Các mẹo dân gian chữa bệnh trầm cảm đơn giản, hiệu quả
Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần phức tạp, khó chữa và sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời. Tuy có thể nhanh chóng cải thiện triệu chứng nhưng phương pháp sử dụng thuốc Tây thường đi kèm nhiều tác dụng không muốn. Vì vậy, để khắc phục nhược điểm này, nhiều bệnh nhân đã tìm hiểu và áp dụng các mẹo dân gian chữa bệnh trầm cảm.
- Tại sao nên điều trị bệnh trầm cảm bằng mẹo dân gian?
Tại sao nên điều trị bệnh trầm cảm bằng mẹo dân gian?
Bệnh trầm cảm được đặc trưng bởi các triệu chứng: chán nản, uể oải, buồn rầu, kém tập trung, suy giảm trí nhớ, mất hứng thú với thế giới xung quanh, rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, suy nghĩ bi quan, tiêu cực cùng một số biểu hiện bất thường khác của hệ thần kinh thực vật.
Nếu không được phát hiện đúng lúc và điều trị tích cực, dạng rối loạn tâm lý này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: mất ngủ, đau lưng, nhức đầu, suy nhược cơ thể, suy giảm miễn dịch, giảm ham muốn tình dục, bệnh tim mạch, thậm chí ung thư.
Do đó, căn bệnh nguy hiểm này cần được chữa khỏi càng sớm càng tốt. Căn cứ vào mức độ nặng – nhẹ của mỗi trường hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Bên cạnh các giải pháp điều trị nội khoa, trị liệu tâm lý, áp dụng bài thuốc Đông y, tập thể dục, châm cứu, shock điện, bệnh nhân có thể cân nhắc thực hiện một số mẹo dân gian chữa bệnh trầm cảm dưới đây.
Cách điều trị này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như: thành phần thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính, có sẵn, dễ tìm; hương vị thơm ngon, dễ uống; công thức chế biến đơn giản; tiết kiệm chi phí; phát huy tác dụng lâu dài và mang đến kết quả khả quan, không cần người bệnh phải đến bệnh viện thăm khám thường xuyên và hiếm khi gây ra tác dụng không mong muốn.
Tuy nhiên, trên thực tế, độc giả cần thực sự cẩn trọng khi chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian bởi một số bài Nam chưa được kiểm chứng mức độ an toàn. Liều lượng dược liệu chỉ mang tính chất ước chừng, phỏng đoán.
Nhìn chung, 9 bài thuốc sau chỉ góp phần cải thiện triệu chứng chứ không thể điều trị dứt điểm căn bệnh trầm cảm. Thêm vào đó, nếu tự chữa bệnh tại nhà mà không tham vấn ý kiến thầy thuốc, bạn cũng rất dễ bị ngộ độc vì áp dụng sai cách. Ngoài ra, tùy theo cơ địa mỗi người, các công thức dân gian này sẽ phát huy hiệu quả khác nhau.
Do đó, bệnh nhân cần chủ động thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa uy tín và tham khảo ý kiến lương y/bác sĩ thật kỹ lưỡng trước khi quyết định điều trị bằng các loại thảo mộc tự nhiên.
9 mẹo dân gian chữa bệnh trầm cảm
Được bào chế từ những loài thảo dược thiên nhiên với dược tính tuyệt vời, những bài thuốc dưới đây sẽ góp phần đẩy lùi triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị một cách an toàn, hiệu quả.
1. Bí quyết trị bệnh trầm cảm bằng củ nghệ
Hoạt chất curcumin từ củ nghệ có thể nuôi dưỡng các tế bào thần kinh của bộ não, tăng cường sức khỏe tổng thể và kiểm soát những biểu hiện của chứng trầm cảm nhẹ (buồn bã, lo lắng, mệt mỏi, cau có, đau khổ, mất ngủ, thiếu năng lượng, cảm giác tội lỗi…).
Đặc biệt, hai công thức sau còn có thể hạn chế nguy cơ mắc chứng Alzheimer và ngăn ngừa bệnh tim vô cùng hiệu nghiệm.
- Hoạt chất curcumin từ củ nghệ có thể nuôi dưỡng các tế bào thần kinh của bộ não, tăng cường sức khỏe tổng thể và kiểm soát những biểu hiện của chứng trầm cảm nhẹ.
Cách thực hiện:
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị nước cốt của 1 trái cam, nước cốt của 2 trái chanh tươi, 4 muỗng cà phê mật ong nguyên chất, 2 muỗng cà phê bột nghệ và 4 chén nước lọc
- Trộn đều toàn bộ nguyên liệu
- Thưởng thức 1 lần/ngày trong vòng 7 ngày liên tục
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị một lượng bột nghệ vừa đủ, 1 muỗng cà phê bột me, nước cốt của 1 trái chanh, 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất và 1 ly nước lọc
- Nấu sôi bột nghệ trong khoảng 20 phút
- Lọc lấy phần nước trong của dung dịch vừa làm
- Trộn đều nước bột nghệ với bột me, nước lọc và mật ong nguyên chất
2. Mẹo dân gian chữa bệnh trầm cảm bằng bạc hà
Thành phần menthol dồi dào của lá bạc hà có công dụng tăng cường trí nhớ, nâng cao khả năng tập trung, xua tan căng thẳng – mệt mỏi, làm dịu hệ thần kinh, thư giãn tinh thần và góp phần cải thiện các triệu chứng của rối loạn lo âu và trầm cảm.
Cách điều trị bệnh trầm cảm bằng lá bạc hà vô cùng đơn giản. Độc giả có thể bổ sung lá bạc hà vào bữa ăn hàng ngày như một loại rau thơm ăn kèm hoặc xay nhuyễn, lọc lấy tinh chất nước cốt, pha thêm chút mật ong để thưởng thức hàng ngày. Hãy kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian đủ dài cho đến khi bạn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh trầm cảm, sau đó giảm dần liều lượng.
3. Bí quyết trị bệnh trầm cảm bằng trà xanh
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, với hàm lượng theanin dồi dào, lá trà xanh có thể củng cố khả năng tập trung, kích thích não bộ phát triển toàn diện, hạn chế tình trạng lo âu, căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, mỗi khi cảm thấy lo lắng, bất an, bế tắc, sợ hãi, hồi hộp quá mức, bệnh nhân hãy dùng ngay một tách trà xanh ấm nóng để nhanh chóng lấy ổn định tinh thần.
Bên cạnh trà xanh, trà hoa cúc cũng là thức uống lý tưởng giúp chúng ta kiểm soát cảm xúc và duy trì tâm thế điềm tĩnh, thư thái. Bạn có thể thay thế trà xanh bằng trà hoa cúc nếu thích.
- Mỗi khi cảm thấy lo lắng, bất an, bế tắc, sợ hãi, hồi hộp quá mức, bạn hãy dùng ngay một tách trà xanh ấm nóng để nhanh chóng lấy ổn định tinh thần.
4. Mẹo chữa bệnh trầm cảm bằng nụ hoa tam thất
Nụ hoa tam thất là dược liệu quý giá nổi tiếng bởi công dụng chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh tật thần kỳ. Với tính mát, vị ngọt – đắng, vị thuốc Nam này giúp điều hòa cảm xúc, cải thiện giấc ngủ, giải phóng căng thẳng, lo âu, ổn định nhịp tim, nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5g nụ hoa tam thất tươi hoặc khô (loại nụ hoa nhỏ và không có cuống)
- Rửa sạch nguyên liệu, vớt ra để ráo
- Ngâm nụ hoa tam thất trong 100ml nước sôi
- Lắc ấm trà đều tay, nhẹ nhàng trong khoảng vài giây
- Châm thêm 200ml nước sôi
- Để nguyên trong vòng 10 phút
- Thưởng thức trà hoa tam thất
- Uống trà 1 lần/ngày, duy trì tối thiểu 30 ngày
5. Bí quyết trị bệnh trầm cảm bằng hạt điều
Hạt điều giàu magie, vitamin C và tryptophan. Đây đều là những chất xúc tác cần thiết cho quá trình sản sinh những loại hormon chống lại căn bệnh trầm cảm bên trong cơ thể. Nhờ đó, khi bổ sung hạt điều thường xuyên, độc giả sẽ trở nên lạc quan, vui vẻ, năng động và hạnh phúc hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 6 – 7 hạt điều và 1 muỗng cà phê mật ong
- Xay nhuyễn hạt điều thành dạng bột mịn
- Hòa tan bột hạt điều trong một lượng nước vừa đủ
- Bổ sung mật ong nguyên chất vào dung dịch
- Uống 2 lần/ngày vào hai buổi sáng tối
- Kiên trì áp dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm
6. Mẹo chữa bệnh trầm cảm bằng trái táo nhân
Y học cổ truyền quan niệm, táo nhân (táo ta) tính bình, vị ngọt, quy vào các kinh can – tâm – đởm, có tác dụng an thần, dưỡng tâm, chủ trị chứng mất ngủ, đổ mồ hôi, huyết hư tầm phiền.
Theo y học hiện đại, táo nhân chứa thành phần dưỡng chất vô cùng đa dạng và phong phú, bao gồm: betulin, beta sitosterol, saponin, flavon C-glycosid, phốt pho, kali và vitamin C. Do đó, vị thuốc này có thể giảm đau, hạ nhiệt, phòng chống rối loạn nhịp tim, giảm thiểu triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, phục hồi tế bào tổn thương và cải thiện chức năng não bộ.
- Táo nhân tính bình, vị ngọt, quy vào các kinh can – tâm – đởm, có tác dụng an thần, dưỡng tâm, chủ trị chứng mất ngủ, đổ mồ hôi, huyết hư tầm phiền.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một lượng táo nhân tươi và mật ong nguyên chất vừa đủ và 1 ly sữa ấm
- Xắt nhỏ, ép lấy nước cốt
- Thêm một chút mật ong nguyên chất vào dung dịch rồi khuấy đều
- Hòa dung dịch táo nhân – mật ong với sữa ấm
- Uống hỗn hợp này hàng ngày vào hai buổi sáng – tối
7. Bí quyết trị bệnh trầm cảm bằng măng tây
Là một loại cây thân thảo lâu năm, dạng bụi, măng tây vốn là loại rau yêu thích trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Đây đồng thời cũng là loại thảo dược điều trị bệnh trầm cảm vô cùng tuyệt vời với thành phần sắt, kali, canxi, phốt pho, mangan, folate, vitamin B đa dạng. Những dưỡng chất phong phú này có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao sức khỏe tinh thần.
Cách thực hiện:
- Công thức 1: Nướng hoặc hấp chín một lượng măng tươi vừa đủ dùng, dùng 5 lần/tuần
- Công thức 2: Uống 1 muỗng cà phê bột rễ măng tây với 1 ly nước lọc, áp dụng 1 lần/ngày
8. Mẹo dân gian chữa bệnh trầm cảm bằng oải hương
Hoa oải hương là loài thảo dược trị bệnh và làm đẹp vô cùng quen thuộc. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tinh dầu oải hương có thể giúp chúng ta thư giãn tinh thần, nâng cao chất lượng giấc ngủ, ngăn ngừa cảm giác lo âu – căng thẳng, hạn chế rối loạn cảm xúc và bảo vệ hệ thần kinh bằng cách kích thích vùng não limbic.
Hoa oải hương vốn khá lành tính, an toàn. Vì vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng nguyên liệu thân thiện này để hãm trà hoặc xông hơi, tắm gội. Ngoài ra, thói quen đặt một túi oải hương khô dưới gối ngủ cũng giúp bạn ổn định cảm xúc và điều hòa tâm trạng.
9. Bí quyết trị bệnh trầm cảm bằng dầu ô liu
Ô liu là một loài cây thân gỗ đặc biệt phổ biến của vùng Địa Trung Hải. Với thành phần omega-3 dồi dào, dầu ô liu có tác dụng ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch và kiểm soát tốt các triệu chứng của căn bệnh trầm cảm.
Độc giả có thể tăng cường bổ sung dầu ô liu vào các món salad yêu thích hoặc chế biến thành những món ăn giàu giá trị dinh dưỡng khác. Đây chính là cách thức đơn giản giúp cơ thể dung nạp đầy đủ lượng omega-3 cần thiết mỗi ngày, góp phần chữa bệnh trầm cảm và nâng cao hệ miễn dịch.
- Dầu ô liu có thể ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch và kiểm soát tốt các triệu chứng của căn bệnh trầm cảm.
Một số thảo dược hỗ trợ điều trị trầm cảm khác
Là những loại dược liệu an toàn, lành tính, nhân sâm, viễn chí, uất kim, hợp hoan bì, nữ lang, lạc tiên, hoa St. John’s Wort, cúc La Mã, sâm Ashwagandha, hương thảo, vani và Rhodiola Rosea có thể đẩy lùi căn bệnh trầm cảm. Bạn có thể tìm hiểu và chọn mua các loại thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng được bào chế từ các vị thuốc đặc biệt này.
1. Nhân sâm
Nhân sâm nổi tiếng là loài thảo dược quý hiếm với hàng loạt thành phần tốt cho sức khỏe con người. Nhân sâm có tuổi đời càng cao thì càng bổ dưỡng và giá trị. Từ hàng ngàn năm qua, các thầy thuốc y học cổ truyền đã bổ sung loại dược liệu này vào nhiều bài thuốc bồi bổ cơ thể, nâng cao sức mạnh thể chất và cải thiện sức khỏe tinh thần. Ngày nay, nhân sâm cũng được chiết xuất thành nhiều loại thuốc uống/thực phẩm chức năng điều trị các vấn đề về rối loạn tinh thần, trong đó có chứng rối lo âu và căn bệnh trầm cảm.
2. Viễn chí
Đông y quan niệm, viễn chí có tác dụng an thần, ích trí, tán uất hóa đờm và tiêu ung thũng. Loại dược liệu này giúp ổn định tâm trí, kiện tráng dương đạo, duy trì tinh thần minh mẫn, tỉnh táo và chữa khỏi chứng mộng tinh, di tinh, ho có đờm, hồi hộp, lo lắng, hay quên, tổn hao trí lực…
3. Uất kim
Uất kim (củ rễ của cây nghệ) vị cay – đắng, tính hàn, được quy vào kinh can – tâm – đởm. Y học cổ truyền cho rằng, vị thuốc này có khả năng hành khí giải uất, hoạt huyết chỉ thống, thanh nhiệt lương huyết, thanh nhiệt khai khiếu, chủ trị chứng đau vùng sườn, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, khí huyết ứ trệ, niệu huyết, thổ huyết, chảy máu cam, bất tỉnh, động kinh, tâm trí bất ổn…
4. Hợp hoan bì
Hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) tính bình, vị ngọt, được quy vào kinh phế – tỳ. Trong Đông y, vị thuốc này có công dụng trấn tĩnh, an thần, chỉ thống, hoạt huyết, tiêu sưng và liền gân cốt, chủ trị mất ngủ, sưng đau, phế ưng, suy nhược thần kinh…
Y học hiện đại cho rằng, hợp hoan bì giúp làm dịu thần kinh, hóa giải trầm uất, thúc đẩy quá trình sản sinh hormon serotonin, củng cố chức năng của các tế bào thần kinh, cải thiện tâm trạng, đẩy lùi triệu chứng căng thẳng, hồi hộp, lo âu, muộn phiền, mất ngủ, đồng thời tiêu diệt nhiều tác nhân khiến não bộ tổn thương.
5. Nữ lang
Nữ lang (Valerian Officinalis L) là loài cây có hoa nhỏ, sinh trưởng trên những dãy núi cao hơn 1.000m thuộc các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Lâm Đồng. Loại thảo dược này có tác dụng an thần và kiểm soát triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, lo lắng, hồi hộp, thiếu sức sống…
Đây là vị thuốc an toàn, lành tính với dược tính cao nhưng khá nặng mùi. Trong một số trường hợp hiếm gặp, cây nữ lang có thể kích thích thần kinh quá mức, dẫn đến một số rối loạn bên trong cơ thể (chẳng hạn đau đầu, mất ngủ). Do đó, nếu gặp phải vấn đề này, bạn cần giảm dần liều lượng trước khi ngưng hẳn và tham khảo ý kiến thầy thuốc/bác sĩ chuyên khoa thật cẩn thận.
- Cây nữ lang có tác dụng an thần và kiểm soát triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, lo lắng, hồi hộp, thiếu sức sống…
6. Lạc tiên
Lạc tiên (nhãn lồng – Passionflower) là vị thuốc an thần quen thuộc và lành tính. Với hương thơm ngọt ngào, hoa lạc tiên đã được dân gian ứng dụng trong nhiều bài thuốc điều trị lo lắng, kích động, mất ngủ, co giật, bất an vô cớ…
Các nghiên cứu khoa học cho biết, cây lạc tiên có khả năng thúc đẩy cơ thể sản sinh axit aminobutyric – GABA (một trong những hormon quan trọng giúp khơi gợi cảm giác vui vẻ – hạnh phúc, ổn định tâm trạng, thư giãn não bộ và ức chế tình trạng căng thẳng thần kinh).
Một số nghiên cứu khác cũng chứng tỏ rằng cây lạc tiên có dược tính tương tự thuốc Serax (một loại thuốc Tây điều trị các bệnh lý tâm thần). Vì vậy, bạn sẽ không thể bỏ qua vị thuốc này nếu đang muốn chữa khỏi căn bệnh trầm cảm.
7. Hoa St. John’s Wort
Hoa St. John’s Wort (Common Saint John’s Wort, Perforate St John’s) được trồng nhiều ở nước Đức. Các nhà khoa học nhận định, với nhiều hoạt chất quý giá, loài hoa đặc biệt này có thể mang đến hiệu quả tương tự thuốc chống trầm cảm Prozac, đồng thời hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, hoa St. John’s Wort rất dễ tương tác với thuốc Tây.
Do đó, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cặn kẽ. Theo kinh nghiệm của một số bệnh nhân trầm cảm đã từng chữa bệnh bằng hoa St. John’s Wort, vị thuốc này sẽ phát huy công dụng trong khoảng 12 tuần. Tuy nhiên, một số người bệnh có thể phải đợi đến 1 năm.
8. Hoa cúc La Mã
Kết quả của một nghiên cứu về tác dụng của hoa cúc La Mã (Chamomile) được thực hiện dựa trên phương pháp Đánh giá trầm cảm Hamilton cho thấy, loại thảo mộc này có khả năng hạ huyết áp và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trầm cảm.
Một tách trà hoa cúc La Mã sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều hoạt chất có lợi như: α-bisabolol, apigenin, luteolin… Nhờ đó, chúng ta có thể ngủ ngon hơn và giảm thiểu lo âu sau khi thưởng thức thức uống thơm ngon này.
9. Sâm Ashwagandha
Đây là một loài nhân sâm quý hiếm của đất nước Ấn Độ. Chúng có công dụng chữa khỏi chứng sợ khoảng trống (tình trạng tâm trí bị kích động khi ở trong một không gian mở).
Một nghiên cứu ngẫu nhiên trên 64 tình nguyện viên vào năm 2012 cho thấy, sâm Ashwagandha giúp làm giảm nồng độ cortisol (hormon gây căng thẳng trong máu). Bạn có thể kiểm soát triệu chứng trầm cảm bằng cách dùng vị thuốc này làm trà hoặc gia vị.
10. Hương thảo
Cây hương thảo có tác dụng giảm đau, phòng chống căng thẳng – mệt mỏi, tăng cường khả năng nhận thức, cải thiện trí nhớ và bảo vệ hệ thần kinh. Độc giả có thể chế biến món ăn hoặc ngửi mùi hương tự nhiên của chúng để hỗ trợ đẩy lùi bệnh lý.
- Cây hương thảo có tác dụng giảm đau, phòng chống căng thẳng – mệt mỏi, tăng cường khả năng nhận thức, cải thiện trí nhớ và bảo vệ hệ thần kinh.
11. Vani
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, mùi thơm của vani có thể làm giảm đến 63% cảm giác buồn chán và lo âu. Đây chính là lý do vì sao các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại spa cùng nhiều loại nến thơm, kem dưỡng da đều mang mùi hương dịu nhẹ, dễ chịu này.
Nhìn chung, vani rất an toàn, lành tính nếu được sử dụng với liều lượng thích hợp. Tuy nhiên, khó ngủ, đau đầu và dị ứng là một số tác dụng không mong muốn hiếm gặp mà bạn cần lưu ý.
12. Rhodiola Rosea
Rhodiola Rosea là loài thảo dược phổ biến tại Trung Quốc và các nước Bắc Âu. Công dụng của loài cây này là xoa dịu căng thẳng – mệt mỏi, nâng cao sức chịu đựng (nhất là sức mạnh tinh thần), tăng cường hệ miễn dịch, kích thích quá trình sản xuất hormon serotonin và phòng ngừa căn bệnh trầm cảm.
Đặc biệt, theo các nghiên cứu khoa học, vị thuốc này còn có khả năng ức chế hoạt động của hệ thống thần kinh giao cảm (một trong những tác nhân hàng đầu gây ra triệu chứng khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh, mất tập trung khi chúng ta sợ hãi, lo âu quá mức).
Ngoài ra, bệnh nhân nên tăng cường bổ sung bơ, chuối, socola đen, mật ong, hạnh nhân… vào chế độ dinh dưỡng của mình. Những loại thực phẩm này sẽ giúp bạn hạn chế lo âu – căng thẳng, ổn định cảm xúc và cải thiện tâm trạng vô cùng hiệu quả.
Nhìn chung, các loại thảo dược từ thiên nhiên có thể hỗ trợ xoa dịu tinh thần và xóa tan lo lắng, phiền muộn. Thế nhưng, chúng chỉ có thể phát huy hiệu quả tạm thời. Vì vậy, độc giả hãy thường xuyên thiền định, tập yoga, chơi thể thao, điều chỉnh lối sống khoa học, đồng thời cân nhắc trị liệu tâm lý tại:
Một số lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa bệnh trầm cảm
Muốn nâng cao mức độ an toàn và hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường trong quá trình thực hiện.
- Những bài thuốc này chỉ phát huy công dụng tạm thời và không thể điều trị dứt điểm căn bệnh trầm cảm.
- Tuy những loài thảo dược tự nhiên rất an toàn, lành tính nhưng nếu bạn sử dụng sai cách, chúng có thể dẫn đến một số vấn đề ngoài ý muốn. Do đó, hãy tham vấn y khoa cặn kẽ trước khi áp dụng và đảm bảo làm theo hướng dẫn của thầy thuốc/bác sĩ.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, ưu tiên bổ sung những loại thực phẩm giúp an thần, ổn định tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
- Tập luyện thể dục – thể thao thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì áp dụng các mẹo dân gian chữa bệnh trầm cảm trên trong một khoảng thời gian đủ dài để thu được kết quả đúng như mong đợi.
- Chủ động thăm khám định kỳ và tái khám đúng hẹn để theo dõi kịp thời tình trạng diễn tiến của bệnh lý.
Những bí quyết chữa bệnh trầm cảm từ thảo dược trên có thể thư giãn tinh thần, cải thiện trí nhớ, cân bằng cảm xúc, hạn chế căng thẳng – lo lắng và hỗ trợ quá trình điều trị căn bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính chất tức thời, không thể mang đến hiệu quả nhanh chóng, vượt trội và triệt để. Vì vậy, bạn hãy kết hợp áp dụng mẹo dân gian với việc điều trị nội khoa, trị liệu tâm lý và tự chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh trầm cảm có chữa được không?
- Các giai đoạn tiến triển của bệnh trầm cảm bạn nên lưu ý
- 10 loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay và lưu ý khi dùng
- Trầm cảm nặng: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!