Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism): Bí kíp cho cuộc sống hạnh phúc
Chủ nghĩa khắc kỷ được sinh ra để khuyến khích con người tương tác với nhau bằng lòng trắc ẩn và sự hiểu biết. Nó tạo nên sự kết nối sâu sắc giữa người với người, nuôi dưỡng sự đồng cảm, cuối cùng góp phần mang lại một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn hơn.
Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) là gì?
Chủ nghĩa khắc kỷ (tiếng Anh gọi là Stoicism) là một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại có triết lý sống tối đa hóa những cảm xúc tích cực, kiểm soát nỗi đau và giúp các cá nhân trau dồi đức tính của mình.
Stoicism không phải là một triết lý theo chủ nghĩa cá nhân. Nó tập trung vào trách nhiệm xã hội bằng việc yêu thương những người xung quanh, hình thành các mối quan hệ đạo đức và giúp đỡ người khác.
Người theo chủ nghĩa khắc kỷ sẽ biết cách điều tiết cảm xúc, suy nghĩ của mình sao cho hòa hợp với mọi hoàn cảnh tự nhiên nhất. Họ không bắt ép bản thân phải luôn vui vẻ nhưng cũng không để buồn đau lấn át. Bên cạnh đó người khắc kỷ còn biết đối xử với mọi thứ một cách công tâm, không thiên vị hay cảm tính và dung túng.
Đặc trưng của chủ nghĩa khắc kỷ
Các nguyên tắc chỉ đạo hay các giá trị đạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ có thể được chắt lọc thành:
4 đức tính của chủ nghĩa khắc kỷ
- Trí tuệ được chia thành ý thức tốt, tính toán tốt, sự nhanh trí, thận trọng và tháo vát.
- Lòng can đảm được chia thành sức chịu đựng, sự tự tin, tinh thần cao thượng, vui vẻ và cần cù.
- Sự tiết độ được chia thành kỷ luật tốt, đoan trang, khiêm tốn và tự chủ.
- Công lý được chia thành lòng đạo đức, sự trung thực, công bằng và đối xử công bằng.
Khi dành thời gian để suy ngẫm và trân trọng những đức tính này, chúng ta không chỉ xây dựng đạo đức cho riêng mình mà còn khám phá sức mạnh vượt qua thăng trầm của cuộc sống.
2 điều cốt lõi của chủ nghĩa khắc kỷ
- Tập hợp các giá trị đạo đức giúp con người đạt đến trạng thái hạnh phúc, kiên cường và an tâm khi làm điều tốt. Những nguyên tắc này giúp bản thân tránh được cảm giác tội lỗi, giận dữ, ghen tị, hận thù và cảm xúc tiêu cực khác thông qua việc tránh xa cái ác.
- Là một tập hợp các phương pháp dạy chúng ta giảm bớt căng thẳng và cảm xúc tiêu cực bằng cách trau dồi khả năng tự nhận thức, kỷ luật, trí tuệ và lý trí. Nó cũng khuyến khích chúng ta hòa mình với thiên nhiên.
Khi con người xây dựng những đức tính và điều cốt lõi của khắc kỷ vào tính cách của mình, bản thân có thể trở thành những người tốt hơn và trở nên kiên cường hơn. Điều đó sẽ trực tiếp dẫn đến hạnh phúc và cuộc sống mãn nguyện.
Ý nghĩa cuộc sống hạnh phúc theo chủ nghĩa khắc kỷ
Trong tư duy Stoicism, hạnh phúc không phụ thuộc vào vật chất hay danh tiếng, mà thay vào đó nó dựa vào việc kiểm soát cảm xúc và hành động của bản thân. Điều này thường đạt được thông qua việc phát triển sự tự chủ và kiên nhẫn.
Trọng tâm của chủ nghĩa khắc kỷ là niềm tin rằng hạnh phúc thực sự chỉ có thể được tìm thấy bên trong chúng ta. Đối với những người theo chủ nghĩa khắc kỷ, con đường thực tế dẫn đến hạnh phúc dựa trên một số nguyên tắc cốt lõi:
- Khả năng nhìn nhận bản thân, thế giới và con người một cách khách quan và chấp nhận bản chất vốn có.
- Kỷ luật để ngăn chặn bản thân khỏi bị kiểm soát bởi ham muốn hoặc sợ hãi, đau đớn, đau khổ.
- Phân biệt và hành động giữa những điều nằm trong khả năng và những điều gì không thể.
Chủ nghĩa khắc kỷ dạy con người rằng sức mạnh tìm kiếm hạnh phúc nằm ở những lựa chọn và thái độ của bản thân. Thông qua việc thực hành chánh niệm và tự suy ngẫm, chúng ta học cách nhận biết, thách thức những niềm tin, nỗi sợ hãi cũng như mong muốn phi lý của mình.
Khi làm như vậy, bản thân có khả năng vượt qua những thách thức trong cuộc sống bằng sự kiên cường và điềm tĩnh. Ngược lại, sự dũng cảm bên trong cho ta quyền tự do điều hướng thế giới đạt được sự chính trực, không bị lay chuyển bởi hoàn cảnh.
Chủ nghĩa khắc kỷ khuyến khích sự tương tác thế giới cũng như đồng loại với lòng trắc ẩn và sự hiểu biết. Điều này tạo nên sự kết nối sâu sắc hơn với những người khác, nuôi dưỡng sự đồng cảm, cuối cùng góp phần mang lại một cuộc sống ý nghĩa và trọn vẹn hơn.
Chủ nghĩa khắc kỷ – Bí kíp cho cuộc sống hạnh phúc
Về bản chất, chủ nghĩa khắc kỷ khiến chúng ta tham gia hành trình khám phá bản thân và phát triển cá nhân, cung cấp những công cụ để rèn luyện con đường riêng hướng tới một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc.
1. Tận dụng thế mạnh bản thân
Những nhà khắc kỷ không cho rằng phải thay đổi bản thân hoàn toàn mới đạt được một cuộc sống chất lượng. Họ tin vào việc tận dụng những thế mạnh và khả năng đặc biệt sẵn có của bản thân như tính cách, sở trường và kỹ năng chuyên môn. Sau đó tập trung vào những điều trên và quá trình phát triển chúng.
2. Không lãng phí thời gian
Nhà triết gia Seneca thời La Mã đã từng đưa ra lời khuyên là hãy sử dụng thời gian khôn ngoan hơn, bởi không gì xảy đến với một người khôn ngoan mà trái với dự định của họ cả.
Ví dụ, luôn tập trung vào một mục tiêu cụ thể mà bản thân đang cố gắng hướng tới và lên kế hoạch chi tiết để đạt được nó. Những việc quan trọng và có ý nghĩa cần được ưu tiên thực hiện trước, những việc không quan trọng hoặc không cần thiết cần được loại bỏ hoặc trì hoãn.
Đừng khiến cho những tình huống, biến cố, cơ hội hay hành vi nào ảnh hưởng và chi phối cuộc sống của mình. Hãy dành thời gian cho những người thân yêu để thấy cuộc sống tốt đẹp và tích cực hơn.
3. Trị liệu tâm lý
Nhà nghiên cứu Jules Evans nhận ra triết học cổ đại vốn là một hình thức trị liệu tâm lý. Các trục trặc cảm xúc của bản thân được Jules nhìn nhận là xuất phát từ hành động tập trung quá mức vào việc có được sự công nhận và tán thành của người khác hay không, tức chú trọng vào những điều không quan trọng.
Việc tham gia nhóm trị liệu bằng liệu pháp CBT, vốn có nguồn gốc từ triết học khắc kỷ có thể giúp ích để vượt qua được chứng hoảng loạn và kiểm soát tốt hơn các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu.
4. Tính tự giác và kỷ luật
Thí nghiệm Marshmallow ở Đại học Stanford cho thấy, khi bạn ưu tiên những công việc không mang lại thỏa mãn tinh thần tức thời, khả năng thành công trong nhiều lĩnh vực cuộc sống sẽ tăng lên. Ví dụ, nếu bạn muốn xem một bộ phim, hãy chờ sau khi hoàn thành xong những công việc đã được lên kế hoạch trước đó.
Sống là phải có nguyên tắc và tính kỷ luật. Chúng giúp ta ngày càng phát triển và hoàn thiện bản thân, trở thành người có trách nhiệm, có ích cho xã hội. Nhờ đó bản thân có thể vượt qua thử thách của cuộc sống một cách bình tĩnh và vững vàng.
5. Vận động thể chất
Seneca – triết gia thuộc trường phái khắc kỷ từng chia sẻ bí quyết giảm stress rằng hãy hít một hơi thật sâu và đi dạo xung quanh khi cảm giác giận dữ mất kiểm soát lần đầu trỗi dậy. Ông cũng chia sẻ thêm rằng việc vận động thể chất thường xuyên rất có ích để giảm stress, giữ cho vóc dáng thon thả và giúp xoa dịu tâm trí.
Các chuyên gia tâm lý học của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ – APA đều có cùng kết luận trên. Họ khuyến khích mọi người thực hiện kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu và một số bài tập không tốn nhiều sức lực như yoga để giảm căng thẳng.
6. Chấp nhận với điều không mong muốn
Để trở thành một người khắc kỷ, đòi hỏi con người phải biết chấp nhận những điều không như ý đang xảy ra và không thể kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống. Vậy nên, điều quan trọng nhất là phải tích cực khi phải đối mặt với điều không mong muốn trong cuộc sống. Chúng ta cần biết tiết chế cảm xúc, bình tĩnh chấp nhận những điều không thể thay đổi và luôn hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Trên thực tế, chủ nghĩa khắc kỷ chứa đựng những bài học từ cách giảm căng thẳng cho đến cách chúng ta đối xử với nhau. Thông qua việc học cách chấp nhận những gì con người không thể kiểm soát, sống phù hợp với quy luật của tự nhiên, sử dụng trí tuệ và lý trí để quyết định, chúng ta có thể đi theo con đường dẫn đến hạnh phúc.
Có thể bạn quan tâm
- Hậu quả của bệnh ái kỷ chớ nên xem thường và cách khắc phục
- Thái nhân cách (Psychopathy): Biểu hiện và Cách điều trị
- Rối loạn hoang tưởng tự cao (Bệnh vĩ cuồng): Biểu hiện & khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!