Hội chứng sợ không gian hẹp: Nguyên nhân và cách khắc phục
Hội chứng sợ không gian hẹp là một dạng ám ảnh sợ hãi tương đối phổ biến. Những nỗi sợ sẽ bị bao vây trong một không gian khép kín. Người mắc phải hội chứng này sẽ có nỗi sợ với một số tình huống như sợ xe lửa, thang máy, khoang máy bay,…
Hội chứng sợ không gian hẹp là gì?
Hội chứng sợ không gian hẹp là một dạng của rối loạn lo âu còn được gọi là Claustrophobia. Cụm từ này có nguồn gốc từ từ claustrum, trong tiếng Latinh sẽ được hiểu là một nơi kín mít và từ phobos có nghĩa là sợ hãi. Những đối tượng mắc phải hội chứng này thường sẽ cố gắng để né tránh và thoát ra khỏi các khoảng không gian chật hẹp. Bên cạnh đó họ cũng sẽ tìm cách để tránh đối mặt với các tình huống gây hoảng sợ và lo lắng cho họ. . Theo thống kê nhận thấy thì có khoảng 5% người Mỹ và 10% người Anh có khả năng mắc phải hội chứng này.
Hội chứng này sẽ gây ra những cản trở nhất định đối với từng người bệnh. Trong đó nỗi sợ hãi vô cớ về các tình huống, sự việc không có lối thoát hay bị khép kín có thể làm cho người bệnh xuất hiện các cơn hoảng loạn dữ dội. Họ có thể lựa chọn đi thang bộ thay cho thang máy, ngay cả khi nơi cần đến ở tầng rất cao. Theo Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê 5 (DSM-5) thì nó được xác định là một chứng ám ảnh cụ thể.
Một số yếu tố có thể làm kích hoạt nỗi sợ này đó chính là việc ở trong một căn phòng nhỏ không có cửa sổ, bên trong thang máy, ở trên máy bay,…Vài trường hợp còn cho biết rằng họ cảm thấy khó chịu và sợ hãi khi phải mặc các trang phục kín cổ. Mức độ sợ hãi ở mỗi người sẽ khác nhau và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt nếu không kịp thời phát hiện và can thiệp đúng cách.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ không gian hẹp
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định được chính xác về nguyên nhân gây ra hội chứng sợ không gian hẹp. Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng những tác nhân từ môi trường có thể gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe tinh thần của mỗi người. Thông thường thì những nỗi sợ hãi sẽ bắt đầu khởi phát từ khi còn thơ ấu hoặc trong giai đoạn đang dậy thì.
Bên cạnh đó, chứng bệnh này còn có thể liên quan đến tình trạng hạch hạnh nhân bên trong não bộ gặp phải một số vấn đề khiến cho việc kiểm soát quá trình quản lý nỗi sợ bị cản trở. Hoặc một số biến cố có thể gây nên chứng sợ không gian hẹp như:
- Đã từng bị kẹt lại trong phương tiện công cộng nào đó.
- Tuổi thơ từng bị phạt bằng cách phải ở trong một không gian kín như phòng ngủ, phòng tắm, nhà kho, …
- Bị rối loạn khi di chuyển bằng máy bay
- Vô tình bị nhốt hoặc kẹt lại trong tủ đồ
- Từng bị kẹt trong một không gian kín với thời gian kéo dài.
Các chuyên gia còn cho biết thêm, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải hội chứng này cao hơn nếu ba mẹ hoặc những thành viên trong gia đình có tiền sử bị bệnh trước đó. Khi trẻ nhỏ thấy người thân của mình sợ hãi hoặc hoảng loạn trước một nơi nào đó, trẻ cũng có xu hướng lo lắng và hoảng sợ theo.
Rất nhiều cảm giác hoặc tình huống khác nhau có thể gây ra được chứng bệnh này. Ngay cả khi chỉ suy nghĩ về một số tình huống nhất định mà không trực tiếp đối mặt với chúng có thể gây ra một số cơn hoảng sợ. Một số yếu tố có thể gây sợ hãi cho người bệnh như: cửa xoay, tàu điện ngầm, thang máy, đường hầm, nhà rửa xe, máy bay, nhà vệ sinh công cộng, phòng thay đồ của các shop quần áo,….
Dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ không gian hẹp
Thông thường, các triệu chứng của hội chứng sợ không gian hẹp sẽ xuất hiện sau khi người bệnh gặp phải một nguyên nhân kích thích nào đó. Sợ hãi là một trong các biểu hiện đặc trưng của người bệnh. Nếu cảm thấy lo lắng, hoảng sợ trong khoảng 6 tháng về việc phải ở trong một không gian kín chật hẹp nào đó thì có khả năng bạn đang mắc phải chứng bệnh này.
Bên cạnh nỗi lo sợ, hoảng loạn thì người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác. Cụ thể như:
- Hụt hơi
- Run sợ
- Người ra nhiều mồ hôi
- Cảm giác buồn nôn
- Tim đập loạn nhịp
- Cảm thấy hoảng sợ tột độ
- Cơ thể trở nên yếu ớt, người lâng lâng
- Đau ngực, tức ngực
- Nóng ran
- Bị mất phương hướng, cảm thấy bối rối.
- Nhịp thở tăng nhanh, thở gấp.
Người bệnh luôn cố gắng để có thể tránh né việc phải ở trong một không gian chật hẹp và đông đúc. Thông thường họ sẽ luôn tìm kiếm lối ra khi mới vừa bước vào một không gian nào đó. Luôn có xu hướng muốn đứng gần lối ra vì lo sợ cửa sẽ đóng lại bất cứ lúc nào.
Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011 cho biết rằng, những đối tượng mắc phải hội chứng sợ không gian hẹp sẽ có cảm nhận không gian “gần” lớn hơn so với xung quanh cơ thể của họ. Họ sẽ có khả năng cảm thấy ngột ngạt, chật chội khi không gian đó bị phá vỡ. Ví dụ như nếu không gian cá nhân của người bệnh là 10 mét và những người xung quanh đang đứng cách họ 6 mét thì họ có thể trở nên hoảng sợ và lo lắng.
Cách chẩn đoán hội chứng sợ không gian hẹp
Nếu các dấu hiệu của bệnh cứ kéo dài dai dẳng và không thể khắc phục được thì bạn nên tiến hành thăm khám để chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của bản thân. Tuyệt đối không nên cố chịu đựng và kéo dài thời gian điều trị bởi nếu bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng sẽ gây cản trở rất lớn đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày và khiến cho quá trình kiểm soát bệnh gặp nhiều khó khăn hơn.
Nếu nghi ngờ bạn đang mắc phải hội chứng sợ không gian hẹp thì các bác sĩ sẽ tiến hành xem xét các dấu hiệu của bạn và yêu cầu bạn thực hiện một số kiểm tra về thể chất. Để hỗ trợ tốt cho quá trình chẩn đoán, người bệnh cũng cần phải cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về bệnh sử của mình. Bơi các bác sĩ cũng sẽ tính đến tiền sử sợ hãi quá mức của bạn như:
- Không liên quan đến những rối loạn khác.
- Gây nên các cuộc tấn công lo lắng, hoảng sợ có liên quan đến môi trường.
- Có khả năng liên quan đến biến cố xảy ra trong quá khứ.
- Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
- Có thể làm xuất hiện các cơn hoảng sợ, lo lắng quá mức khi bạn đối diện với một tình huống cụ thể nào đó.
- Luôn cố gắng tránh né, gặp gỡ các tình huống có liên quan đến không gian hẹp.
Có thể bạn quan tâm: Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism): Bí kíp cho cuộc sống hạnh phúc
Phương pháp điều trị hội chứng sợ không gian hẹp
Thông thường, hội chứng sợ không gian hẹp sẽ được ưu tiên điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Bằng những hình thức tư vấn khác nhau mà người bệnh có thể sớm vượt qua được những nỗi sợ hãi của mình. Đồng thời họ cũng sẽ quản lý tốt được các tác nhân gây ra những cơn hoảng loạn. Tốt nhất người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ để có thể cân nhắc về liệu pháp điều trị phù hợp nhất.
Quá trình khắc phục chứng sợ không gian hẹp có thể được áp dụng một số biện pháp như:
1. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
Liệu pháp nhận thức hành vi còn có tên gọi là Cognitive Behavioral Therapy (CBT) là một liệu pháp giúp người bệnh có thể kiểm soát và điều chỉnh tốt các suy nghĩ tiêu cực, sai lệch của mình khi phải đối diện với những tác nhân gây sợ hãi. Với những kỹ thuật chuyên môn của mình mà nhà trị liệu sẽ giúp bạn thay đổi cách nhìn nhận và suy nghĩ của bản thân. Nếu có thể kiểm soát tốt những suy nghĩ này sẽ giúp bạn điều chỉnh được các hành vi của bản thân, nhờ đó khắc phục tốt chứng sợ hãi khi ở không gian kín.
2. Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý
Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý còn có tên tiếng anh là Rational Emotive Behavioral Therapy (REBT) là liệu pháp hữu hiệu có thể giúp người bệnh định hướng lại hành vi của mình. Đây là một dạng thuộc liệu pháp nhận thức hành vi tập trung chủ yếu vào việc tìm ra các hành vi, thái độ, cảm xúc không lành mạnh. Các nhà trị liệu sẽ sử dụng kỹ thuật thách thức những niềm tin sai lệch và tạo cho bệnh nhân những niềm tin hợp lý và tích cực hơn.
3. Thư giãn và hình dung
Khi bạn ở trong một tình huống ngột ngạt, chật hẹp thì các nhà trị liệu có thể sẽ đưa ra một số kỹ thuật thư giãn và hình dung riêng cho mỗi người. Các bài tập có thể bao gồm việc hình dung ra một không gian an toàn hoặc đếm ngược từ 10. Các kỹ thuật này sẽ giúp người bệnh dần xoa dịu được thần kinh và thuyên giảm tốt các cơn hoảng sợ.
4. Liệu pháp tiếp xúc
Thông thường, liệu pháp tiếp xúc sẽ được ưu tiên áp dụng cho các trường hợp bị rối loạn ám ảnh hay hoặc rối loạn lo âu. Khi sử dụng liệu pháp này, người bệnh sẽ được trong một tình huống không nguy hiểm nhưng gây ra chứng sợ hãi. Trước sự sợ hãi và hoảng loạn đó bản phải trực tiếp đối mặt và cố gắng vượt qua chúng. Cũng bởi các nhà trị liệu cho rằng, việc bạn thường xuyên tiếp xúc với những điều khiến bạn lo sợ thì bạn sẽ có xu hướng ít sợ nó hơn.
5. Sử dụng thuốc kê toa
Đối với một số trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ được cân nhắc để kê đơn thuốc với những loại thuốc chống lo âu, chống trầm cảm. Việc sử dụng các loại thuốc này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các cơn hoảng sợ, lo lắng, đồng thời làm thuyên giảm các triệu chứng về thể chất. Thường thì việc sử dụng thuốc sẽ được áp dụng song song với quá trình trị liệu tâm lý.
Cách kiểm soát hội chứng sợ không gian hẹp
Xu hướng của những người mắc phải hội chứng sợ không gian hẹp đó chính là tránh tiếp xúc và đến những nơi có thể làm bệnh bộc phát. Tuy nhiên đây không phải là một cách hữu hiệu bởi bạn không thể cứ tránh né bệnh suốt đời. Do đó, để kiểm soát tốt các cơn hoảng sợ này, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
- Chuyển sự tập trung, chú ý sang một thứ khác mà bạn cảm thấy thoải mái và an toàn hơn, ví dụ như đồng hồ đeo tay, nhẫn, điện thoại.
- Hít thở từ từ và sâu, đếm đến 3 trong mỗi nhịp thở.
- Thách thức nỗi sợ của bản thân bằng cách thường xuyên và liên tục nhắc nhở chính mình rằng nỗi sợ đó là vô lý, các không gian hẹp không mang tính chất nguy hiểm.
- Tự nhủ rằng các cơn lo lắng, hoảng sợ sẽ dần qua đi.
- Tập trung và hình dung về một khoảnh khắc, địa điểm nào đó mà bạn cảm thấy bình yên.
Bạn không cần phải cố gắng tỏ ra mạnh mẽ và can đảm khi phải đối diện mới những nỗi sợ hãi. Bạn cần biết rằng ai cũng có điểm yếu và nỗi sợ của riêng mình, vì thế chứng sợ không gian hẹp không phải là một điều đáng xấu hổ và hoàn toàn có thể khắc phục tốt.
Có thể bạn quan tâm
- Hội chứng ám ảnh tình yêu: Nguyên nhân, biểu hiện và hướng điều trị
- Hội chứng sợ bị người khác nhìn: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Hội chứng sợ phụ nữ đẹp (caligynephobia) làm sao hết?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!