8 Cách Giúp Bạn Giải Tỏa Và Vượt Qua Áp Lực Gia Đình
Kỳ vọng từ gia đình đôi khi còn khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi hơn là áp lực từ những người xung quanh. Bạn cần phải chủ động chia sẻ các vấn đề với gia đình, khẳng định được năng lực của bản thân, độc lập tự chủ nếu muốn giải tỏa và vượt qua áp lực gia đình. Tuy nhiên để thực hiện được điều này cũng cần có một thời gian dài không ngừng nỗ lực nên bạn cần chăm sóc cả đời sống tinh thần để không gục ngã.
8 Cách giúp bạn giải tỏa và vượt qua áp lực gia đình
Dù bạn đã lớn, đã trưởng thành thì trong mắt các bậc làm cha làm mẹ bạn vẫn luôn là đứa con bé bỏng. Hồi nhỏ cha mẹ thường luôn bắt con phải học giỏi, phải được điểm cao. Lớn lên thì muốn con phải được làm việc nhà nước, phải làm bác sĩ, kỹ sư. Đến tuổi lập gia đình thì muốn con lấy được người tài giỏi, môn đăng hậu đối. Những điều mà cha mẹ muốn này đều mang mục đích chung là muốn con có cuộc sống tốt nhất nhưng vô hình lại gây ra những áp lực cho con cái rất nhiều.
Có rất nhiều vấn đề liên quan đến áp lực gia đình từ chuyện tình cảm, lương bổng, công việc, tiền bạc.. Điều này khiến không ít người cảm thấy lo lắng, stress căng thẳng, mệt mỏi mỗi khi về nhà. Tình cảm gia đình cũng rất dễ xuất hiện những mâu thuẫn, xa cách nhau, thường xuyên tranh luận bởi cha mẹ không hiểu áp lực của con cái, con cái lại không hiểu được nỗi lòng của các bậc phụ huynh. Vậy làm thế nào để giải tỏa và vượt qua áp lực gia đình?
1. Trò chuyện thẳng thắn với gia đình
Như đã nói, việc gia đình thường phải làm thế này, phải làm thế kia bởi mục đích lo lắng, muốn cho con có một cuộc sống tốt nhất. Con cái chính là kỳ vọng của cha mẹ, bởi vậy ai mà không muốn con cái mình thật giỏi, thật thành đạt để khoe với mọi người xung quanh. Mục đích của cha mẹ là không sai, chỉ là cách họ thể hiện chưa phù hợp. Nếu bạn không thẳng thắn nói chuyện thì phụ huynh sẽ không thể nào hiểu được những khó khăn mà bạn đang gặp phải.
Hãy nhân một dịp đặc biệt nào đó, khi cả nhà đang vui vẻ để trò chuyện trực tiếp với cha mẹ. Chẳng hạn nếu bạn đang chuẩn bị thi đại học và cha mẹ muốn bạn thi làm bác sĩ nhưng bạn lại muốn học làm báo chí thì hãy giải thích thẳng thắn với họ. Hãy chuẩn bị đầy đủ những lập luận, dẫn chứng rằng bạn không phù hợp với bác sĩ và bạn thực sự yêu thích điều gì.
Một số khác có thể gặp áp lực từ gia đình về chuyện tình cảm, luôn muốn bạn lập gia đình sớm. Với trường hợp này thay vì trốn tránh thì hãy cho phụ huynh thấy rằng việc lập gia đình quá vội vàng có thể người đau khổ sau này chính là bạn. Hay với trường hợp gia đình đặt áp lực về tiền bạc, muốn bạn gửi tiền về thì hãy cho họ thấy rõ về hoàn cảnh của bạn hiện tại, trao đổi và điều chỉnh về mức tiền gửi phù hợp hơn.
Nói chung, chỉ khi bạn nói ra thì ít nhất gia đình cũng hiểu được bạn muốn gì, cần gì và thay đổi cách suy nghĩ của họ. Quan trọng là bạn phải thật sự bình tĩnh, nhẹ nhàng, phân tích rõ mọi vấn đề thay vì cố gắng tranh cãi với gia đình. Tuy nhiên thực tế vẫn có những gia đình không thực sự hiểu chuyện, luôn muốn con cái, vợ chồng làm theo ý muốn của mình nên bạn cũng cần phải cố gắng hơn nữa.
2. Giải tỏa và vượt qua áp lực gia đình bằng cách chứng tỏ năng lực bản thân
Một trong những nguyên nhân mà gia đình thường đặt áp lực lên con cái, muốn con phải thực hiện quyết định của cha mẹ chính là do chưa có đủ lòng tin ở con. Vì vậy để giải tỏa và vượt qua áp lực gia đình bạn cần phải chứng tỏ được năng lực của bản thân, cho phụ huynh thấy rõ được bạn hoàn toàn đáng tin cậy, bạn sẽ thành công nên ba mẹ cần tin tưởng và tôn trọng mong muốn, quyết định của bạn.
Chẳng hạn như nếu bạn muốn học báo chí thay vì bác sĩ, hãy cố gắng học để điểm văn vượt trội hơn so với các môn khác, so với các bạn trong lớp hoặc tìm cách viết và đăng báo. Bởi nếu bạn chỉ mãi giải thích, chỉ nói chuyện không mà không có bất cứ một hành động nào để thực hiện nó thì làm sao mà những người trong gia đình có thể tin tưởng bạn được. Vì vậy hãy hành động trước và cho các thành viên thấy năng lực thật sự của bạn thế nào, từ đó thay đổi những suy nghĩ, áp đặt trước đó.
Hay trong chuyện vợ chồng, người vợ luôn muốn chồng phải làm điều này điều kia, không ủng hộ việc chồng đổi việc thì cũng cần chứng tỏ được khả năng của mình sẽ có thể đi xa tới đâu. Kể cả khi đã trò chuyện thẳng thắn với vợ mà vẫn không được ủng hộ thì việc chứng minh năng lực tiến xa của bản thân lại càng cần thiết hơn.
3. Chia sẻ và lắng nghe nhau nhiều hơn
Bên cạnh việc thẳng thắn trò chuyện với những thành viên trong gia đình thì bạn cũng nên ngồi xuống, lắng nghe suy nghĩ của mọi người. Thường bộ não của chúng ta luôn suy nghĩ theo duy nhất mà chúng ta muốn, bởi thế mới dẫn đến những hiểu lầm, những mâu thuẫn về nhau. Chẳng hạn việc cha mẹ chỉ luôn muốn con học bác sĩ thì bạn sẽ chỉ nghĩ rằng đó là điều cha mẹ thích, do cha mẹ ích kỷ chứ không nghĩ vì sao mà cha mẹ lại muốn như thế.
Vì vậy để giải tỏa và vượt qua áp lực gia đình thì bắt buộc những người trong gia đình cần phải hiểu nhau hơn. Một người nói và chia sẻ thôi là chưa đủ mà cần cả hai bên phải có sự thấu hiểu nhau, chia sẻ rõ ràng suy nghĩ, vấn đề của cả hai. Chỉ khi đó mới tháo gỡ được những lo lắng, khúc mắc trong lòng và tự giải tỏa những áp lực của cả hai bên một cách dễ dàng.
Chú ý là cần phải thực sự bình tĩnh đồng thời tiếp thu, chấp nhận những góp ý của gia đình. Gia đình luôn muốn bạn hoàn thiện hơn, tốt hơn nên việc họ thẳng thắn đưa ra nhận xét rằng bạn chưa hoàn hảo hay không đủ năng lực cũng chỉ nhằm muốn bạn tốt hơn. Không phải cứ phủ nhận và cho rằng mọi người đã sai là có thể giải quyết được vấn đề, hãy bình tĩnh lắng nghe, chắt lọc và suy ngẫm nhiều hơn để hoàn thiện bản thân.
4. Chia sẻ trách nhiệm với các thành viên để giải tỏa và vượt qua áp lực gia đình
Việc một mình gồng gánh tất cả các vấn đề sẽ khiến bản thân bạn trở nên mệt mỏi, chán nản, xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, than trách. Vì vậy để giải tỏa và vượt qua áp lực gia đình hãy chia sẻ trách nhiệm, công việc với những người trong gia đình để họ cũng thấu hiểu được những mệt mỏi, khó khăn của bạn. Tôn trọng và lắng nghe người khác cũng là cách để những người xung quanh đối xử tôn trọng mình.
Chẳng hạn bạn vừa phải đi làm mệt mỏi, vừa phải đón con, vừa phải dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn cho chồng con. Không chỉ tinh thần mà thể chất bạn cũng trở nên mệt mỏi trong trạng thái kiệt quệ. Một số người hay có suy nghĩ rằng phụ nữ phải làm hết việc, tự một mình cam chịu nên ngày càng cảm thấy áp lực mệt mỏi hơn, không muốn về nhà. Vì vậy để giải quyết tình trạng này hãy cùng chủ động đề nghị chia sẻ việc với chồng, con.
Ví dụ nếu bạn đón con thì chồng cần đi chợ, nếu bạn nấu cơm thì chồng sẽ rửa bát hay dạy bé phải dọn dẹp đồ chơi ngay khi chơi xong. Đã là thành viên trong một gia đình thì việc chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống là một vấn đề hết sức bình thường. Việc bạn cứ tự ôm sự mệt mỏi, áp lực, căng thẳng cho riêng mình với là vấn đề lớn. Vì vậy đừng ngại trò chuyện và chủ động nhờ đến sự giúp đỡ của các thành viên trong nhà.
5. Luôn có sẵn cách kế hoạch
Một trong những nguyên do khiến bạn dễ gặp áp lực gia đình chính là thụ động trong mọi trường hợp, làm việc một cách quá cảm tính, không có kế hoạch. Ví dụ như bạn và vợ cùng muốn mua nhà nhưng cứ tháng này qua tháng nọ lại vẫn chẳng dư tiền để đặt cọc, hai vợ chồng cãi nhau qua lại, áp lực về mặt tình bạc. Hay khi bạn vừa ra trường mà lại chưa có việc khiến phụ huynh hằng ngày thúc giục, la rầy vì bạn vẫn mãi ở nhà. Điều này càng làm gia đình mất lòng tin và đặt nặng áp lực lên bạn hơn.
Bởi vậy, hãy luôn có những kế hoạch để chuẩn bị cho các dự định hay mong muốn trong tương lai. Việc có kế hoạch rõ ràng chính là nền móng quan trọng để cho thấy bạn đã sẵn sàng mọi thứ, bạn hoàn toàn đáng tin cậy, có thể đặt lòng tin, có thể thành công cao. Chẳng hạn nếu mua nhà thì cần lên kế hoạch để dành mỗi tháng bao nhiêu, bao nhiêu tuổi thì mua; dự định sau khi ra trường thế nào..
Việc luôn lập ra cho bản thân những kế hoạch rõ ràng cũng cho thấy bản thân bạn là một người chủ động. Hơn hết nếu gia đình hay những người xung quanh có thắc mắc hay nghi ngờ về những dự định bạn hoàn toàn có thể đưa ra bảng kế hoạch của bản thân để loại bỏ ngay những tư tưởng đó.
6. Suy nghĩ tích cực hơn bằng cách giải tỏa và vượt qua áp lực gia đình
Như đã nói, bộ não của chúng ta thường tự nhận định các vấn đề mà chúng ta muốn. Đôi khi việc cha mẹ hỏi han, nhắc nhở chỉ là sự quan tâm nhưng do bản thân vốn đã có những cảm xúc tiêu cực nên cũng tự mặc định là cha mẹ đang gây áp lực cho bạn. Ngược lại nếu bản thân bạn tập cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều hướng sẽ thấy rằng việc cha mẹ nhắc nhở hoàn toàn là quan tâm, lo lắng cho mình nên cũng sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.
Tập cách nhìn nhận vấn đề hơn là một thói quen tư duy quan trọng với bất cứ ai và mỗi người nên cố gắng rèn luyện càng sớm càng tốt. Suy nghĩ các vấn đề một cách tích cực hơn sẽ đem đến cho bạn một hệ thần kinh khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ, sáng suốt và bình tĩnh khi giải quyết mọi vấn đề. Sực tức giận hay cáu gắt sẽ chỉ khiến bạn lúc nào cũng giận giữ, cáu kỉnh, cho rằng mọi người chèn ép, luôn đặt nặng áp lực lên vai mình mà thôi.
7. Chăm sóc sức khỏe tinh thần để giải tỏa áp lực từ gia đình
Nếu muốn có một tinh thần khỏe mạnh, bình tĩnh và lạc quan thì bạn cần quan tâm đến sức khỏe tinh thần của bản thân nhiều hơn. Nếu muốn chứng tỏ năng lực của bản thân mà tinh thần lại kiệt quệ, luôn cảm thấy mệt mỏi, luôn có những cảm xúc tiêu cực, gục ngã trước thất bại thì không thể nào thành công được. Hơn hết sức khỏe tinh thần và thể chất cũng có mối liên hệ trực tiếp với nhau, có tinh thần khỏe mạnh thì cơ thể cũng tràn đầy năng lượng.
Một số biện pháp để giúp bạn có đời sống tinh thần khỏe mạnh, giải tỏa những áp lực, căng thẳng từ gia đình như
- Chia sẻ những lắng lo của bản thân với một ai đó đáng tin cậy
- Đảm bảo ngủ đủ giấc hằng ngày, đừng để những lo lắng, stress khiến tinh thần bạn sa sút vì thiếu ngủ
- Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày cũng giúp ích rất nhiều cho tinh thần và sức khỏe của bạn
- Nếu thường xuyên căng thẳng, stress, dễ mất bình tĩnh nên tham khảo luyện tập thiền hay yoga để cải thiện tình trạng này
- Dành thời gian riêng để làm những điều mình thích, chẳng hạn đi shopping, mua sắm, xem phim hay đi du lịch
- Rủ gia đình cùng tham gia các hoạt động mang tính tập thể để kết nối các thành viên với nhau
- Đảm bảo ăn uống đủ chất, tránh xa bia rượu, thuốc lá hay các chất gây nghiện có thể khiến bạn càng có nhiều hơn những suy nghĩ tiêu cực
- Thường xuyên về nhà, trò chuyện, xem phim hay nấu ăn cùng gia đình để mọi người hiểu nhau nhiều hơn
- Việc lách, nghe nhạc hay làm việc nhà để quên đi những căng thẳng của bản thân
- Học cách yêu thương cảm xúc của chính bản thân mình
8. Tìm gặp chuyên gia tâm lý trị liệu
Để có thể vượt qua những áp lực trong gia đình, ngoài những cách tự giải tỏa như trên, mỗi thành viên đồng thời cần sự qua lại giữa hai phía, vợ và chồng, bố mẹ và con cái, anh chị em với nhau.
Do vậy, khi những nhu cầu từ bản thân bạn không được lắng nghe, bạn sẽ cảm thấy bức bối, khó chịu và những áp lực trong gia đình vẫn chưa được giải quyết. Khi ấy bạn cần tìm đến chuyên gia tâm lý trị liệu.
Bằng kỹ thuật giao tiếp, quy trình trị liệu tâm lý, họ sẽ giúp bạn gỡ rối vấn đề, thay đổi góc nhìn theo hướng tích cực, hòa hợp các mối quan hệ, cân bằng cảm xúc, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, hiểu và biết yêu thương bản thân mình, yêu thương người khác đúng cách, sống có ý nghĩa, có mục đích.
Trong suốt cuộc đời, khó tránh khỏi có một lúc nào đó những kỳ vọng từ gia đình khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Học cách lắng nghe, chia sẻ thẳng thắn, không ngừng nỗ lực chứng tỏ năng lực bản thân và đặc biệt là phải yêu thương bản thân hơn chính là cách để giải tỏa và vượt qua áp lực gia đình này. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Có thể bạn quan tâm
- Dấu hiệu bạo hành tinh thần nơi công sở và cách vượt qua
- Bạo hành tinh thần là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
- Cha mẹ độc hại là gì? Đặc điểm nhận biết và sự ảnh hưởng đến con cái
Minh va bo me tung cai nhau nhieu lam. Nhung ma sau nay di lam roi co con thi cung dan hieu bo me hon. Mong sau nay minh cung do tao ap luc cho con
Không biết có tính là áp lực gia đình không nhưng mình lúc nào đi làm về kể chuyện trên cơ quan với chồng thì cũng bị bảo vậy mà cũng tức. Chẳng nhẽ kể với con nhỉ haha
Ối giời ơi chuyện chồng việt, em cũng thế chị ơi. Chồng cũ em vừa lười vừa không chia sẻ gì luôn
Mình với ông xã đợt trước cũng thế đấy. Cãi nhau suốt, nhất là trong khoảng thời gian đầu cách ly vì dịch, tưởng đến mức chia tay luôn. May mà có bạn mách cho trung tâm NHC mà mình với ổng mới biết hiểu ra sao lại cãi nhau, rồi mới biết hiểu với chấp nhận nhau và nói chuyện với nhau hơn á.
Mình và mẹ mình cũng mâu thuẫn về công việc mình thì muốn đi làm xa để lương nó cao hơn còn làm gần lương nó bèo lắm mà lại không có thời gian mình cũng tâm sự và giải thích cho mẹ mình hiểu nhưng mẹ mình không nghe bắt mình làm theo ý của mẹ mình, mẹ mình nói là nếu mà mình đi làm xa thì hã ” từ mẹ” và không còn cái quan hệ gì nữa mình cũng đang suy nghĩ và stress ạ
Em thích vẽ, muốn theo kiến trúc mà gia đình cứ bắt em theo y giống bố em. Nhiều lúc em muốn phản đối ức phát khóc luôn á
Em lớp mấy rồi, chị nghĩ em nên nói chuyện với bố mẹ em, mà có người nói cùng nữa. Phải nói càng sớm càng tốt chứ theo ý bố mẹ mà không thích thì bỏ lỡ nhiều lắm em ạ. Nhất là y học ít nhất 6 năm nữa.
hình như bạn đã nói chuyện với bố mẹ rồi nhỉ. mình nghĩ nếu bạn lôi kéo được ông bà hay cô bác chú dì chống lưng thì sẽ thuyết phục hơn đó.
Chào bạn, bạn có thể đến trực tiếp Trung tâm gặp chuyên gia tâm lý tham vấn và hỗ trợ. Bạn cũng có thể gọi vào hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.
Đây toàn bị bà má bodyshaming. Chưa có nhiều tiền nên chưa ra riêng, mà cứ về nhà là lại nghe mầy mập quá. Ăn thì bóp mồm bóp miệng, làm thì oải chẳng có thời gian tập tành. tui mệt lắm á mn. Kêu đừng bình phẩm con nữa mà bả bảo tau muốn tốt cho mầy mà lại im
Bạn ơi bạn phải nói thẳng thắn với mẹ bạn về chuyện này thôi. Để lâu dài sẽ có rối loạn ăn uống đấy bạn ạ
Chắc phải béo thật nên mẹ mới kêu thế chứ gì.
Ơ hay béo thật hay không anh có ở đó đâu mà biết
Béo không tốt cho sức khỏe đâu, mẹ bạn ấy nói vậy là đúng rồi còn gì.
Sức khỏe ra sao thì chị ấy tự biết, chưa kể chị ấy do công việc mà chưa làm được nhiều thay đổi. Muốn tốt cho người ta phải góp ý rồi đưa ra giải pháp chứ nói vậy cho sướng cái mồm anh thôi à
Tui đang ăn kiêng đó, biết mập là không tốt rồi. Ở nhà tui bị rầy rồi, không cần có thêm người lải nhải đâu cám ơn
Dạo gần đây em và bố mẹ bị căng thẳng với nhau nhiều lắm. Bố mẹ em bắt em theo trường không mong muốn, em cãi lại không được nên học hành kết quả không tốt. Kết uqar kém là lại bị mắng, thế là lại cãi nhau. Em chán lắm rồi. Em đã tính đến chuyện bỏ nhà rồi…
Đừng em ơi, nếu em không nói chuyện được với bố mẹ thì nên nhờ người lớn khác can thiệp, đừng bột phát em ạ
Anh ngày trước cũng cãi nhau với bố về chuyện nghề nghiệp, mà bố anh rất cứng đầu. May mà có bạn anh chỉ cho anh chỗ NHC Việt Nam, chỗ đấy giúp anh và bố nói chuyện được với nhau đấy em ạ
Cũng có người có vẻ giống anh em mình, cũng dùng dịch vụ ở đó mà tốt hơn này em, em lên youtube tìm kiếm video “Hành Trình kết nối lại với gia đình của Chị Yến” mà xem
Giờ mấy đứa sinh sau 2000 tiếp xúc với internet từ sớm nên giao tiếp với thế hệ trước nhiều thứ họ không hiểu đó. Xong lại nảy sinh nhiều vấn đề nữa. Mình sinh 96, con em sinh 2000 mà đã nhiều lúc nó nói mình đã đơ rồi, không biết với các bố mẹ sẽ còn khó hiểu thế nào
Phải đấy bạn, giờ mấy đứa nhỏ biết nhiều hơn hẳn mình luôn xong còn có văn hóa khác nữa á. Sau này tụi mình lập gia đình chắc cũng không biết ứng xử ra sao hết trơn
Ui xong tui kém tiếng anh xong gặp mấy đứa bắn với nhau bị sock luôn á mn
Ừ đó, nên là áp lực nhiều khi cũng tạo ra vì cha mẹ không hiểu con cái, muốn chúng nó sống như mình mà khác thời đại
Mình và người yêu yêu nhau lâu rồi. Giờ đang tính chuyện cưới hỏi thì gặp phải đủ thứ chuyện. Chẳng biết đây có coi là áp lực gia đình không nhưng áp lực có nhiều thật sự. Giá cả thì đắt đỏ, mà nhà 2 bên muốn làm to trong khi mình chỉ muốn vừa phải thôi. Có những lúc muốn rủ người yêu hay ra phường đăng ký rồi chạy đi tuần trăng mật luôn đỡ phải suy nghĩ
Chị hiểu em, đám cưới làm phức tạp lắm. Chị làm ở thành phố may ra còn có hội trường không bị lo thuê chỗ hay dọn dẹp đồ ăn. Con bạn chị cưới chồng quê xong ăn cỗ xong ai nấy về để mặc cô dâu cùng đàn bà trong nhà è cổ ra rửa bát
Em chưa nghĩ về cưới hỏi cơ mà em hồi trước đọc báo cô dâu ngồi rửa bát chú rể cầm mic ra hát em ghét không chịu được í. Em vớ phải loại đó chắc em phải suy nghĩ lại quá
Chắc cũng phải 2 chiều chứ nhỉ. Giả như mình chứng minh được thực lực của mình nhưng phụ huynh vẫn muốn hơn hoặc nghĩ khác thì sao.
Bố t nghĩ thành công phải làm lãnh đạo trong khi t chỉ muốn đủ sống thì lại bị bảo là tự bằng lòng. Sắp 30 rồi mà vẫn bị rầy bực ghê
Đúng rồi, phải từ 2 phía chứ. Nếu để một người trò chuyện, tự chứng tỏ mà người kia không chịu lắng nghe hay hiểu hay chấp nhận thì áp lực vẫn còn đó thôi
Và bản thân mình đôi lúc cũng phải hiểu tại sao đối phương lại suy nghĩ như vậy nữa
với mình thì hay tìm bạn bè để tâm sự và giải tỏa cho đỡ chán ngán
ngán ngẩm với cái việc cổ hủ của bố mẹ và áp đặt cho con cái quá
cũng không nên trách hay để tâm quá, mình vẫn cứ làm điều mình đam mê mình thích, hãy chứng tỏ cho bố mẹ thấy là được
nhưng mà ngày nào cũng nheo nhéo gọi điện cảm thấy tụt mood lắm
có bực cũng một chút thôi rồi bỏ qua cho nó nhanh nhanh dành thời gian vào việc khác nó tốt hơn đó chứ bực hay cãi cũng không giải quyết được gì chỉ căng thẳng thêm thôi
Áp lực xã hội rồi về nhà còn áp lực gia đình mình nói tất cả cho bme hiểu nhưng họ lại lơ. Cứ cái kiểu chúng m bây giờ chỉ rách việc, có cái gì đâu mà làm quá lên thế. Chán lắm rồi
Chẳng ai có nhiều thời gian rảnh rỗi để dành nó giúp đỡ mình chỉ có thể dựa vào bản thân mình mà thôi p àk thế lên chúng ta phải mạnh mẽ lên cố gắng vượt qua nhé b
Mình và mẹ mình cũng mâu thuẫn về công việc mình thì muốn đi làm xa để lương nó cao hơn còn làm gần lương nó bèo lắm mà lại không có thời gian mình cũng tâm sự và giải thích cho mẹ mình hiểu nhưng mẹ mình không nghe bắt mình làm theo ý của mẹ mình, mẹ mình nói là nếu mà mình đi làm xa thì hã ” từ mẹ” và không còn cái quan hệ gì nữa mình cũng đang suy nghĩ và stress ạ
Mình thì áp lực từ nhiều phía lắm nào là ba mẹ,anh chị em, bà con dòng họ luôn xem thường nói chung là phận trai đúng là 12 bến nước mà nghĩ mà tới giờ mình rất cay và ghét họ không muốn tâm sự với ai cả bởi vì mình là con trai mà cho nên không được khóc yếu đuối giống như vậy vì chỉ có một đứa con gái mới được quyền như thế mà thôi hơi đúng là làm con trai khổ quá mà lúc thế này lúc thì thế khác khó mà lần được vì sao trước tiên là gia đình, bạn bè và sau đó là người thân bỏ rơi mình bơ vơ giữa dòng đời lạc trôi lạc lõng chẳng có ai thương yêu đúng là phận trai thật khó tròn ít nhất con gái họ vẫn được khóc được vui được buồn còn mình thì nghĩ mà chán có ai cho mình tâm sự đâu lúc cần họ chẳng hiểu lúc không cần họ lại ở bên làm gì nhỉ