Mối liên hệ giữa stress và bệnh tiểu đường bạn nên chú ý
Các chuyên gia cho biết rằng, stress và bệnh tiểu đường có mối quan hệ với nhau. Khi con người rơi vào trạng thái căng thẳng, stress dù là thể chất hay tinh thần đều sẽ tác động đến lượng đường bên trong máu, đặc biệt là những người đang mắc bệnh tiểu đường.
Mối liên hệ giữa stress và bệnh tiểu đường
Được biết quá trình kiểm soát và điều trị tiểu đường phải được thực hiện trong một thời gian rất dài, thông thường sẽ kéo dài đến hết đời người. Cũng chính vì thế mà nhiều người đang mắc bệnh tiểu đường luôn cảm thấy căng thẳng, áp lực về các sinh hoạt, công việc hàng ngày của mình. Ngược lại, tình trạng căng thẳng, stress cũng chính là một rào cản khá lớn khiến cho việc kiểm soát lượng đường trong cơ thể bị hạn chế.
Các chuyên gia cho biết rằng, căng thẳng không chỉ tác động và làm gia tăng tình trạng bệnh tiểu đường mà nó còn là một trong các hậu quả của căn bệnh này. Trong rất nhiều nghiên cứu đã nhận định rằng, mối quan hệ giữ stress và bệnh tiểu đường có tác động lẫn nhau, căng thẳng sẽ làm gia tăng và phát triển tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 2.
Khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng quá mức sẽ khiến cho cơ thể dần tiết ra các hormone gây ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ glucose có trong máu. Các nhà khoa học nhận thấy khi chúng ta bị đe dọa hoặc phải đối mặt với những tình huống căng thẳng, khủng hoảng thì cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng ” chiến đấu hay bỏ chạy”. Đây là một trong các phản ứng có thể làm gia tăng nồng đồ của các hormone và khiến cho những tế bào thần kinh hoạt động mạnh mẽ hơn.
Lúc này, adrenalin và cortisol sẽ được cơ thể giải phóng đi vào máu, khiến cho nhịp thở bắt đầu tăng nhanh hơn. Máu dần sẽ được dồn về các tứ chi và cơ để thể chống lại những tình huống sắp xảy ra. Vì thế mà ngay lúc này cơ thể của những người bị bệnh tiểu đường không còn khả năng để chuyển đổi glucose thành năng lượng, từ đó sẽ làm gia tăng mức đường huyết.
Những ảnh hưởng của stress đối với bệnh tiểu đường
Như đã nói trên, stress và bệnh tiểu đường có mối quan hệ với nhau. Stress có thể làm gia tăng tình trạng bệnh tiểu đường và quá trình điều trị bệnh cũng có thể khiến cho bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, stress kéo dài. Dưới đây là một số ảnh hưởng của stress đối với căn bệnh tiểu đường mà bạn nên biết.
1. Lượng đường trong máu tăng do stress
Khi cơ thể trở nên căng thẳng và lo lắng một cách quá mức thì các hormone sẽ làm gia tăng lượng đường có trong máu. Dù bạn đang stress về thể chất hay tinh thần thì các hormone vãn được tiết ra, đồng thời tính kháng insulin cũng được đẩy lên mạnh mẽ. Từ đó làm cho lượng đường trong máu tăng lên đột ngột và mất kiểm soát.
2. Thèm ăn, ăn quá nhiều do stress gây rối loạn kiểm soát đường huyết
Một trong những cách giúp giải tỏa căng thẳng, stress mà nhiều người thường xuyên áp dụng đó chính là ăn uống. Khi con người rơi vào trạng thái bế tắc, không còn sức sống hoặc lo lắng quá nhiều mọi người sẽ có xu hướng muốn dung nạp đồ ăn để thỏa lấp đi những muộn phiền, căng thẳng. Trường hợp này có thể xảy ngay khi đối tượng không có cảm giác đói hoặc vừa mới ăn xong.
Một số trường hợp còn lạm dụng cả bia rượu, thuốc lá, cà phê, ma túy để làm dịu đi những cơn căng thẳng của mình. Tuy nhiên, điều này làm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường. Khi cơ thể dung nạp quá nhiều thức ăn, đặc biệt là những đồ ăn ngọt sẽ làm cho lượng đường trong máu mất ổn định, cản trở đến quá trình hồi phục của bệnh nhân tiểu đường và nhiều nguy cơ làm cho bệnh kéo dài hoặc chuyển biến nghiêm trọng hơn.
3. Stress là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
Hầu hết mọi người sẽ thường xuất hiện cảm giác chán nản, mệt mỏi khi phải rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài. Nếu stress không được can thiệp và có biện pháp xử lý tốt sẽ có nguy cơ biến chứng thành căn bệnh trầm cảm, cơ thể dần suy kiệt và bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo thống kê cho biết, những đối tượng bị bệnh tiểu đường phần lớn sẽ nằm trong độ tuổi khá cao, những đối tượng phải chịu nhiều áp lực từ gia đình và xã hội nên nguy cơ mắc bệnh trầm cảm lại gia tăng. Bên cạnh đó, những bệnh nhân tiểu đường còn thường xuyên lo lắng, hoang mang về tình trạng bệnh của mình khiến cho trạng thái căng thẳng, stress càng kéo dài và tăng cao.
Theo ước tính thì có khoảng 20 đến 30% các trường hợp bị mắc bệnh tiểu đường đều có kèm theo các triệu chứng căng thẳng, trầm cảm. Đặc biệt hơn đó chính là tần suất mắc bệnh trầm cảm, stress ở người bệnh tiểu đường còn cao hơn so với những người bình thường.
Phương pháp đối phó với stress hiệu quả
Để khắc phục được tình trạng căng thẳng, giảm nguy cơ làm gia tăng căn bệnh tiểu đường thì bạn nên nhanh chóng áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống, điều trị bằng tâm lý trị liệu hoặc sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ.
1. Thay đổi lối sống
Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng căng thẳng, stress chưa biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng thì người bệnh có thể áp dụng phương pháp thay đổi lối sống lành mạnh để giúp điều trị và ngăn chặn stress hiệu quả.
Để có được lối sống tích cực và lành mạnh, bạn cần thực hiện các điều sau đây:
- Vận động thường xuyên: Việc vận động mỗi ngày không chỉ hỗ trợ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn giúp não bộ được bảo vệ và hạn chế các tổn thương. Những đối tượng đang mắc bệnh tiểu đường cũng nên áp dụng các bài tập thể thao đơn giản tại nhà. Mỗi ngày chỉ cần đi bộ khoảng 20 đến 30 phút (tùy vào sức khỏe và độ tuổi) cũng sẽ giúp bạn hạn chế và làm thuyên giảm các cảm giác tiêu cực, giúp quá trình điều trị tiểu đường được thuận lợi hơn.
- Ngủ đủ giấc: Mất ngủ, ngủ không ngon giấc cũng là một trong các nguyên nhân có thể dẫn đến stress. Vì thế, bạn nên xây dựng cho mình một thói quen ngủ nghỉ hợp lý. Lời khuyên tốt nhất từ chuyên gia đó chính là đảm bảo giấc ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, rèn luyện thói quen ngủ trước 23 giờ để có được tinh thần sảng khoái, vui vẻ.
- Ăn uống đủ chất: Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh với đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cũng là một trong các phương pháp tăng cường sức khỏe và tâm trạng hiệu quả. Không những thế, việc chú ý lựa chọn thực phẩm ăn uống hàng ngày cũng góp phần hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe của người bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết tốt hơn.
- Hạn chế bia rượu, chất kích thích: Các chuyên gia khuyến rằng những người bệnh tiểu đường và stress tuyệt đối không được uống bia rượu hoặc lạm dụng các chất kích thích, gây nghiện. Bởi những chất này có thể làm gia tăng mức độ bệnh và gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
- Tham gia các hoạt động thư giãn: Để giải tỏa các áp lực và căng thẳng trong cuộc sống bạn hãy tìm đến những hoạt động thư giãn mà mình yêu thích như vẽ tranh, đọc truyện, nghe nhạc, nấu ăn, xem phim,…để đầu óc được nhẹ nhàng hơn.
- Suy nghĩ tích cực: Khi phải đối mặt với những áp lực, tình huống khó khăn, đặc biệt là căn bệnh tiểu đường bạn nên học cách suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn. Luôn cho rằng ” Mọi vấn đề đều có thể giải quyết” sẽ giúp bạn có được động lực và hạn chế rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức.
- Học cách chia sẻ: Việc thường xuyên tâm sự và chia sẻ với bạn bè, người thân sẽ giúp bạn vui vẻ và thoải mái hơn. Đặc biệt là khi cảm thấy khó khăn hãy chủ động tìm đến những người mà bạn tin tưởng đến trải lòng và nhận lại những lời khuyên hữu ích.
2. Liệu pháp tâm lý trị liệu
Stress và bệnh tiểu đường có mối quan hệ với nhau, vì thế để có thể hạn chế nguy cơ tái phát hoặc gia tăng mức độ tiểu đường bạn cần nhanh chóng điều trị dứt điểm tình trạng stress. Hiện nay, tâm lý trị liệu cũng là biện pháp an toàn và hiệu quả dùng để chữa trị các bệnh về tâm lý như stress, trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược cơ thể,…
Chính vì thế khi nhận thấy các triệu chứng của stress hoặc trong quá trình điều trị tiểu đường gây nên những áp lực, căng thẳng bạn nên nhanh chóng tiếp đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Việc được áp dụng liệu pháp trò chuyện và trao đổi trực tiếp với chuyên gia sẽ giúp xác định được nguyên nhân gây ra stress và từ đó giúp cho người bệnh biết được phương pháp giải tỏa các căng thẳng của bản thân.
3. Sử dụng thuốc
Thông thường những bệnh nhân tiểu đường khi xuất hiện stress cũng có thể được cân nhắc sử dụng một số loại thuốc điều trị chuyên khoa để kiểm soát tốt các suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, hầu hết những loại thuốc điều trị đều có thể mang đến những tác dụng phụ, do đó người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự đồng ý chưa chuyên gia.
Các bác sĩ tâm lý sẽ thăm khám và xem xét về tình trạng bệnh của mỗi người mới có thể biết được họ có phù hợp áp dụng phương pháp dùng thuốc và loại thuốc nào là thích hợp nhất. Trong thời gian dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định về số lượng, thời gian uống thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nếu cơ thể có xuất hiện các triệu chứng bất thường cũng cần báo ngay với chuyên gia để được xử lý và kiểm soát kịp thời.
Stress và bệnh tiểu đường có mối quan hệ tương tác với nhau. Tình trạng stress có thể làm gia tăng lượng đường huyết và khiến cho căn bệnh tiểu đường trở nghiêm trọng hơn. Ngược lại, quá trình điều trị tiểu đường cũng có thể khiến cho người bệnh trở nên căng thẳng và lo lắng. Người bệnh nên tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị an toàn và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
- Stress học đường: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
- Đau đầu căng thẳng do stress và cách giảm đau nhanh chóng
- Rụng tóc vì stress: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Chứng thèm ăn, ăn nhiều do stress và cách khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!