Hội chứng Munchausen và thông tin cần biết
Hội chứng Munchausen là một dạng rối loạn tâm thần nặng vì nó liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng về cảm xúc và sự hiểu biết. Người bệnh tự tạo ra các triệu chứng về sức khỏe hoặc tinh thần để được sự quan tâm và chăm sóc từ người khác.
Hội chứng Munchausen là gì?
Hội chứng Munchausen là một dạng của rối loạn giả bệnh tự gây tổn thương, một loại rối loạn tâm thần mà người mắc có xu hướng tạo ra, phóng đại lên các triệu chứng bệnh cho mình. Trường hợp này các triệu chứng nghiêm trọng và diễn ra kịch tính làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cảm xúc hoặc khả năng nhận thức của người bệnh
Những người mắc chứng Munchausen khác với người giả vờ để trốn tránh trách nhiệm. Ví dụ một số người làm giả giấy khám bệnh để xin nghỉ làm, nghỉ học,… trường hợp này không được coi là mắc phải hội chứng Munchausen.
Bệnh nhân gặp phải hội chứng này có thể sẽ phải chịu một loạt các xét nghiệm và phẫu thuật y tế. Đôi khi, để tạo ra các triệu chứng giả, người bệnh có thể tự gây tổn thương cho bản thân mình như thêm máu vào nước tiểu hoặc sử dụng dây cao su để tạo ra các vết thương trên cơ thể.
Các nhà nghiên cứu cho rằng phụ nữ hoạt động ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng có nguy cơ cao mắc hội chứng Munchausen hơn và không có số liệu cụ thể về số lượng bệnh nhân mắc hội chứng này.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Munchausen
Hội chứng Munchausen diễn ra vô cùng phức tạp, các nghiên cứu và khảo sát đã chỉ ra một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này, bao gồm:
- Hội chứng Munchausen có thể xuất phát từ việc người bệnh bị bỏ rơi hoặc chịu đựng các vấn đề tâm lý trong quá khứ. Ví dụ từng bị mất người thân yêu hoặc có bệnh nghiêm trọng thời thơ ấu.
- Người bị bệnh có thể thích lừa dối các chuyên gia y tế, tạo cho mình cảm giác thoải mái và quyền lực.
- Người bệnh có thể liên tưởng đến những kỷ niệm lúc nhỏ của mình khi được chăm sóc chu đáo. Lớn lên không có được cảm giác như vậy nhiều nên họ tự tạo ra tổn thương mình để được chăm sóc.
- Cảm giác cô đơn và thiếu quan tâm từ gia đình hoặc bạn bè có thể làm cho một số người cảm thấy cần phải giả mạo bệnh tật để thu hút sự chú ý và quan tâm từ người khác.
Những dấu hiệu của hội chứng Munchausen
Những cá nhân mắc hội chứng Munchausen thường có một số dấu hiệu chính: nói dối tình trạng bệnh, bí mật tự gây tổn thương, làm giả kết quả xét nghiệm. Ngoài ra cũng có thể nhận biết người mắc hội chứng Munchausen qua:
- Cơ thể đầy vết sẹo, có thể sẹo sau phẫu thuật hoặc tự mình gây ra tổn thương sau đó để lại
- Thiếu sự tự tin và không thấu hiểu bản thân.
- Lịch sử bệnh án không đồng nhất với tình trạng sức khỏe của người bệnh.
- Hiểu biết sâu rộng về các bệnh tình, bệnh viện và thuật ngữ y học.
- Chỉ thể hiện các triệu chứng bệnh khi có người khác ở gần.
- Xuất hiện thêm nhiều triệu chứng sau khi kết quả các xét nghiệm cho thấy không có vấn đề gì.
- Bệnh có thể tái phát ngay sau khi có dấu hiệu cải thiện và điều này thường xảy ra.
- Sẵn lòng, háo hức tham gia các xét nghiệm y tế, ca phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác.
- Thường xuyên đi khám tại nhiều bệnh viện, phòng khám và thậm chí là ở các tỉnh khác nhau.
- Miễn cưỡng khi có yêu cầu gặp hoặc trò chuyện với gia đình, bạn bè hoặc các bác sĩ đã điều trị cho trước đây.
- Có các triệu chứng không rõ ràng, khó kiểm soát và thường trở nên nghiêm trọng hơn hoặc biến đổi sau khi bắt đầu điều trị.
Các dấu hiệu trên có thể không xuất hiện thường xuyên hoặc trong thời gian ngắn, hội chứng Munchausen là một tình trạng mãn tính và khó điều trị.
Các phương pháp điều trị hội chứng Munchausen
Việc điều trị hội chứng Munchausen khá khó khăn vì hầu hết những bệnh nhân thường không chấp nhận các vấn đề bất thường của họ, cũng không sẵn lòng hợp tác với các phương pháp điều trị. Các biện pháp điều trị thường được xem xét can thiệp bao gồm:
Sử dụng thuốc
Thuốc thường được áp dụng để giảm các triệu chứng thể chất mà người bệnh cố tình tạo ra. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc cũng có thể được khuyến nghị khi bệnh nhân gặp các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu,…
Đến nay vẫn chưa có bất cứ loại thuốc nào có thể điều trị được chứng Munchausen. Tuy nhiên thuốc thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng thể chất mà người bệnh cố tình tạo ra hoặc các rối loạn tâm thần liên quan như trầm cảm, rối loạn lo âu,…
Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần phải có sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ và người nhà. Bởi nếu dùng thuốc kém chất lượng hoặc không đúng cách thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Liệu pháp tâm lý
Trị liệu tâm lý là hình thức tham vấn tâm lý chuyên sâu, cũng được coi là phương pháp chính trong việc điều trị cho người mắc chứng Munchausen. Mục tiêu của phương pháp này là giảm căng thẳng và cải thiện khả năng đối phó, giúp bệnh nhân cải thiện dần các triệu chứng của Munchausen.
Trong buổi đầu tiên, chuyên gia tâm lý sẽ thực hiện một cuộc đánh giá toàn diện với bệnh nhân, bao gồm các yếu tố dẫn đến hội chứng Munchausen. Buổi này thường kéo dài từ 45 đến 50 phút, cho phép bệnh nhân và chuyên gia thiết lập phác đồ điều trị hiệu quả.
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
Tùy vào tình trạng mắc hội chứng Munchausen mà bác sĩ trị liệu sẽ đặt ra mục tiêu và tiến hành các nhiệm vụ trong quá trình trị liệu. Một liệu pháp CBT thường duy trì khoảng 5 – 20 buổi với mỗi buổi có thể kéo dài từ 30 đến 60 phút.
CBT giúp hỗ trợ người bệnh khám phá và thay đổi cách suy nghĩ về cuộc sống của mình, đồng thời giải phóng bản thân khỏi các hành vi tiêu cực. CBT có thể mang lại hiệu quả cao khi được áp dụng cùng phương pháp tâm lý trị liệu, sự kết hợp này giúp kiểm soát thành công các triệu chứng Munchausen ở bệnh nhân.
Hỗ trợ từ gia đình
Hàng ngày, những người mắc hội chứng Munchausen vẫn duy trì mối quan hệ gần gũi với gia đình, và sự hỗ trợ từ gia đình có thể mang lại lợi ích cho họ.
Các thành viên trong gia đình cùng tham gia vào quá trình trị liệu để họ hiểu rõ tâm lý của người bệnh, từ đó có thể chăm sóc và tương tác một cách phù hợp, tránh tình trạng bệnh nhân trở nên tức giận. Ví dụ, cha mẹ có thể nhận ra khi con mình đang giả vờ ốm đau và hạn chế sự quan tâm hoặc giúp đỡ đối với họ.
Hội chứng Munchausen là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây hại cho người bệnh. Nếu mọi người đang đối diện với nguy cơ tự tổn thương hoặc có suy nghĩ như vậy, hãy đến gặp các nhà trị liệu nhờ sự hỗ trợ ngay lập tức để nhận được sự chăm sóc và điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh rối loạn tâm thần ở tuổi già: Cách chăm sóc và điều trị
- Hội chứng uể oải dịp cận Tết (Holiday click-off) và Cách vượt qua
- Hội chứng sợ tắm rửa (Ablutophobia) là gì? Cách vượt qua
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!