường thường gặp. Bé có thể xuất hiện tư tưởng cãi lại cha mẹ, thầy cô, không muốn thực hiện theo khuân phép hay làm trái những gì được yêu cầu. Người lớn thường cho rằng điều này chỉ do bé quá ngỗ nghịch, đang ở độ tuổi ương bướng tuy nhiên đừng quá chủ quan vì đây hoàn toàn có thể là triệu chứng của bệnh.
Dấu hiệu nhận biết sớm rối loạn tâm thần tuổi học đường- Học tập sa sút
Mất ngủ, căng thẳng, áp lực quá lớn khiến trẻ có xu hướng học hành sa sút. Bé chán học, muốn nghỉ học, không muốn đến trường hay học tập một cách chống đối. Khi ngồi trong lớp học bé cũng thường ngồi lơ đễnh, suy nghĩ vẩn vơ mà không chú ý đến lời thầy cô giáo giảng.
Tuy nhiên ở một số trẻ bị trầm cảm có các triệu chứng âm thầm thường bị cha mẹ thúc ép việc học hành, bé có thể đột ngột chăm chỉ học tập, đạt được thứ hạng mà cha mẹ mong muốn. Tuy nhiên sau đó bé lại có thể tự tử sau khi đã đạt được tâm nguyện của cha mẹ. Rất nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra.
Có những hành vi trái với chuẩn mực, lứa tuổi
Đặc biệt ở một số trẻ còn có xu hướng ăn cắp vặt. Thường đây là biểu hiện của rối loạn hành vi ở trẻ em. Cần chú rằng việc ăn cắp thường không có chủ đích, không phải vì bé muốn vật đó mà là do bị các yếu tố cảm xúc chi phối. Bé cảm thấy thoải mái hơn khi làm những chuyện bị cấm đoán, điều này có thể làm xoa dịu tâm trí con.
Ngoài ra trẻ còn thực hiện những hành vi, suy nghĩ không phù hợp với lứa tuổi, đạo đức. Chẳng hạn như bỏ học, nói dối, chơi game, uống bia rượu, hút thuốc lá… Thậm chí ở nhóm trẻ vị thành niên còn có thể tìm đến tình dục, ma túy sớm. Đây hoàn toàn là những tư tưởng, hành vi sai lệch với chuẩn mực thông thường và cần nhanh chóng được loại bỏ.
Có xu hướng làm đau bản thân
Hầu hết khi bé có xu hướng làm đau bản thân đã là một triệu chứng khá muộn, bé cảm thấy ngột ngạt, khó thở và chọn các làm đau chính mình để giải tỏa cảm xúc. Các hành vi có thể xuất hiện như bé bứt tóc, tự đập đầu vào tường, tự cấu véo mình hay thậm chí là rạch tay chân.
Các triệu chứng này có thể diễn ra trong thời gian dài, thậm chí là suốt cả năm mà phụ huynh không hề hay biết. Vì vậy chỉ cần phụ huynh phát hiện được các triệu chứng bất thường của bé trong giai đoạn này thì vẫn có thể chữa được.
Hướng phòng tránh nguy cơ rối loạn tâm thần tuổi học đường
Có rất nhiều các dấu hiệu sớm rối loạn tâm thần tuổi học đường xuất hiện ngay trước khi tiến tới những giai đoạn nguy hiểm mà phụ huynh không hề hay biết. Để đến khi bé cảm thấy quá sức chịu đựng, quá ngột ngạt, mệt mỏi rất dễ dẫn đến tự tử. Phụ huynh lúc này dù có hối hận nhưng cũng đã quá muộn màng.
Có rất nhiều khiến trẻ trong lứa tuổi học sinh gặp các vấn đề tâm lý, có thể là do di truyền, do chấn thương não, do bé bị bạo lực nhưng một trong những nguyên nhân chính lại bắt nguồn từ chính phụ huynh. Vì vậy việc phòng tránh cần được thực hiện từ sớm nhưng cần bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức của chính phụ huynh.
Cụ thể, để hạn chế tối đa nguy cơ rối loạn tâm thần tuổi học đường, phụ huynh cần chú ý những vấn đề sau
- Tuyệt đối không nên gây áp lực, ép con cái học tập quá nhiều, ép con phải được điểm số cao, thứ hạng cao. Hãy để bé có thời gian phát triển một cách tự nhiên nhất.
- Tôn trọng sở thích mong muốn của con, không ép con làm những điều bé không muốn
- Dành thời gian nhiều hơn để tâm sự với con, tìm hiểu mong muốn và sở thích để định hướng con sang những con đường đúng đắn khi cần thiết
- Cho con thời gian thư giãn nghỉ ngơi mỗi ngày
- Đối xử nhẹ nhàng, dùng lời nói để khuyên nhủ giúp đỡ con, không nên quát mắng hay đánh đập bé
- Cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ phù hợp, có sự kiểm soát, tránh để con xem các chương trình không phù hợp trên internet và dẫn đến những tư tưởng, suy nghĩ lệch lạc
- Hướng con đến những hoạt động giải trí lành mạnh, như tập thể dục thể thao mỗi ngày, tập nhảy nhót, ca hát..
- Phát hiện và hỗ trợ con ngay nếu có các dấu hiệu tâm lý bất thường
Bên cạnh đó nhà trường cũng đóng vai trò rất lớn trong việc phát hiện và phòng tránh nguy cơ các bệnh tâm thần ở học sinh. Giáo viên cần tạo được sự kết nối với học sinh, được đào tạo các nghiệp vụ về tâm lý để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường ở học sinh. Ngoài ra nếu có điều kiện, nhà trường cũng có thể mở Phòng tham vấn tâm lý học đường hoặc mời các chuyên gia tâm lý về để giải đáp nhưng thắc mắc, gỡ rối cho học sinh.
Trên đây là một số dấu hiệu sớm rối loạn tâm thần tuổi học đường điển hình, hy vọng đã đem đến nhiều thông tin hữu ích cho quý phụ huynh. Việc phòng tránh rối loạn tâm thần học đường cần được thực hiện từ sớm để phòng tránh tối đa những hệ lụy nguy hiểm xảy ra làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Có thể bạn quan tâm
- Rối loạn điều chỉnh là gì? Chẩn đoán và điều trị thế nào?
- Rối loạn hệ thần kinh thực vật ở trẻ em: Nguyên nhân và điều trị
- Bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân là gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!