Hội chứng sợ bị người khác nhìn: Nguyên nhân và cách khắc phục
Nếu bạn luôn bị ám ảnh, sợ hãi, trở nên hoảng loạn vì cho rằng đang có những ánh mắt hướng về phía mình, rất có thể bạn đang mắc hội chứng sợ bị người khác nhìn.
Hội chứng sợ bị người khác nhìn là gì?
Hội chứng sợ bị người khác nhìn có tên khoa học là Scopophobia, hoặc Ophthalmophobia. Triệu chứng điển hình là cảm giác sợ hãi khi có ai đó nhìn chằm chằm vào mình.
Scopophobia thuộc nhóm rối loạn lo âu và được xếp vào loại ám ảnh xã hội. Người bệnh không chỉ sợ khi người khác nhìn vào mình, mà còn bị ám ảnh rằng mọi người đang nhìn, đang chỉ trỏ về bản thân.
Hày hết chúng ta đều không tự tin hay thoải mái khi bị nhìn chằm chằm, kể cả khi đã quen. Cảm giác này thường chỉ dừng ở mức độ khó chịu, hoặc đôi khi là tức giận.
Tuy nhiên cảm xúc của bệnh nhân Scopophobia lại là sự sợ hãi, hoảng loạn, tìm cách né tránh. Kể cả khi không có ai nhìn họ, người bệnh vẫn luôn bị ý nghĩ này ám ảnh.
Hội chứng sợ bị người khác nhìn thường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, tinh thần của người bệnh nên cần kiểm soát càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Hội chứng sợ đám đông: Nguyên nhân và cách khắc phục
Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác nhìn
Các triệu chứng Scopophobia có thể khác nhau tùy theo đối tượng và tình trạng bệnh. Tuy nhiên, các biểu hiện có thể tăng dần theo thời gian.
Những dấu hiệu điển hình của Scopophobia bao gồm:
- Cố gắng tránh nhé những nơi đông người vì lo sợ người khác nhìn mình
- Không thể đứng trước đám đông, không thể thuyết trình
- Cảm giác xấu hổ và tội lỗi luôn thường trực
- Khi giao tiếp sẽ tránh việc nhìn vào mắt của người khác
- Cúi gằm mặt, hoặc nhìn một vật bất kỳ để tránh nhìn vào mắt người khác
- Cảm giác tự ghê tởm chính mình có thể gặp ở một số trường hợp
- Lo lắng, sợ hãi đến mức chỉ muốn chạy trốn ngay lập tức
- Có thể ngất xỉu nếu kích thích quá lớn
Khi thấy người khác nhìn mình, hoặc cảm nhận được điều đó, người bệnh sẽ có những triệu chứng thể chất như:
- Khó thở
- Tim đập nhanh
- Căng thẳng, hoảng sợ
- Khô miệng
- Thở nông
- Run rẩy
- Đổ mồ hôi lạnh
- Choáng váng, mất tỉnh táo
Ngoài ra, bệnh nhân thường kèm theo hội chứng erythrophobia – đặc trưng bởi sự đỏ mặt một cách thái quá. Tình trạng đỏ mặt không phải do ngại ngùng mà là do sự sợ hãi.
Nguyên nhân của hội chứng sợ người khác nhìn
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân bệnh thường bắt nguồn từ các vấn đề thời thơ ấu. Những trải nghiệm tiêu cực khiến họ phải sợ hãi ánh nhìn từ những người xung quanh.
- Bị bạn bè chế giễu, chê bai về ngoại hình, năng lực, quần áo, địa vị..
- Bị cha mẹ trách mắng hằng ngày về vấn đề học lực
- Luôn bị đem ra so sánh với những người xung quanh
- Là nạn nhân của những trò đùa tiêu cực, bị đem ra giễu cợt, bị cô lập
- Người từng bị tai nạn có thương tích nặng
- Người có dị tật bẩm sinh
Nỗi sợ người khác nhìn có thể bắt nguồn từ sự xấu hổ, không tự tin với chính mình. Họ sợ bị mọi người đánh giá nên mới trốn tránh.
Đặc biệt, những người tâm lý yếu, hay người có đời sống nội tâm cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Họ thường có suy nghĩ tiêu cực, cho rằng mình không được tôn trọng, và bị đàm tiếu.
Thay đổi cuộc sống đột ngột cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh. Một người từ giàu thành nghèo có thể lo lắng, sợ hãi khi bị người khác nhìn do sợ bị dè bỉu, đánh giá.
Hội chứng sợ người khác nhìn cũng có thể xuất phát từ những bệnh lý tâm thần như tự kỷ, động kinh, hội chứng Tourette,… Người bệnh cũng có xu hướng né tránh ánh mắt người khác.
Scopophobia và những ảnh hưởng đến đời sống
Bất cứ ai cũng có thể lo lắng khi thấy có người khác đang nhìn mình. Đặc biệt là những người có đời sống nội tâm khép kín, ít giao tiếp với bên ngoài, hay trẻ trong lứa tuổi thanh thiếu niên.
Tuy nhiên nếu các triệu chứng lo sợ, căng thẳng, hoảng loạn diễn ra thường xuyên, ngay cả với những trường hợp thông thường thì rất có thể đây là bệnh lý, cần sớm có biện pháp can thiệp điều trị phù hợp.
Người mắc hội chứng sợ bị người khác nhìn ngày càng trở nên cô lập, khép mình lại. Họ thường ở trong nhà để tránh phải giao tiếp với người khác, và tránh để ai nhìn thấy mình.
Họ thường từ chối đi đến những nơi mà họ không biết, gặp gỡ những người mà họ không quen. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và các mối quan hệ xung quanh của người bệnh.
Khi không được ai thấu hiểu, không có người chia sẻ áp lực, người bệnh rất dễ dẫn đến nguy cơ trầm cảm, cùng rất nhiều hệ lụy nguy hiểm khác.
Ngoài ra, họ cũng mất nhiều cơ hội việc làm do khó giao tiếp, khó tạo lập mối quan hệ với đồng nghiệp và khách hàng. Điều này ảnh hưởng đến sự thăng tiến và thành công trong cuộc sống.
Hướng điều trị hội chứng sợ bị người khác nhìn
Việc điều trị hội chứng sợ người khác nhìn cần phải được can thiệp và điều trị càng sớm càng tốt để tránh các hệ lụy xấu có thể xuất hiện.
1. Điều trị bằng thuốc
Tương tự như các vấn đề tâm lý khác, thuốc không giúp điều trị tận gốc bệnh lý này, mà chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng. Sử dụng thuốc giúp ổn định tinh thần, giảm bớt sự lo lắng, sợ hãi cho người bệnh.
Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm lo âu, thuốc an thần để ổn định tình trạng người bệnh. Tuy nhiên, điều trị băng thuốc cần kết hợp phương pháp khác để có hiệu quả.
Người bệnh cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc. Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ. Nếu tác dụng phụ nghiêm trọng, bệnh nhân cần báo ngay để được hướng dẫn giải quyết.
Việc điều trị có thể kéo dài tùy theo từng tình trạng và mức độ của bệnh nhân. Gia đình tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt.
2. Trị liệu tâm lý
Tâm lý trị liệu là biện pháp giúp bệnh nhân khắc phục nỗi sợ hãi hiệu quả. Nhà trị liệu sẽ kết nối với bệnh nhân để hiểu rõ nguồn gốc của nỗi sợ, và tìm cách giải tỏa ám ảnh.
Nhà trị liệu cần giúp bệnh nhân loại bỏ được sự tự ti, xấu hổ, tội lỗi đã choán lấy tiềm thức. Chuyên gia có thể làm được điều này bằng liệu pháp tiếp xúc, và liệu pháp nhận thức-hành vi.
Liệu pháp nhận thức- hành vi giúp bệnh nhân hiểu được vấn đề của mình. Từ đó họ trở nên tự tin hơn, và dần học được cách bình tĩnh với ánh nhìn từ những người xung quanh.
Chuyên gia tâm lý cần tạo được sự tin tưởng bệnh nhân, giúp bệnh nhân hiểu được giá trị của bản thân. Nhờ đó, họ thay đổi thái độ với thực tại, và cố gắng trở nên tích cực hơn.
Với liệu pháp tiếp xúc, nhà trị liệu sẽ để bệnh nhân trải nghiệm nhìn vào mắt người khác, và để người khác nhìn. Bắt đầu với 1 người, 2 người, và dần dần tăng lên nhiều người hơn.
Khi nỗi sợ được diễn ra thường xuyên, nó sẽ dần giảm bớt và biến mất. Bệnh nhân có thể nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường.
Để tăng cường hiệu quả điều trị, người bệnh nên sớm tìm đến các trung tâm tâm lý trị liệu uy tín để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
3. Cách biện pháp hỗ trợ khác
Bên cạnh việc dùng thuốc và trị liệu tâm lý, các biện pháp hỗ trợ tại nhà cũng hỗ trợ việc điều trị hiệu quả. Dưới đây là những điều người bệnh nên làm.
- Tập thiền và yoga sẽ giúp bình ổn tâm lý, nâng cao tinh thần, loại bỏ năng lượng tiêu cực
- Lấy quá khứ làm động lực để phát triển
- Có niềm tin vào bản thân, tin vào giá trị tuyệt vời vào chính mình
- Tập hít thở sâu giúp bản thân bình tĩnh, tự tin hơn
- Nhắc nhở bản thân rằng điều tươi đẹp đang chờ đợi
- Chia sẻ với người thân, bạn bè để được hỗ trợ
- Nên tham gia vào các hoạt động cộng đồng, chương trình tình nguyện để tăng tính tương tác xã hội
- Thư giãn đầu óc và cơ thể, không nên để bản thân căng thẳng
- Không nên để bản thân liên tục rơi vào tình trạng lo lắng, tự ti
- Trao đổi và duy trì thăm khám với nhà trị liệu thường xuyên cho đến khi bạn thân hoàn toàn ổn
Hội chứng sợ bị người khác nhìn gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống nên cần giải quyết càng sớm càng tốt.
Mỗi người nên quan tâm đến sức khỏe tinh thần hơn. Hãy chú trao đổi với bác sĩ tâm lý từ sớm để giải quyết những khó khăn trong tâm trí, tránh những hệ lụy xấu có thể xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm
- Sợ (Ngại) Giao Tiếp Xã Hội: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Khắc Phục
- 8 Cách Giúp Bạn Vượt Qua Cảm Giác Bị Quê Trước Lớp
- Miệt thị ngoại hình (Body Shaming) là gì? Ảnh hưởng như thế nào?
- Mặc Cảm Về Ngoại Hình (Hội Chứng Sợ Xấu) Và Cách Vượt Qua
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!