Cyberbullying là gì? Thực trạng bắt nạt qua mạng hiện nay

Cyberbullying (bắt nạt qua mạng) luôn là chủ đề nóng khi tỷ lệ nạn nhân ngày càng tăng cao. Bắt nạt qua mạng để lại hậu quả nghiêm trọng do sự lan truyền nhanh chóng và không thể kiểm soát của mạng xã hội.

Cyberbullying nghĩa là gì?
Cyberbullying (bắt nạt qua mạng) là vấn đề nhức nhối mà nhiều người trẻ, thanh thiếu niên đang phải đối mặt.

Cyberbullying (bắt nạt qua mạng) là gì?

Các thiết bị điện tử giúp mọi người dễ dàng liên lạc, kết nối mà không bị giới hạn về khoảng cách, ngôn ngữ. Đồng thời nó cũng phục vụ được nhu cầu giải trí, học tập và làm việc.

Tuy nhiên sự phát triển của các thiết bị điện tử và mạng xã hội cũng khiến Cyberbullying (Bắt nạt qua mạng) ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Cyberbullying (bắt nạt qua mạng, trên mạng hay bắt nạt trực tuyến) là hình thức quấy rối, đe dọa hoặc lăng mạ người khác thông qua các nền tảng mạng xã hội, tin nhắn, diễn đàn trực tuyến hoặc các trò chơi trực tuyến. Cyberbullying là hành vi đe dọa, xúc phạm và bôi nhọ danh dự của người khác trên mạng internet thông qua nhiều hình thức như tin nhắn, hình ảnh, đoạn clip mang tính riêng tư, hoặc cố tình giả tạo.

So với bắt bạt trực tiếp, Cyberbullying có ảnh hưởng nặng nề hơn. Những thông tin bôi nhọ có thể lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội.

Các hành vi bắt nạt lặp đi lặp lại, cùng sự thóa mạ danh dự nghiêm trọng khiến nhiều nạn nhân phải đối mặt với stress, rối loạn lo âu, trầm cảm,…

Ngoài ra, không ít nạn nhân của Cyberbullying tự sát khi bị những đối tượng xấu đe dọa, và tung các hình ảnh, clip riêng tư lên các nền tảng mạng xã hội.

Xem thêm: Trầm cảm do mạng xã hội – Thực trạng đáng báo động ở giới trẻ

Thực trạng bắt nạt trực tuyến hiện nay

Vào năm 2019, tổ chức UNICEF đã thực hiện thống kê về tỷ lệ trẻ từng bị bắt nạt qua mạng.

Kết quả cho thấy, khoảng 1/3 thanh thiếu niên ở 30 quốc gia từng là nạn nhân của Cyberbullying. Trong đó, 1/5 nạn nhân từng phải bỏ học, trốn học do bị bắt nạt.

Việt Nam là 1 trong 30 quốc gia có tham gia cuộc khảo sát này. Theo khão sát, 21% thanh thiếu niên từng là nạn nhân của bắt nạt qua mạng. Đa phần họ phải tự đối mặt và không được giúp đỡ.

Thực tế, phụ huynh Việt Nam rất thiếu hiểu biết về ảnh hưởng của mạng xã hội đối với con trẻ. Do đó, trẻ có thể bày tỏ với bố mẹ về việc bị bắt nạt qua mạng, nhưng họ không để tâm.

Vài năm trở lại đây, tỷ lệ thanh thiếu niên và người trẻ phải đối mặt với những vấn đề tâm lý do bị thóa mạ, xúc phạm bởi những tin nhắn, hình ảnh mạo danh ngày càng tăng cao.

cyberbullying nghĩa là gì
Ở Việt Nam, khoảng 21% thanh thiếu niên từng là nạn nhân của bắt nạt qua mạng.

Ngoài ra, một số đối tượng xấu còn xâm phạm quyền đời tư bằng cách lan truyền các hình ảnh và đoạn clip nhạy cảm trên mạng, hoặc lợi dụng chúng vì mục đích cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết Cyberbullying

Thực tế, phần lớn những người bị Cyberbullying (bắt nạt qua mạng) đều không chia sẻ với bạn bè, người thân. Họ cũng rất hiếm khi tìm kiếm sợ trợ giúp từ cơ quan chức năng.

Nạn nhân phải tự mình đối mặt với mọi thứ vì sợ bị xa lánh, cô lập ở ngoài đời thật. Nếu tinh ý, bạn có thể nhận biết được nạn nhân của bắt nạt qua mạng thông qua những biểu hiện như:

  • Tinh thần bất ổn
  • Thường rơi vào trạng thái lo lắng, bồn chồn, bất an
  • Đôi khi khó kiểm soát cảm xúc, dễ nổi nóng với những người xung quanh
  • Tự khép mình, sống cô lập và tách biệt với mọi người
  • Không hứng thú với các hoạt động vui chơi, giải trí
  • Ít giao tiếp với những người xung quanh
  • Lơ đễnh khi học tập
  • Thường xuyên chậm trễ và sai sót trong công việc do suy nghĩ quá nhiều về việc các đối tượng xấu sẽ lan truyền hình ảnh, đoạn clip nhạy cảm của bản thân.

Ngay khi phát hiện điều bất thường, bạn nên liên hệ và tìm gặp ngay nạn nhân để tránh những tình huống đáng tiếc.

Hậu quả của Cyberbullying

Cyberbullying (bắt nạt trên mạng) vẫn còn là thuật ngữ khá mới mẻ đối với người Việt. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, sự hiểu biết của cộng đồng về vấn đề này đã có khởi sắc.

Các cơ quan chức năng cũng đã ban hành luật lệ nhằm kiểm soát các hành vi tiêu cực trên mạng xã hội. Mặc dù vậy, rất nhiều người vẫn đang là nạn nhân của những hành vi tồi tệ này.

Ban đầu, đó có thể là những câu nói bông đùa hài hước. Nhưng về lâu dài, chúng dần trở nên nghiêm trọng, mang tính đe dọa, xúc phạm, và xâm phạm quyền riêng tư.

Ảnh hưởng lớn nhất của bắt nạt qua mạng là tàn phá tinh thần nạn nhân. Nạn nhân sẽ luôn căng thẳng, lo lắng vì bị biến thành trò cười, hoặc bị thóa mạ danh dự bởi những câu nói vô căn cứ.

bắt nạt qua mạng
Nạn nhân của đe dọa trực tuyến thường có tinh thần bất ổn.

Nếu để lâu dài, tinh thần của người bị bắt nạt sẽ chịu ảnh hưởng. Có không ít người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, hoảng loạn và thậm chí nảy sinh hành vi tự sát do Cyberbullying.

Ngoài những ảnh hưởng đối với sức khỏe tinh thần, bắt nạt qua mạng cũng gây ra nhiều hậu quả khác như:

  • Giảm hiệu suất học tập, làm việc
  • Tăng nguy cơ mất việc
  • Bị thóa mạ hay tấn công ngoài đời thực.
  • Bị những người xung quanh cô lập, hiểu lầm

Vì những ảnh hưởng nghiêm trọng này, Cyberbullying cần phải được ngăn chặn và xử lý triệt để.

Cách đối phó Cyberbullying (bắt nạt qua mạng)

Bắt nạt qua mạng thực sự là nỗi ám ảnh đối với nạn nhân. Do đó, mỗi người cần trang bị cho mình những kỹ năng đối phó với tình trạng này.

1. Yêu cầu đối phương dừng hành vi bắt nạt

Đối với những câu nói có tính đả kích và xúc phạm, bạn nên yêu cầu đối phương dừng ngay hành động. Thực tế, một số đối tượng không ý thức được sự nghiêm trọng trong hành vi của mình.

Khi nhận được yêu cầu, những đối tượng này sẽ xem xét và gỡ bỏ những bài viết, bình luận, hình ảnh,… ảnh hưởng đến danh dự của bạn.

vượt qua Cyberbullying
Yêu cầu đối phương dừng ngay việc bắt nạt

Cách này là biện pháp hiệu quả khi các hành vi bắt nạt mới bắt đầu. Nếu cố gắng nhẫn nhịn, bạn có thể phải đối mặt với những hành vi có mức độ nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, cách khôn ngoan nhất là đề nghị đối phương dừng hành vi ngay khi mới bắt đầu.

2. Báo cáo bài viết trên các nền tảng mạng xã hội

Hiện nay, các nền tảng mạng xã hội đã có nhiều quy định để giữ môi trường mạng văn minh. Các bài viết chứa đựng ngôn từ thù ghét, có nội dung bôi nhọ, thóa mạ danh dự của người khác sẽ bị xóa hoàn toàn.

Do đó khi nhận thấy bài đăng có nội dung xúc phạm bản thân, bạn có thể báo cáo để nền tảng này rà soát và xóa nội dung bài viết.

Tuy nhiên, cách này chỉ là giải pháp tạm thời. Vì có không ít đối tượng xấu tạo nhiều tài khoản và liên tục đăng các bài viết có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

Với những tài khoản liên tục vi phạm, các nền tảng này có thể khóa tài khoản tạm thời hoặc vĩnh viễn.

3. Thẳng thắn chia sẻ với bạn bè, người thân

Khi bị bắt nạt qua mạng, danh dự của bạn có thể bị ảnh hưởng. Nhiều nạn nhân phải đối mặt với sự xa lánh, cô lập do những người xung quanh tin vào thông tin bịa đặt

Vì vậy ngay khi các đối tượng xấu có hành vi bắt nạt, bạn nên chia sẻ với những người xung quanh để tránh tình trạng này xảy ra.

Hơn nữa, việc chủ động chia sẻ sẽ giúp bạn có chỗ dựa tinh thần vững chắc. Bạn bè, người thân sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích để vượt qua tình trạng này.

Cyberbullying
Chia sẻ với người thân, bạn bè việc đang là nạn nhân của Cyberbullying để nhận được những lời khuyên hữu ích

Khi phải đối mặt với hành vi gây ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm, bạn nên tường trình rõ ràng cho nhà trường và cơ quan đang làm việc để bảo vệ quyền lợi của bản thân.

4. Liên hệ với các cơ quan chức năng

Trong trường hợp đối tượng đe dọa hoặc lan truyền tung các hình ảnh, clip nhạy cảm, bạn nên liên hệ với các cơ quan chức năng.

Ngoài ra, nếu đối tượng liên tục có những hành vi bắt nạt khiến cuộc sống và tinh thần bị ảnh hưởng, bạn cũng nên xem xét trình báo để được giải quyết.

Các cơ quan chức năng sẽ nhanh chóng xác định được đối tượng đe dọa. Tử đó, họ sẽ áp dụng các biện pháp mạnh tay để bảo vệ nạn nhân.

Thanh thiếu niên đang là nạn nhân của Cyberbullying cũng có thể tìm sự giúp đỡ thông qua Tổng đài 111.

Cách phòng chống Cyberbullying (bắt nạt trực tuyến)

Để phòng chống cyberbullying, có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Hướng dẫn kỹ năng an toàn mạng: Giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên về cách sử dụng internet an toàn, đặc biệt là không chia sẻ thông tin cá nhân quá mức.
  • Nhận biết các dấu hiệu: Nâng cao nhận thức về các dấu hiệu của cyberbullying như việc nhận được tin nhắn ác ý hoặc bị lan truyền tin đồn không đúng sự thật.
  • Đào tạo kỹ năng giải quyết xung đột: Giúp học sinh và thanh thiếu niên hiểu rõ cách giải quyết xung đột mà không cần phải dẫn đến hành vi bắt nạt qua mạng.
  • Bảo mật thông tin cá nhân: Khuyến khích cài đặt quyền riêng tư trên các mạng xã hội và không công khai quá nhiều thông tin cá nhân.
  • Chặn và báo cáo: Dạy trẻ cách sử dụng tính năng chặn (block) và báo cáo (report) trên các nền tảng mạng xã hội khi gặp hành vi bắt nạt trên mạng.
  • Theo dõi hoạt động trực tuyến: Phụ huynh có thể sử dụng phần mềm kiểm soát của cha mẹ để giám sát hoạt động của con cái trên mạng một cách hợp lý.
  • Khuyến khích giao tiếp cởi mở: Tạo điều kiện để trẻ cảm thấy an toàn khi chia sẻ những vấn đề mình gặp phải, bao gồm việc bắt nạt qua mạng.
  • Dạy lòng tự tin: Giúp trẻ tự tin vào bản thân và không cảm thấy bị tổn thương bởi những bình luận ác ý trên mạng.
  • Thiết lập quy tắc rõ ràng: Các gia đình nên có quy tắc về việc sử dụng internet, bao gồm thời gian sử dụng và cách phản ứng nếu bị bắt nạt.
  • Trường học can thiệp sớm: Các trường học nên có các chương trình phòng chống cyberbullying và có quy trình xử lý khi phát hiện các hành vi liên quan.
  • Can thiệp sớm: Nếu phát hiện trẻ đang bị bắt nạt qua mạng, nên có biện pháp can thiệp sớm, bao gồm tìm kiếm hỗ trợ tâm lý từ các chuyên gia.
  • Cung cấp hỗ trợ tâm lý lâu dài: Đôi khi, hậu quả của cyberbullying cần thời gian để hồi phục, và việc hỗ trợ tinh thần là cần thiết để giúp nạn nhân vượt qua.

Những biện pháp này giúp giảm nguy cơ xảy ra cyberbullying và bảo vệ sức khỏe tâm lý của mọi người khi sử dụng môi trường kỹ thuật số.

Cyberbullying (bắt nạt qua mạng) là vấn nạn nhức nhối trong những năm gần đây. Để chấm dứt tình trạng này, các nạn nhân cần phải có biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ chính mình.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *