Bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân là gì?
Bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân thường xuất hiện ở người trong độ tuổi từ 15- 25 với những hành vi bất thường, lố lăng. Thống kê cho thấy bệnh gây ảnh hưởng đến khoảng 1,1% dân số trên thế giới, tuy nhiên hiện chưa thể xác định chính xác các nguyên nhân gây bệnh chung.
Bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân là gì?
Bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân (TTPLTTX) là một dạng của tâm thần phân liệt, thuộc nhóm tâm thần nặng và có tiến triển từ từ. Người mắc bệnh này thường có những hành vi, suy nghĩ không liên quan và bất hợp lý có liên quan đến chứng tâm thần phân liệt. Tuy nhiên nó không được tính là dạng tách biệt của tâm thần phân liệt.
TTPLTTX thường có xu hướng xuất hiện trên những người trẻ, từ 15- 25 tuổi. Bệnh cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên các bác sĩ cũng cho biết đây là bệnh có thể điều trị ổn, nếu người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị vẫn có thể trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần đã được Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ cấp thuận cho biết TTPLTTX gồm 5 triệu chứng điển hình sau
Ảo tưởng
Bệnh nhân thường có những mặc cảm tội lỗi, sợ hãi như đang bị hại , hoang tưởng rằng đang có những thế lực bí ẩn kiểm tra, bị chi phối những hành động, cảm xúc của họ. Ở bệnh nhân tâm thần phân liệt đây không phải triệu chứng phổ biến, tuy nhiên nó cho thấy bệnh nhân luôn tin vào những thế lực bí ẩn đang chống lại họ. Do đó ở một số người thường xuyên có các hành vi lẩn tránh để bảo vệ bản thân.
Theo Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật ICD 1 còn bổ sung thêm dấu hiệu về hiện tưởng hoang tưởng là người bệnh không có tính thống nhất về mặt tôn giáo, tin rằng có những năng lực siêu nhiên. Chẳng hạn tin rằng đang có người điều khiển thời tiết, không gian, thời gian.
Ảo giác
Hiện tưởng ảo giác trong TTPLTTX liên quan đến các yếu tố hình ảnh, mùi vị, cảm giác, mùi hương. Trong đó ảo thanh là dạng phổ biến nhất của ảo giác mà người bệnh thường gặp phải.
ICD cũng giải thích rõ hơn về hiện tượng này chính là người bệnh thường xuyên nghe thấy những âm thanh vang lên trong đầu đang thảo luận với nhau về bệnh nhân hoặc những gì xung quanh. Đôi khi những âm thanh này cũng xuất phát từ các cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn nghe thấy tai trái nói chuyện với tay phải.
Các ảo giác thường dai dẳng và có thể xuất hiện bất cứ loại nào. Ảo giác cũng có thể kèm theo những hoang tưởng thoáng qua hoặc chưa hoàn toàn hoàn thiện, thường sẽ không có nội dung cảm xúc rõ ràng. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày, vài tháng, thậm chí là vài năm.
Nói và suy nghĩ không có tổ chức
Đây là một trong những triệu chứng điển hình ở những bệnh nhân tâm thần. Theo đó người bệnh không có thể kiểm soát những suy nghĩ, lời nói của bản thân, có thể nói ra những suy nghĩ không phù hợp bất cứ lức nào. Các lời nói thường có xu hướng kém chừng mực, ngôn từ rắc rối, không rõ ràng, lời nói kém trôi chảy và có thể làm tổn thương người khác.
Bởi thế đôi khi trong những cuộc trò chuyện rất khó để hiểu người bệnh đang nói gì, muốn biểu đạt điều gì. ICD mô tả hiện tượng này là tư duy vang thành tiếng và tư duy bị phát thanh. Tư duy của bệnh nhân thường gián đoạn và hay thêm từ khi nói khiến những câu họ nói ra không thích hợp hoặc giống như bịa đặt.
Hành vi vô tổ chức
Tương tự như lời nói, hành vi của người TTPLTTX cũng rất khó có thể kiểm soát được. Các hành động của họ thường ngớ ngẩn như trẻ con, lố lăng đồng thời có xu hướng bạo lực hung hăng khá rõ ràng. Trong một số trường hợp bệnh nhân còn thể hiện các các hành vi tình dục, vận động thái quá, kỳ quái ở những nơi công cộng.
ICD cũng cho biết bệnh nhân thường có những tác phong căng trương lực như dễ dàng phủ định, không nói, kích động thái quá, giữ nguyên dáng và hay sững sờ. Bệnh nhân gặp khó khăn khi đáp ứng các hướng dẫn, thông báo và có thể làm ngược lại so với những gì được chỉ dẫn.
Triệu chứng âm tính
Đây là triệu chứng đề cập tới tình trạng bệnh nhân vô cảm rõ rệt, nói chuyện với giọng điệu đơn điệu, không đáp ứng được với các yêu cầu cơ bản của xã hội, không tự chăm sóc được bản thân. Họ thường trốn tránh xã hội, những nơi đông người, không muốn nói chuyện và thường xuyên trốn tránh ánh mắc hay giao tiếp với những người xung quanh.
ICD cũng mô tả thêm về trạng thái này là ngôn ngữ nghèo nàn, không biết thể hiện cảm xúc, các cảm xúc cùn mòn.
Nguyên nhân bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Thực tế các bác sĩ hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác đâu là nguyên nhân gây bệnh, tạm thời mới chỉ khẳng đị có liên quan đến các yếu tố sinh học và môi trường. Chẳng hạn như sự bất thường của dopamine và serotonin trong hệ thần kinh.
Theo điều tra và nghiên cứu năm 2009 giới thiệu trên tạp chí Molecular Psychiatry cho rằng nguyên nhân bệnh có liên quan đến tín hiệu từ tế bào đến tế bào trong não bộ. Theo đó họ đã tìm ra đến 49 mã gen hoạt động khác nhau và bất thường bên trong trong não của những bệnh nhân này.
Mặc dù chữa xác định được chính xác nguyên nhân gốc, tuy nhiên các bác sĩ cũng tìm ra những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh bệnh. Bao gồm
Di truyền: Các nghiên cứu cho thấy nếu trong gia đình có người mắc các bệnh lý tâm thần thì đời con có nguy cơ mắc TTPLTTX LÀ 10%, trong khi đó nếu không có người mắc bệnh thì chỉ có 1%. Đồng thời các nghiên cứu cũng cho thấy bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực thường có cùng một nền tảng trong gen di truyền, do đó nếu mắc bệnh lý này cũng làm tăng khả năng mắc TTPLTTX ở đời con.
Các vấn đề khi mang thai: Nguyên nhân có thể liên quan đến nhiễm virus hoặc suy dinh dưỡng khiến bé không được bổ sung đầy đủ các chất cho hệ thần kinh. Qúa trình mang thai thiếu lành mạnh cũng gây ra rất nhiều vấn đề bất thường khác cho sự phát triển của thai nhi kéo dài đến các giai đoạn trường thành. Cụ thể
- Nhiễm virus: Thường liên quan đến các nhóm virus cúm, Herpex, Toxoplasmosis và Rubella… không có danh sách cụ thể, tuy nhiên mẹ bầu nhiễm bất cứ virus nào cũng làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề bất thưởng ở thần kinh cho thai nhi.
- Suy dinh dưỡng: mẹ ăn uống thiếu chất, chế độ ăn kém lành mạnh khiến con không thể hấp thụ sẽ làm tăng khả năng mắc TTPLTTX.
- Tuổi của mẹ hoặc bố: Sinh con khi đã lớn tuổi thường cũng là nguyên nhân liên quan đến các vấn đề tâm thần ở trẻ khi được sinh ra
Những sự kiện tuổi thơ: Thời thơ ấu nếu trải qua nhiều biến cố, sự kiện khiến trẻ căng thẳng lo lắng kéo dài cũng làm ảnh hưởng đến thần kinh. Trẻ có thể có những suy nghĩ lệch lạc, sai lầm, hành vi bất thường ngay từ thủa nhỏ.
Lạm dụng thuốc: Những bé cần phải dùng các loại thuốc điều trị bệnh lý nào đó trong thời gian dài gây tác động lên hệ thần kinh và gây ra các vấn đề bất thường này. Ngoài ra trẻ lạm dụng các chất kích thích, ma túy cũng có thể là nguyên nhân liên quan. Tuy nhiên cần chú ý rằng ở bệnh nhân TTPLTTX cũng có xu hướng tìm đến các chất này nên vẫn chữa thể chắc chắn rằng các chất gây nghiện là nguyên nhân hay hậu quả.
Nguyên tắc trong chẩn đoán tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Theo Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10) cho biết, để xác định chính xác TTPLTTX, người bệnh cần đáp ứng các yêu cầu sau
- Có ít nhất phải có một triệu chứng rất rõ, nếu không rõ thì phải đảm bảo có ít nhất trên hai triệu chứng điển hình như hoang tưởng bị kiểm tra, ngôn ngữ lộn xộn không kiểm soát, thường xuyên nghe thấy những tiếng nói trong đầu..
- Các triệu chứng phải xuất hiện nhiều lần, tồn tại rõ ràng trong ít nhất 1 tháng hoặc kéo dài lâu hơn 1 tháng
- Với các bệnh nhân có các triệu chứng nói trên nhưng kéo dài ít hơn 1 tháng cần phải tiến hành chẩn đoán rối loạn thần cấp giống phân liệt để xác định chính xác tình trạng bệnh, tránh nguy cơ nhầm lẫn
Bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm hỗ trợ như
- Chẩn đoán hình ảnh: CT scan não, IRM não
- Điện não đồ, lưu huyết não, siêu âm não
- Các trắc nghiệm tâm lý và các thang lượng giá : như test Rorschach, TAT…, trắc nghiệm nhân cách (MMPI…), bài trắc nghiệm trí tuệ (PMS, K-ABC…), MMSE – trắc nghiệm nhận thức hay một số dạng trắc nghiệm thang giá như PANSS. SANS, SAPS, BPRS, HAMILTON..
- Xét nghiệm máu và nước tiểu, các xét nghiệm chức năng của các cơ quan trong cơ thể như gan thận, dịch não tủy hay là, xét nghiệm phân
- Điện tâm đồ, siêu âm, X quang
Sau khi đã thực hiện đầu đủ các xét nghiệm và xác định chính xác tình trạng bệnh nhân bác sĩ mới tiến hành đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.
Hướng điều trị tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Tùy từng tình trạng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội trú hay ngoại trú kết hợp với hóa dược liệu pháp và tâm lý trị liệu. Bệnh nhân cần điều trị nhanh chóng và liên tục ngay cả khi các dường như đã biến mất.
Thường bệnh nhân TTPLTTX có thể điều trị nội thú tại nhà, tuy nhiên cũng được khuyến khích điều trị nội trú để có biện pháp kiểm soát kịp thời với những hành vi, trạng thái kích động của bệnh nhân. Nếu điều trị ngoại trú cần có sự phối hợp của gia đình và địa phương để kiểm soát được người bệnh tốt nhất.
Hóa dược liệu pháp
Trong điều trị TTPLTTX, chủ yếu bác sĩ chỉ định dùng các thuốc chống loạn thần và các thuốc an thần giúp kiểm soát trí não. Tùy tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh lý là bác sĩ sẽ chỉ định những thuốc phù hợp. Một số nhóm thuốc phổ biến thường được dùng như
- Thuốc chống loạn thần, bác sĩ có thể chỉ định các nhóm thuốc cổ điển, thế hệ mới hoặc những nhóm chống loạn thần tác dụng kéo dài.
- Nhóm thuốc chống lo âu
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc điều hòa khí sắc
- Thuốc ức chế cholinesterase
- Thuốc chống Parkinson
- Các loại thuốc bổ như vitamine tổng hợp, thuốc tăng tuần hoàn não, thuốc giúp nhuận gan mật
- Trong một số trường hợp bệnh nặng cần áp dụng biện pháp choáng điện nhưng cần đảm bảo trao đổi thật kỹ với bác sĩ
Theo đó ở các nhóm thuốc chống loạn thần, bác sĩ thường ưu tiên dùng một loại thuốc điều trị loạn thần, chỉ dùng nhiều loại phối hợp khi thực sự cần thiết. Bắt đầu dùng với liều nhỏ, sau đó tăng dần đến khi đạt kết quả như mong muốn rồi giảm dần với liều duy trì. Cụ thể như sau
- Thuốc chống loạn thần cổ điển và thế hệ mới được xem xét dựa trên khả năng đáp ứng thuốc của bệnh nhân
- Với hội chứng âm tính được khuyến khích dùng thuốc chống loạn thần thế hệ mới
- Với những bệnh nhân kháng thuốc, không hợp tác được ưu tiên dùng thuốc chống loạn thần tác dụng kéo dài
- Với những trường hợp cấp tính ưu tiên dùng dạng thuốc chống loạn thần cổ điện dạng tiêm để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Đa phần các loại thuốc trên đều gây ra nhiều tác dụng phụ, điển hình như rối loạn nội tiết, tăng kích cỡ vú gặp ở cả nam và nữ giới đồng thời làm tổn thương gan, thận khá nhiều. Do đó cần đảm bảo tuân thủ liều dùng và những chỉ định của bác sĩ để hạn chế những ảnh hưởng này.
Ở một số bệnh nhân sau khi điều trị thường thấy các triệu chứng đã thuyên giảm, họ tin rằng mình đã khỏi bệnh và tự ý ngưng thuốc. Tuy nhiên điều này có thể làm bệnh mau chóng trở lại, thậm chí còn trầm trọng hơn nên người bệnh tuyệt đối không nên thực hiện. Mọi việc uống thuốc, dừng thuốc, liều dùng thuốc cần đảm bảo có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Điều trị tâm lý xã hội
Trị liệu tâm lý cũng là biện pháp cần thiết để nâng cao nhận thức cho người bệnh, giúp người bệnh có suy nghĩ, tư tưởng, hành vi, lời nóng đúng đắn. Thông qua trị liệu tâm lý sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống bình thường, có thể sinh hoạt và làm việc như bình thường.
Các biện pháp được áp dụng trong trị liệu tâm lý cho bệnh nhân TTPLTTX bao gồm
- Liệu pháp tâm lý cá nhân: đưa suy nghĩ và hành vi của người bệnh với trạng thái bình thường, hỗ trợ giải đáp tình trạng bệnh lý để người bệnh có sự tin tưởng và hợp tác trong điều trị như đảm bảo dùng thuốc đúng cách.
- Liệu pháp nhóm: đưa người bệnh gặp gỡ với những bệnh nhân tương tự để tăng khả năng tái hòa nhập xã hội, học cách giao tiếp và nói chuyện
- Liệu pháp gia đình: nâng cao vai trò và nhận thức của gia đình trong quá trình điều trị, hỗ trợ người thân có những biện pháp kiểm soát phù hợp nếu bệnh nhân có các hành vi, lời nói bất thường
- Liệu pháp tái thích ứng xã hội: giúp đỡ người bệnh có công việc phù hợp như dạy nghề hay hướng nghiệp, qua đó nhanh chóng quay trở lại với cuộc sống bình thường.
Việc điều trị có thể kéo dài tùy tình trạng của người bệnh. Sau điều trị người bệnh vẫn nên tái khám và kiểm tra tâm lý thường xuyên để kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ tái phát trở lại.
Thay đổi lối sống khoa học lành mạnh, học cách kiểm soát tinh thần, giải tỏa căng thẳng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân. Bên cạnh đó mỗi người mẹ trong giai đoạn mang thai cần chú ý đến bổ sung dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh. Đừng quên dành thời gian khám bệnh đình kỳ thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn khác.
Có thể bạn quan tâm
- Bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì và kiêng gì?
- Rối loạn thần kinh chức năng là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị
- Bệnh rối loạn tâm thần ở tuổi già: Cách chăm sóc và điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!