Bị mất ngủ sau tai biến và giải pháp khắc phục an toàn
Bị mất ngủ sau tai biến là tình trạng rất nhiều người gặp phải khiến sức khỏe ngày càng giảm sút, khó phục hồi được thể chất hoàn toàn như cũ. Tuy nhiên nếu có hướng điều trị đúng cách, các triệu chứng này vẫn có thể cải thiện để đem đến sức khỏe toàn diện hơn cho người bệnh.
Nguyên nhân gây mất ngủ sau tai biến
Tai biến mạch hay chính xác hơn là tai biến mạch máu não là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm có thể gây tử vong đột ngột nếu không nhanh chóng được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Theo đó não bị tổn thương vì không được cung cấp đủ lượng máu kịp thời do mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Nếu liên quan đến mạch máu não bị tắc sẽ gọi là nhồi máu não còn do máu máu bị vỡ thì được gọi là xuất huyết não.
Sau tai biến, sức khỏe người bệnh còn rất yếu và dễ để lại các di chứng nếu không có hướng chăm sóc phù hợp. Lúc này bệnh nhân cần tăng cường ăn uống đày đủ, nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh chóng lấy lại sức khoẻ. Trong đó giấc ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng để phục hồi lại những tổn thương và năng lượng đã mất. Do đó việc mất ngủ thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất trầm trọng tới quá trình này.
Những nguyên nhân chính gây mất ngủ sau tai biến bao gồm
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số bệnh nhân thường bị mất ngủ sau phẫu thuật tai biến do ảnh hưởng bởi các loại thuốc dùng trong quá trình phẫu thuật như thuốc gây mê, thuốc gây tê.. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng phải dùng một số loại thuốc hỗ trợ để hỗ trợ phục hồi sức khoẻ, thường là các thuốc như thuốc chống viêm, thuốc chữa đau đầu, thuốc lợi tiểu…Tác dụng phụ của các nhóm thuốc trên đều là gây mất ngủ.
- Stress, căng thẳng, suy nghĩ nhiều: Bệnh nhân sau tai biến, đặc biệt là người già thường suy nghĩ rất nhiều. Họ lo lắng cho sức khoẻ, chi phí điều trị cao, cơ thể mệt mỏi nên rất dễ căng thẳng, cáu gắt, ăn không ngon và cũng không ngủ được. Thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng khiến người bệnh khó vào giấc ngủ, không không sâu giấc và dễ giật mình giữa chừng.
- Tuổi tác: tai biến thường xảy ra chủ yếu ở những người lớn tuổi. Đây là đối tượng có các cơ quan đang hoạt động dần chậm chạp đồng thời mắc rất nhiều bệnh lý mán tính như đau nhức xương khớp, tiểu đường.. Do đó tình trạng mất ngủ càng dễ xảy ra và trầm trọng hơn sau điều trị tai biến.
- Thiếu sắt: Sắt không chỉ là một chất cần thiết cho quá trình tái tạo máu mà còn rất quan trọng cho giấc ngủ. Sau điều trị tại biến một số người thường bị thiếu chất này khiến giấc ngủ cũng kém chất lượng.
- Một số nguyên nhân khác: người bệnh nằm quá nhiều gây thiếu vận động, ăn quá no, sinh hoạt kém lành mạnh, ăn uống kém khoa học,… cũng là nguyên nhân khiến rất nhiều người bệnh bị mất ngủ.
Cần xác định rõ nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp hơn. Do đó tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để nhanh chóng cải thiện bệnh, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.
Mất ngủ sau tai biến có nguy hiểm không?
Giấc ngủ luôn đóng một vai trò rất quan trọng cho sức khoẻ bởi nó giúp phục hồi nhưng năng lượng đã mất trong suốt một ngày dài. Đặc biệt ở những người mới phẫu thuật hay điều trị tai biến phải mất đi một lượng máu lớn nên cơ thể cực kỳ yếu, kết hợp thêm tình trạng mất ngủ sẽ gây suy nhược trầm trọng, người bệnh sụt cân và sa sút trông thấy.
Bên cạnh chứng mất ngủ, người bệnh còn dễ gặp rất nhiều di chứng khác liên quan như chóng mặt, đau đầu, mờ mắt, khó đứng vững, khả năng vận động dần yếu đi. Mát ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ bệnh tái phát trở lại thậm chí là đột quỵ do cơ thể không đủ năng lượng hoạt động. Tuy nhiên cũng có những bệnh nhân tai biến sau điều trị lại ngủ nhiều hơn bình thường, ngu mê man không kiểm soát.
Dù là tình trạng nào thì cũng đều là các dấu hiệu bất thường mà người bệnh cần nhanh chóng khắc phục.Tuỳ từng nguyên nhân và tình trạng bệnh mà hướng điều trị sẽ khác nhau. Do đó người bệnh nên nhanh chóng đến các bệnh viện uy tín để làm kiểm tra và xem xét mức độ nguy hiểm, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm: Huyết áp thấp có gây mất ngủ không?
Hướng điều trị mất ngủ sau tai biến
Tuỳ từng tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định việc dùng thêm một số loại thuốc có tác dụng an thần trong thời gian ngắn kết hợp với việc thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp hơn. Người bệnh cần thực hiện đúng những chỉ định được bác sĩ đưa ra để nhanh chóng cải thiện bệnh, phòng ngừa tối đa những biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.
1. Dùng thuốc an thần
Với trường hợp mất ngủ nặng, mất ngủ kéo dài, người bệnh không thể sinh hoạt theo đồng hồ sinh học bình thường thì việc dùng thuốc an thần để kích thích cơn buồn ngủ, giúp người bệnh ngủ sâu hơn là rất cần thiết. Hầu hết việc dùng thuốc an thần hay thuốc ngủ chỉ được dùng trong thời gian ngắn để người bệnh dần quen với giấc ngủ, sau đó ngưng dần.
Tuy nhiên việc dùng thuốc an thần cũng không được khuyến khích quá nhiều do kèm theo nhiều tác dụng phụ và cũng không thực sự tốt cho người bị tai biến. Đặc biệt nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài với liều lượng lớn còn có thể gây ra tình trạng nghiện, trở nên phụ thuộc vào thuốc. Vì vậy người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ, không được tự ý dùng.
Nếu không dùng thuốc an thần, người bệnh cũng có thể tham khảo bác sĩ sử dụng một số loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược để hỗ trợ ngủ ngon hơn.
Một số người bệnh cũng có xu hướng tìm đến thuốc Đông y để cải thiện giấc ngủ nhằm hạn chế các tác dụng phụ. Tuy nhiên nếu đang sử dụng các thuốc Tây y thì tuyệt đối không nên dùng thuốc Đông y vì có thể gây tương tác giữa các chất khiến tình trạng sức khoẻ trầm trọng hơn. Hãy trao đổi thêm với bác sĩ chuyên môn nếu muốn dùng bất cứ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
2. Thực hiện vật lý trị liệu tích cực cải thiện mất ngủ sau tai biến
Sau tai biến, các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi các chức năng cơ thể nhanh chóng hơn. Đồng thời luyện tập đúng cách còn giúp các cơ được thư giãn thả lỏng, hỗ trợ máu huyết lưu thông tuần hoàn, nhờ đó đem đến chất lượng giấc ngủ tuyệt vời hơn.
Thời gian đầu người bệnh nên tập cùng bác sĩ hay những người có chuyên môn để đảm bảo đúng cách, đúng tư thế. Khi đã dần thành thục, người bệnh có thể tự tập luyện tạo nhà hằng ngày. Thực hiện vật lý trị liệu 30 phút mỗi ngày sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, giảm thiểu tối đa các di chứng sau tai biến, điển hình như tình trạng mất ngủ.
Các bài tập phải trải qua từng giai đoạn, từ từ tăng lên độ khó, người bệnh không nên vì muốn điều trị bệnh nhanh mà đẩy nhanh tiến độ quá mức sẽ tự gây hại cho bản thân.
3. Giữ tinh thần thư giãn thoải mái
Bệnh tật, hoạt động chậm chạp, uống nhiều thuốc khiến tình thần người bệnh rất bức bối khó chịu, dễ cáu gắt hơn hẳn bình thường. Rất nhiều suy nghĩ tiêu cực có thể xuất hiện, kể cả tự tử, nhất với những người già bị tai biến nặng. Vì vậy việc làm công tác tư tư tưởng, giải toả tinh thần, cân bằng cảm xúc để người bệnh được thư giãn thả lỏng hơn là rất quan trọng.
Hãy dành thời gian quan tâm đến người bệnh nhiều hơn, thường xuyên trò chuyện nhiều hơn để người bệnh cảm thấy vui vẻ. Khi sức khoẻ dần ổn định hãy đưa người bệnh ra ngoài hít thở không khí trong lành, đừng nên để người bệnh nằm trong phòng quá nhiều khiến tâm trạng rất bức bối. Đặc biệt không nên để người bệnh có suy nghĩ bản thân vô dụng, là gánh nặng cho gia đình. Bạn có thể nhờ người bệnh giúp đỡ việc gì đó hoặc xin lời khuyên từ người bệnh để họ có cảm giác có ích hơn.
Bản thân bệnh nhân cũng cần học cách cân bằng cảm xúc thông qua việc hút thở, thư giãn tinh thần và luôn hướng tới những điều vui vẻ tích cực. Có như thế thì bệnh mới nhanh chóng cải thiện, ngăn ngừa nguy cơ tái phát và có chất lượng giấc ngủ tuyệt vời hơn. Hãy thử nghe một bản nhạc yêu thích, hít thở không khí trong lành, hít tinh dầu sẽ thấy tâm trạng tốt hơn nhiều.
4. Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Để tăng cường sức khoẻ và cải thiện chứng mất ngủ sau tai biến chắc chắn không thể bỏ qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống thật khoa học. Theo đó người bệnh cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất có ích, rèn luyện thói quen vận động hằng ngày, ăn uống đúng cách, đúng giờ hơn để bảo vệ sức khoẻ toàn diện.
Cụ thể người bệnh nên chú ý các vấn đề sau
- Trong thời gian đầu nên ưu tiên ăn các món ăn mềm lỏng, dễ tiêu hoá do các cơ quan lúc nào chưa thực sự hồi phục hoàn toàn
- Tăng cường bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là protein, sắt, magie, các vitamin nhóm B, canxi.. Theo đó bạn có thể bổ sung các thực phẩm như sữa, rau mồng tơi, các nhóm rau lá xanh, trái cây mềm, gạo lứt, cá béo, hạnh nhân
- Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình đào thải các hoạt chất dư thừa ra khỏi cơ thể, đặc biệt khi đang sử dụng các loại thuốc Tây. Tuy nhiên tránh uống nhiều nước vào buổi tối vì có thể gây buồn vệ sinh nhiều, đặc biệt là các nước có hàm lượng vitamin C cao do làm kích thích thần kinh khiến người bệnh tỉnh táo
- Một số loại trà thảo dược ngoại trừ trà xanh cũng đem đến một giấc ngủ tốt hơn như trà hoa cúc, trà gừng, trà lạc tiên, saffron..
- Tránh xa những đồ ăn khô cứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác
- Nên ăn uống đúng giờ, tránh ăn uống quá khuya
- Tắm hoặc lau người, ngâm chân cho người bệnh bằng nước ấm giúp cơ thể thư giãn hơn
- Nghỉ ngơi nơi thoáng mát sạch sẽ, có thể hít được không khí trong lành
- Khi cơ thể đã dần hồi phục, người bệnh nên cố gắng vận động, đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày 15- 30 phút và tăng dần để giúp máu huyết tuần hoàn tốt hơn
- Cố gắng đi ngủ trước 11 giờ để tạo thành thói quen
- Thực hiện các bài tập nằm, nằm nghiêng, thay quần áo cũng giúp ích cho quá tình trị liệu và giấc ngủ
Việc điều trị mất ngủ sau tai biến cần có sự hỗ trợ từ người thân để giúp cải thiện bệnh nhanh chóng hơn. Người thân không chỉ đóng vai trò là người giúp đỡ mà còn là chỗ dựa về tinh thần để tâm lý người bệnh không bị “sụp đổ”. Kiên trì thực hiện các hướng điều trị chuyên môn từ bác sĩ sẽ giúp người bệnh lấy lại sức khoẻ nhanh chóng.
Mất ngủ sau tai biến có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn đồng thời tăng nguy cơ tái phát nên cần điều trị nhanh chóng. Hướng tới lối sống lành mạnh, tích cực lạc quan sẽ giúp cải thiện bệnh tốt hơn. Người bệnh cũng nên dành thời gian tái khám thường xuyên để kiểm soát sức khoẻ và phòng tránh những bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm khác có thể xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm
- 15 Thực phẩm giúp chữa mất ngủ, cải thiện giấc ngủ hiệu quả
- Cách dùng nhụy hoa nghệ tây (Saffron) chữa mất ngủ đúng cách
- Công dụng chữa mất ngủ của hà thủ ô và cách dùng đúng
Tư vấn có tâm
Chào bạn, cảm ơn bạn đã đánh giá tốt Trung tâm. Chúc bạn có một ngày tốt lành!