10 dấu hiệu Tâm lý bất ổn và cách giúp bạn thoát khỏi
Sự căng thẳng, áp lực, hoặc tổn thương có thể sinh ra suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ về các dấu hiệu tâm lý bất ổn, giúp bạn dễ dàng nhận diện và khắc phục.
Ảnh hưởng của bất ổn tâm lý đến con người
Ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua sự bất ổn về mặt tâm lý. Nhất là khi đối diện với những căng thẳng, mệt mỏi trong công việc, học tập, gia đình, tài chính hay các mối quan hệ.
Tâm lý bất ổn là trạng thái không ổn định về mặt cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của con người. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cá nhân, và tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Trạng thái này thường chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Chúng được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, tùy vào từng trường hợp.
Có những người biết kiểm soát và cân bằng tốt trạng thái tâm lý. Nhưng cũng có người có dấu hiệu tâm lý bất ổn kéo dài, tăng nguy cơ mắc trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, stress nặng,…
Ngày nay, sự phổ biến của những bất ổn về tinh thần càng tăng cao, nhưng số lượng người biết cách nhận biết các dấu hiệu tâm lý bất ổn lại không quá nhiều.
10 dấu hiệu tâm lý bất ổn không nên xem thường
Trạng thái bất ổn tâm lý ở mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, họ đều có sự dầu hiệu tiêu cực về cảm xúc, suy nghĩ, tư duy và hành vi. Cụ thể một số dấu hiệu nhận biết như sau:
1. Khó kiểm soát và trấn tĩnh cảm xúc
Dấu hiệu tâm lý bất ổn đó chính là sự khó khăn trong việc tự kiểm soát cảm xúc. Người bệnh không thể trấn tĩnh bản thân trong những tình huống khó khăn, thách thức.
Tình trạng này sẽ thường gặp ở những người thiếu hụt các kỹ năng xã hội như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thư giãn, kiểm soát cảm xúc,…
Vì thế, khi đối diện với những tình huống khó khăn, họ thường lúng túng trong việc xử lý. Sự bất ổn tâm lý kèm theo càng khiến họ phản ứng quá khích, khiến sự việc nghiêm trọng và tồi tệ hơn.
2. Tâm trạng thay đổi nhanh chóng
Có những lúc tâm trạng của bạn sẽ thay đổi một cách bất ngờ và đột ngột. Đặc biệt, tâm trạng con gái có thể thay đổi nhanh như thời tiết, “sáng nắng chiều mưa”.
Sự bất ổn này có thể khiến bạn cảm thấy buồn vui bất chợt, nhưng thường nỗi buồn sẽ chiếm phần lớn. Bạn có thể trở nên khó chịu, bức bối, thậm chí khóc lóc, kích động quá mức vì một sự việc nhỏ nhặt.
Đây được xem như một trạng thái bình thường, và có thể gặp nhiều ở những đứa trẻ mới lớn trong giai đoạn tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nếu chúng xảy ra với tần suất cao thì có thể là dấu hiệu tâm lý bất ổn.
Sự thay đổi nhanh chóng về trạng thái tâm lý, buôn vui bất chợt mất kiểm soát có thể là triệu chứng của rối loạn lưỡng cực.
3. Quan tâm quá mức đến vẻ ngoài
Quan tâm và chăm chút cho ngoại hình là điều nên làm. Ngoại hình ưa nhìn và một gương mặt tươi sáng giúp bạn có được thiện cảm của người đối diện, thuận lợi hơn trong các mối quan hệ.
Tuy nhiên, ám ảnh quá mức về vẻ bề ngoài, chú ý một cách thái quá về diện mạo không phải là tín hiệu tốt. Nhiều người bị “cuốn” theo những lời nhận xét, chê bai của người khác. Đây có thể là dấu hiệu của sự bất ổn tâm lý.
Chăm chút quá mức vẻ bề ngoài chỉ là một cách lừa dối bản thân. Đó là lớp màn che lấp đi những sự trống rỗng, cô độc trong tâm trí của con người.
4. Không có nhiều niềm tin
Nếu bạn dần mất đi niềm tin với những người xung quanh, không còn đủ tin tưởng để chia sẻ bất cứ điều gì thì đây chính là dấu hiệu về sự bất ổn tâm lý.
Những người đang bất ổn về mặt cảm xúc sẽ thu mình lại, tách biệt với xã hội. Họ không còn muốn đặt niềm tin, hi vọng vào bất kì ai, kể cả những người thân thiết.
Người bất ổn tâm lý sẽ dè chừng hơn dẫn đến khó xây dựng một mối quan hệ bền chặt. Họ không có sự tin cậy, thậm chí cảm thấy ghê sợ những người xung quanh, và cả bản thân mình.
5. Dễ xảy ra xung đột trong các mối quan hệ
Một người đang có dấu hiệu tâm lý bất ổn sẽ khó duy trì những mối quan hệ lành mạnh. Thậm chí là với những mối quan hệ thân thiết như người thân, bạn bè, hoặc đồng nghiệp.
Họ dễ xảy ra xung đột với những người xung quanh, khó có thể trò chuyện hoặc hòa giải êm đẹp các xích mích. Họ thường gắt gỏng, bắt bẻ những chuyện nhỏ nhặt khiến đối phương khó chịu.
Thậm chí có người còn khó chịu và bực bội khi có người khác hỏi han, quan tâm đến mình. Điều này khiến họ bị mọi người xa lánh, hoặc dẫn đến các xung đột, mâu thuẫn không đáng có.
6. Phản ứng thái quá là dấu hiệu tâm lý bất ổn
Dấu hiệu tâm lý bất ổn thể hiện qua việc một người điềm tĩnh, hòa đồng, bỗng trở nên cáu gắt, dễ nóng giận. Họ bỗng nhiên có những phản ứng quá mức với mọi việc.
Cảm xúc rối bời khiến bạn nóng giận, mất lý trí. Bạn thậm chí quát tháo, chửi mắng những người xung quanh về những chuyện vô cùng nhỏ nhặt.
7. Mất cảm hứng
Mất dần các cảm hứng đối với hầu hết những hoạt động diễn ra xung quanh cũng là một trong các dấu hiệu nhận biết về sự bất ổn tâm lý.
Lúc này bạn sẽ không còn hứng thú với hoạt động giải trí, vui nhộn bên ngoài. Ngược lại, bạn sẽ dần thu mình vào trong, tạo vỏ bọc che giấu những cảm xúc tồi tệ đang hiện hữu.
Lúc này, não bộ và hệ thần kinh cũng không thể hoạt động tốt. Nhiều người rơi vào trạng thái mất tập trung, giảm trí nhớ gây khó khăn cho công việc hàng ngày.
Tình trạng này kéo dài có thể gây suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng xấu với sức khỏe. Nó cũng làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh tâm lý, nhất là bệnh trầm cảm.
8. Nhạy cảm, khó chịu, bứt rứt
Khi rơi vào trạng thái bất ổn về mặt tâm lý, bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Bạn khó chịu và bứt rứt về mọi thứ đang diễn ra xung quanh. Những sự việc nhỏ xảy ra cũng khiến bạn cảm thấy bực bội và dễ cáu gắt.
Ví dụ như khi xem một bộ phim buồn, bạn có thể khóc lóc thảm thiết, rơi vào trạng thái bế tắt, chán chường. Cảm xúc này có thể kéo dài đến vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần.
9. Suy nghĩ bi quan, tiêu cực
Hầu hết những người có sự bất ổn về tâm lý đều suy nghĩ bi quan, tiêu cực. Họ nhìn nhận mọi thứ theo một chiều, chỉ nhìn vào điều tồi tệ, sai trái mà bỏ qua mặt tích cực.
Chỉ cần một vấn đề bình thường xảy ra, họ có thể suy diễn ra hàng loạt những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, và liên tục nói về điều đó.
Những suy nghĩ này có thể xâm chiếm tâm trí và chi phối hành động. Nhiều người luôn tự cho mình là kẻ vô dụng, bất tài, là gánh nặng của gia đình và xã hội.
Nếu tình trạng này không sớm được khắc phục và giải tỏa tâm lý hiệu quả có thể khiến họ suy nghĩ theo chiều hướng bi quan hơn, thậm chí là nghĩ về cái chết.
10. Dấu hiệu tâm lý bất ổn thường thấy là thay đổi thói quen sinh hoạt
Khi rơi vào trạng thái bất ổn về mặt cảm xúc và tâm lý, nhiều người có xu hướng ăn uống không điều độ, rối loạn giấc ngủ khiến sinh hoạt hàng ngàybị xáo trộn.
Sự buồn chán về mặt cảm xúc sẽ khiến cho nhiều người cảm thấy chán ăn, hoặc ăn uống vô tội vạ. Họ dung nạp thức ăn không kiểm soát, đặc biệt là đồ nhiều dầu mỡ và chất béo.
Chất lượng giấc ngủ giãm củng là dấu hiệu tâm lý bất ổn cần chú ý. Phần lớn sẽ bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mơ gặp ác mộng, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.
Tuy nhiên cũng có vài trường hợp do quá buồn chán nên ngủ liên tục, ngủ li bì. Điều này tác động tiêu cực đối với sức khỏe, khiến cơ thể dần bị suy kiệt và mệt mỏi nhiều hơn.
Cách giúp bạn vượt qua trạng thái tâm lý bất ổn hiệu quả
Nếu đang loay hoay để đối phó dấu hiệu tâm lý bất ổn, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
1. Tìm ra nguyên nhân và loại bỏ các yếu tố tiêu cực
Điều đầu tiên cần làm là tìm ra nguyên nhân. Chỉ như thế bạn mới có thể loại bỏ những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực một cách hiệu quả nhất.
Có rất nhiều lý do khiến tâm lý của con người trở nên bất ổn. Chẳng hạn như bạn có áp lực về công việc, gia đình, tài chính, vừa mới chia tay người yêu, mâu thuẫn với bạn bè, gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng,….
Nếu yếu tố gây căng thẳng, mệt mỏi cứ luôn hiện diện, bạn sẽ không thể vượt qua trạng thái tâm lý bất ổn hiệu quả. Do đó, hãy tìm cách giải quyết chúng triệt để.
Ví dụ nếu công việc quá tải thì bạn cần phải sắp xếp thời gian phù hợp. Hãy thay đổi cách làm việc và xử lý các vấn đề tồn đọng. Khi đó tâm lý của bạn cũng sẽ dần ổn định.
2. Áp dụng phương pháp 5 nhìn – 4 nghe – 3 chạm – 2 ngửi – 1 nếm
Phương pháp này giúp cải thiện tâm lý đơn giản và hiệu quả. Chúng có thể hỗ trợ các vấn đề sức khỏe tâm thần như căng thẳng, trầm cảm, rối loạn lo âu,…
Bằng cách hướng sự tập trung vào những điều xung quanh, bạn có thể đánh lừa não bộ để quên đi căng thẳng, mệt mỏi. Cụ thể như sau:
- 5 nhìn: Tìm, xác định và chú ý đến 5 thứ đang hiện diện xung quanh. Ví dụ: nhà, xe, điện thoại, máy tính, bàn ghế,…
- 4 chạm: Chạm vào bất kì thứ gì và cảm nhận về nó. Ví dụ: chiếc nhẫn đang đeo, một con mèo, màn hình điện thoại,…
- 3 nghe: Hãy cảm nhận và lắng nghe các âm thanh. Nó có thể là tiếng chuông điện thoại, tiếng gõ máy, tiếng còi xe, tiếng xì xào nói chuyện, hoặc âm thanh do bạn tạo ra.
- 2 ngửi: Hít thở sâu và cảm nhận về những mùi hương mà bạn đang ngửi thấy. Nó có thể là mùi nước hoa, mùi tinh dầu thơm,….
- 1 nếm: Nếm thứ bất kì thứ gì mà bạn có thể cảm nhận nó. Chẳng hạn như một vài miếng bánh, một viên kẹo,…
Phân tán sự chú ý của bản thân là cách hay giúp bạn xua tan ưu phiền. Nó giúp tâm trí trở nên ổn định và bình tĩnh hơn. Khi bạn thấy tâm lý bất ổn thì có thể thử áp dụng phương pháp này.
3. Sắp xếp lại lối sống lành mạnh
Khi tâm lý bất ổn, bạn không thể duy trì lối sống tích cực và thường bỏ bê bản thân. Do đó để vượt qua tình trạng này, bạn hãy sắp xếp lại cuộc sống của mình.
Hãy thay đổi những thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực và lành mạnh. Bạn nên chú ý nhiều hơn đến thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ, và chế độ ăn uống hàng ngày.
Đồng thời, hãy nâng cao tập luyện thể dục, tăng cường sức đề kháng. Cải thiện tinh thần và thể chất bằng các bài tập thể dục thể thao cũng là cách tốt.
Chỉ cần 15 đến 30 phút đi bộ, chạy bộ, tập yoga, bơi lội, tập gym hàng ngày cũng giúp bạn có cơ thể dẻo dai, tinh thần sảng khoái.
4. Chia sẻ với những người thân
Đừng cất giấu và che đậy tổn thương. Bạn hãy cởi mở hơn trong việc chia sẻ nó với những người thân bên cạnh. Nói ra hết những cảm xúc tiêu cực giúp tinh thần được giải tỏa tốt hơn.
Sự quan tâm và yêu thương của mọi người giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn. Bạn bè, người thân cũng giúp bạn vượt qua được những cảm xúc tiêu cực bằng lời khuyên chân thành.
Nếu bạn không thể chia sẻ cùng những người xung quanh thì có thể viết nhật ký. Theo kết quả nghiên cứu, thói quen viết nhật ký giúp giải tỏa tâm trạng, kiểm soát cảm xúc hiệu quả.
5. Tìm gặp chuyên gia tâm lý
Việc được gặp gỡ và trò chuyện cùng chuyên gia sẽ giúp bạn giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực. Bạn cũng học được cách kiểm soát và loại bỏ nó hiệu quả.
Những sự kiện bất ngờ có thể khiến tâm lý chúng ta bất ổn trong thời gian dài. Chính vì thế, sự hỗ trợ của những người có chuyên môn sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm soát nó.
Chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện và trao đổi trực tiếp với bạn, giúp bạn thoải mái chia sẻ về những vấn đề mà bản thân đang gặp phải. Từ đó đôi bên có hướng giải quyết và khắc phục phù hợp.
Chuyên gia sẽ giúp bạn đối diện, khắc phục, vượt qua khủng hoảng tâm lý. Đồng thời, bạn cũng học được những kỹ năng kiểm soát cảm xúc, giải quyết khó khăn.
Đây là những kỹ năng cần thiết nhằm ngăn chặn tình trạng tái phát, giúp bạn đương đầu tốt với những thách thức, cản trở trong tương lai.
Trong cuộc sống có muôn vàn những thách thức, khó khăn không thể tránh khỏi. Chúng ta cần học cách đương đầu, đối phó và vượt qua để tránh tổn thương.
Hi vọng qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc sẽ hiểu thêm về các dấu hiệu bất ổn của tâm lý và có cách khắc phục, vượt qua hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
- Cách An Ủi Giúp Trẻ Vượt Qua Nỗi Đau Khi Cha Mẹ Ly Hôn
- 9 Cách giúp bạn xóa bỏ, quên đi những ký ức tồi tệ
- Tổn Thương Do Thiếu Hụt Cảm Xúc Thời Thơ Ấu Và Cách Chữa Lành
- Rèn Luyện Kỹ Năng ứng Phó Với Căng Thẳng Và Kiểm Soát Cảm Xúc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!