Huyết áp thấp có gây mất ngủ không? Điều cần biết

Có thể dễ dàng nhận thấy những người bệnh huyết áp thấp sẽ khó có được một giấc ngủ trọn vẹn và đảm bảo về mặt chất lượng và số lượng. Do đó, nhiều người cũng thắc mắc rằng “Vậy bệnh huyết áp thấp có gây mất ngủ không?”.

Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?
Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp hay hạ huyết áp (hypotension) là tình trạng khi huyết áp trong cơ thể thấp hơn mức bình thường. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), huyết áp thấp thường được định nghĩa khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg. Trong đó, số trên (huyết áp tâm thu) dưới 90 mmHg và số dưới (huyết áp tâm trương) dưới 60 mmHg.

Các dấu hiệu của huyết áp thấp bao gồm:

  • Chóng mặt, choáng váng: Đây là dấu hiệu phổ biến, đặc biệt khi đứng dậy quá nhanh sau khi ngồi hoặc nằm.
  • Ngất xỉu: Người bị huyết áp thấp có thể cảm thấy ngất hoặc thậm chí ngất hẳn do lượng máu và oxy không đủ để cung cấp cho não.
  • Mờ mắt: Nhìn không rõ, cảm giác nhòe hoặc nhìn mờ là dấu hiệu khác do máu lưu thông không ổn định đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
  • Mệt mỏi: Cơ thể thiếu năng lượng, cảm thấy kiệt sức hoặc mệt mỏi không rõ lý do.
  • Buồn nôn: Hệ tiêu hóa của người huyết áp thấp có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến cảm giác buồn nôn hoặc khó chịu.
  • Nhịp tim nhanh, không đều: Ở người huyết áp thấp, tim có thể đập nhanh hơn bình thường để cố gắng bù đắp lượng máu lưu thông kém.
  • Da lạnh, nhợt nhạt: Huyết áp thấp có thể làm cho da bị lạnh và nhợt nhạt, đặc biệt là ở tứ chi.

Huyết áp thấp có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm mất nước, vấn đề tim mạch, rối loạn hormone, hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Một số người có huyết áp thấp mà không có triệu chứng và vẫn khỏe mạnh, trong khi những người khác có thể cần điều trị nếu triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?

Mất ngủ là hiện tượng khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc, thường xuyên gặp nhiều ác mộng, giật mình tỉnh giấc nửa đêm và rất khó để ngủ lại. Trên thực tế thì tình trạng mất ngủ là một triệu chứng chứ không được xem là một loại bệnh.

Mất ngủ có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bệnh huyết áp thấp cũng có thể khiến cho người bệnh bị mất ngủ kéo dài. Bởi huyết áp chính là áp lực máu tác động lên thành động mạch. Khi huyết áp giảm hoặc gia tăng cũng sẽ gây ra một số triệu chứng bất thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có giấc ngủ.

Huyết áp thấp gây mất ngủ
Huyết áp thấp cũng là một trong các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mất ngủ

Ở những người bình thường thì mức huyết áp ổn định sẽ nằm ở mức 120/80mmHg. Tuy nhiên, khi cơ thể bị hạ huyết áp thì còn số này sẽ giảm còn khoảng 90/60mmHg. Tình trạng huyết áp thấp có thể xuất hiện bởi sự thay đổi và giảm nhanh sức ép của máu lên trên thành động mạch. Từ đó sẽ làm cho chức năng co bóp của tim mạch trong tuần hoàn bị suy giảm và yếu đi. Điều này cũng sẽ khiến cho lưu lượng máu và oxy không thể cung cấp đủ cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là các tế bào não.

Theo các chuyên gia cho biết, huyết áp của con người sẽ thường xuyên thay đổi theo từng thời điểm trong ngày. Thông thường, huyết áp sẽ giảm khi trời về đêm, lúc này nếu các đối tượng có kèm thêm một số bệnh lý khác sẽ làm gia tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây cũng chính là lý do giải thích là tình trạng huyết áp thấp gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm.

Tóm lại, huyết áp thấp có thể gây ra mất ngủ do:

  • Thiếu máu lên não: Khi bị huyết áp thấp, lượng máu và oxy cung cấp cho não có thể bị giảm, dẫn đến cảm giác chóng mặt, đau đầu, thiếu tỉnh táo. Những triệu chứng này thường làm cho người bệnh khó ngủ, ngủ không sâu.
  • Mệt mỏi nhưng không thể ngủ: Huyết áp thấp có thể khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Tuy nhiên, thay vì dễ ngủ, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu, bồn chồn, gây khó ngủ.
  • Hạ huyết áp ban đêm: Một số người có tình trạng huyết áp giảm quá thấp vào ban đêm, làm giảm tuần hoàn máu, gây ra các triệu chứng khó chịu như tỉnh giấc giữa đêm và khó quay lại giấc ngủ.

Đồng thời, khi xuất hiện tình trạng mất ngủ thường xuyên sẽ làm gia tăng triệu chứng bệnh huyết áp thấp, bởi mất ngủ gây:

  • Căng thẳng thần kinh: Mất ngủ, đặc biệt nếu kéo dài, có thể dẫn đến căng thẳng và suy nhược thần kinh, khiến hệ thống thần kinh tự chủ bị rối loạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa huyết áp, gây hạ huyết áp.
  • Rối loạn hormone: Mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến sản xuất các hormone như cortisol và adrenaline, làm giảm khả năng điều chỉnh huyết áp, dẫn đến hạ huyết áp.
  • Mất nước do rối loạn giấc ngủ: Thiếu ngủ, mất ngủ có thể gây mất nước và đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến huyết áp thấp.

Mất ngủ và huyết áp thấp có thể ảnh hưởng lẫn nhau, vì vậy để thoát khỏi cần điều trị đồng thời cả hai triệu chứng này.

Cách khắc phục hiện tượng mất ngủ do huyết áp thấp

Bệnh huyết áp thấp gây mất ngủ sẽ tạo ra nhiều tác động tiêu cực về sức khỏe thể chất và tinh thần. Vấn đề này càng trở nên nặng nề nếu tình trạng huyết áp thấp gây mất ngủ có kèm thêm các bệnh lý khác hoặc xuất hiện ở phụ nữ mang thai, người cao tuổi.

Trước tình trạng trên nếu người bệnh không kịp xử lý và có biện pháp khắc phục sớm sẽ gây nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, nếu tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, trằn trọc không ngủ được do bệnh huyết áp thấp gây ra, bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị sau đây.

1. Điều chỉnh nhịp sinh học

Tuân thủ theo chu kỳ thức ngủ của tự nhiên chính là phương pháp khắc phục tình trạng mất ngủ do huyết áp thấp tốt nhất. Người bệnh nên áp dụng theo các cách sau:

Cách khắc phục mất ngủ do huyết áp thấp gây ra
Nhanh chóng điều chỉnh nhịp sinh học để chất lượng giấc ngủ được cải thiện tốt hơn.
  • Nên tập thói quen ngủ và thức dậy cũng một thời điểm trong ngày. Việc duy trì thực hiện đúng lịch thức ngủ sẽ giúp bạn thiết lập được đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể. Thời gian lâu sẽ giúp cho bạn tự cảm thấy buồn ngủ và thức dậy mà không cần đến báo thức.
  • Hạn chế tình trạng thức quá khuya và không nên ngủ bù vào ngày nghỉ cuối tuần. Tốt nhất bạn nên ngủ sớm trước 23 giờ mỗi ngày và đảm bảo giấc ngủ đủ 7 đến 8 tiếng. Không nên ngủ nướng vào những ngày nghỉ sẽ làm cho quy luật sinh học của cơ thể bị  phá vỡ và khiến cho bạn cảm thấy uể oải hơn. Nếu tính chất công việc hoặc tình huống nào đó khiến bạn phải thức khuya thì nên sắp xếp thời gian ngủ ngắn vào ban ngày để đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
  • Không ngủ vào ban ngày quá nhiều. Tuy một giấc ngủ trưa sẽ giúp bạn nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng để tiếp tục làm việc. Nhưng bạn không nên dành quá nhiều thời gian cho việc ngủ trưa. Tốt nhất chỉ nên ngủ khoảng 15 đến 30 phút để tinh thần được thoải mái hơn.
  • Hạn chế cơn buồn ngủ sau khi ăn chiều hoặc gần tối. Bởi vì nếu bạn ngủ vào thời gian này sẽ làm cho giấc ngủ về đêm trở nên khó khăn hơn.

2. Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục

Trong rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc thường xuyên vận động, tập luyện các bài thể dục thể thao sẽ giúp giấc ngủ được ngon và sâu hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là phương pháp giúp kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh huyết áp thấp gây mất ngủ, ngưng thở khi ngủ.

Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?
Thói quen thường xuyên vận động sẽ giúp cho bạn có được giấc ngủ trọn vẹn

Các chuyên gia cho biết rằng, thói quen tập luyện thể dục sẽ làm gia tăng tốc độ trao đổi chất, nhiệt độ tăng lên và kích thích sản sinh các hormone bên trong cơ thể, điển hình là cortisol. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn thời gian tập luyện phù hợp, tốt nhất là nên vận động ít nhất 3 tiếng trước giấc ngủ. Việc tập luyện ngay sát giờ ngủ sẽ làm cản trở đến quá trình chìm vào giấc ngủ, làm cho tình trạng mất ngủ trở nên  trầm trọng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng không cần phải tập luyện quá nhiều thời gian. Mỗi ngày chỉ cần khoảng 15 đến 30 phút rèn luyện các bài tập đơn giản như đi bộ, yoga, ngồi thiền, thái cực quyền, đạp xe đạp,..cũng sẽ giúp cho chất lượng giấc ngủ được cải thiện. Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe mà bạn nên lựa chọn những bộ môn phù hợp, tránh tập luyện quá sức.

3. Hạn chế ánh sáng làm ảnh hưởng giấc ngủ

Melatonin là một trong các hormone tự nhiên có công dụng kiểm soát bằng các tiếp xúc với ánh sáng, từ đó điều chỉnh được chu kỳ ngủ thức của mỗi người. Thông thường, vào buổi tối, não bộ sẽ tiết ra nhiều Melatonin hơn giúp cho bạn có được cảm giác buồn ngủ. Tuy nhiên, nếu cơ thể tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng sẽ làm cho lượng Melatonin bị hạn chế lại gây nên tình trạng tỉnh táo.

Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?
Hạn chế ánh sáng về đêm sẽ giúp bạn dễ buồn ngủ và ngủ sâu giấc

Vì thế để giúp tình trạng mất ngủ do huyết áp thấp được cải thiện, bạn nên tuân thủ các quy tắc sau:

  • Vào ban ngày bạn nên làm việc với không gian có nhiều ánh sáng hoặc để ánh sáng tự nhiên chiếu vào nhà để gia tăng sự tỉnh táo, giúp bạn tập trung tốt hơn.
  • Trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính,…Những ánh sáng xanh trong các thiết bị này sẽ làm cho não bộ bị kích thích, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ sâu.
  • Nên tắt hết những thiết bị điện khi ngủ vào ban đêm. Sử dụng tường tối màu hoặc rèm cửa để ngăn ánh sáng từ bên ngoài. Bạn cũng có thể sử dụng đồ che mắt để hạn chế ánh sáng tác động.

4. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Tình trạng huyết áp thấp gây mất ngủ có thể trở nên nghiêm trọng nếu bạn có chế độ ăn uống không lành mạnh. Thói quen ăn uống hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là chất lượng giấc ngủ. Để có được một giấc ngủ trọn vẹn, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống như sau:

Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cho tình trạng mất ngủ được thuyên giảm
  • Hạn chế uống rượu bia, cà phê, thuốc lá, các sản phẩm có chứa nhiều caffein. Các chất này có thể kích thích não bộ trong khoảng 10 đến 12 tiếng sau khi sử dụng. Do đó, bạn chỉ nên uống vào buổi sáng và hạn chế uống vào chiều tối.
  • Không ăn quá no trước khi đi ngủ hoặc sử dụng các thực phẩm khó tiêu vào buổi chiều muộn. Các thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo, có tính axit cũng cần loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn.
  • Một số thực phẩm chữa mất ngủ an toàn và hiệu quả như sữa ấm, socola đen, hạt óc chó, cá béo, quả lựu, yến mạch, sữa chua, trứng gà, hạt chia, gừng, mật ong, quả bơ, hạt sen, các loại cây họ cam,….
  • Không uống quá nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc chất lỏng trước khi đi ngủ. Vì nếu cung cấp một lượng nước quá lớn vào thời gian này sẽ khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn vì phải thức nhiều lần để đi vệ sinh.

Tìm hiểu thêm: Ăn socola có gây mất ngủ không? Ăn thế nào đúng?

5. Sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên

Áp dụng các bài thuốc, mẹo dân gian từ thảo dược thiên nhiên là một trong các cách cải thiện tình trạng huyết áp thấp gây mất ngủ hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các loại trà an thần như trà hoa cúc, trà bạc hà, trà lạc tiên, trà tim sen,…để cải thiện giấc ngủ.

Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?
Các loại trà từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng chữa chứng bệnh huyết áp gây mất ngủ hiệu quả.

Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kì phương pháp nào từ thảo dược, bạn cũng cần tham khảo qua ý kiến của các chuyên gia. Bởi tình trạng huyết áp thấp có thể không được sử dụng một số loại thảo dược. Vì thế để đảm bảo an toàn, bạn không nên tự ý quyết định và sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

6. Thư giãn trước khi ngủ

Tình trạng căng thẳng, lo lắng quá mức có thể làm cho chứng mất ngủ càng trở nên nghiêm trọng. Vì thế, bạn cần giải tỏa stress trước khi ngủ để giấc ngủ được trọn vẹn và thoải mái hơn. Trước khi ngủ bạn có thể hít thở sâu, ngâm chân với nước ấm, tắm với nước ấm, nghe nhạc, đọc sách, massage,…để dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ thư giãn như bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu,…cũng giúp cho chất lượng giấc ngủ được tốt hơn.

7. Điều chỉnh huyết áp

Nguyên nhân mất ngủ là do huyết áp thấp gây ra. Vậy cách tốt nhất để cải thiện giấc ngủ là điều chỉnh lại huyết áp của bạn. Uống đủ nước và duy trì chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu. Kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng sẽ hỗ trợ cân bằng huyết áp và cải thiện giấc ngủ.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc bệnh huyết áp thấp có gây mất ngủ không và một số cách giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Nếu tình trạng huyết áp thấp gây mất ngủ kéo dài và không thể xử lý dứt điểm, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp, đặc biệt khi có yếu tố liên quan đến vấn đề tim mạch hoặc nội tiết.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *