Nên làm gì khi người thân bị trầm cảm? Điều cần biết
Nên làm gì khi người thân bị trầm cảm? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời, nhưng vô cùng quan trọng khi bệnh lý này trầm cảm đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội. Không chỉ người thân yêu mắc bệnh mà ngay cả bản thân cũng phải đối mặt với giai đoạn khó khăn đó. Việc tìm ra cách hỗ trợ người thân trong thời điểm này có thể giúp đối phương tìm lại niềm vui trong cuộc sống.
Nên làm gì khi người thân bị trầm cảm? Các cách giúp đỡ hữu ích
Trong xã hội hiện đại, trầm cảm đang dần trở thành một vấn đề sức khỏe tâm lý phổ biến, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của nhiều người. Khi người thân bị trầm cảm, chúng ta thường cảm thấy bất lực và “Nên làm gì khi người thân bị trầm cảm?” là một câu hỏi đòi hỏi bản thân phải nhận biết và tìm hiểu kiến thức về tình trạng tâm lý này một cách sâu sắc.
Để chăm sóc và hỗ trợ người thân bị trầm cảm, bạn cần có sự kiên nhẫn và tình yêu thương, cùng với những hành động cụ thể để giúp họ tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống. Cụ thể hơn như sau:
1. Lắng nghe và chia sẻ
Lắng nghe dường như trở thành một hành động cần thiết khi nhận thấy người thân của mình phải đối mặt với trầm cảm. Hãy tạo ra không gian thoải mái để người thân của bạn có thể mở lòng. Quan trọng nhất, hãy lắng nghe một cách chân thành mà không đánh giá cùng với việc dành thời gian để cảm thông với tình trạng cũng như cảm xúc mà họ đang trải qua.
Khi lắng nghe, hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, cảm xúc của họ, tránh phê phán và đưa ra lời khuyên sớm quá mức. Thay vào đó, hãy cho người đó biết rằng bạn đang ở bên cạnh, sẵn lòng lắng nghe và chia sẻ gánh nặng. Bạn có thể sử dụng các câu hỏi khuyến khích đối phương chia sẻ thêm về cảm xúc và suy nghĩ của mình như “Bạn muốn tôi hiểu về điều gì nhất trong tình trạng này?”.
Ngoài ra, việc chia sẻ có nghĩa là nên chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ của riêng mình hoặc kinh nghiệm của bản thân. Đồng thời, cũng có thể chia sẻ những thông tin hữu ích về trầm cảm cùng các phương pháp điều trị một cách nhẹ nhàng và không áp đặt người đối diện phải làm theo.
Lắng nghe và chia sẻ có thể là một quá trình liên tục đòi hỏi sự kiên nhẫn nên kể cả khi bạn cảm thấy bất lực, hãy nhớ rằng sự hiện diện của mình cùng việc luôn sẵn sàng bên cạnh là những gì mà người bệnh cần nhất trong giai đoạn khó khăn này.
2. Khuyến khích người thân tìm sự giúp đỡ
Trong thời điểm mắc trầm cảm, người thân có thể cảm thấy bế tắc và không biết phải làm gì để cải thiện tình trạng của mình. Vì vậy, khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia như bác sĩ tâm lý, nhà tâm lý học là đang tạo cơ hội để người bệnh nói ra cảm xúc và tìm hiểu cách để điều trị trầm cảm một cách hiệu quả.
Khi nói chuyện với người thân về việc tìm kiếm sự giúp đỡ, hãy đảm bảo cho đối phương biết rằng không có gì xấu hổ khi cần sự giúp đỡ từ người khác. Bạn có thể chia sẻ với người đó về những lợi ích của việc có được sự giúp đỡ chuyên môn, chẳng hạn như việc hiểu rõ hơn về tình trạng của bản thân và cách điều trị hiệu quả hơn.
Hành động cụ thể hơn mà bạn có thể làm là lắng nghe và đồng hành cùng người thân trong những buổi thăm khám tâm lý, những lần tư vấn với các chuyên gia và trong suốt quá trình điều trị. Hãy nhắc nhở đối phương rằng một tương lai tươi sáng đang chờ đợi và bạn luôn sẵn sàng ở đây giúp người thân vượt qua trầm cảm.
3. Giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày
Việc giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày có thể giúp người thân bị bệnh trầm cảm cảm nhận được sự quan tâm. Một cách đơn giản nhưng hiệu quả là giúp người đó thực hiện những công việc nhỏ trong nhà như nấu ăn, dọn dẹp, đi chợ, giặt giũ,…. Những công việc thường ngày này vừa giúp người bệnh giảm áp lực vừa tạo ra cơ hội cho bệnh nhân tự thấy mình có ích hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mời hoặc giúp người thân tham gia vào các hoạt động vui vẻ khác như đi dạo, xem phim, tham gia các lớp học kỹ năng mới,… Chúng có thể giúp người đối diện tạo ra các mối quan hệ xã hội tích cực và khiến cho tinh thần trở nên lạc quan.
4. Tránh nhận định sai và tranh cãi
Mặc dù bạn có thể tìm hiểu về trầm cảm qua các phương tiện sách báo, Internet,… nhưng mỗi trường hợp đều riêng biệt và đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc tình trạng cụ thể của người bệnh. Do đó, hãy để người thân của mình chia sẻ cảm xúc của bản thân một cách tự nhiên mà không áp đặt lý thuyết.
Tiếp đến là tránh tranh cãi về những gì người thân bạn đang cảm thấy hoặc trải qua chúng. Tuy rằng bạn muốn thúc đẩy đối phương tìm kiếm giải pháp hoặc thay đổi cách suy nghĩ, nhưng tranh cãi có thể khiến người đó cảm thấy bị đe dọa. Vì vậy, hãy tạo ra không gian thoải mái nhất để họ có thể mở lòng và chia sẻ lo lắng của mình.
Cùng với việc nhận định đúng kiến thức về trầm cảm, hãy nhớ rằng bạn không phải là chuyên gia về bệnh lý này và không cần phải giải quyết mọi vấn đề cho người thân đang mắc bệnh. Mặt khác, bạn có thể hỗ trợ đối phương tham khảo và tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần.
5. Khuyến khích hoạt động nhiều hơn
Mắc phải chứng trầm cảm khiến người thân mất hứng thú đối với hoạt động hàng ngày. Đồng thời làm cho người đó dần trở nên cô đơn và tự tách biệt khỏi xã hội. Do đó, việc khuyến khích tham gia vào các hoạt động vui chơi, theo đuổi sở thích và công việc có thể giúp họ cảm thấy được kết nối với cộng đồng và dễ dàng tận hưởng cuộc sống hơn.
Hãy thử khuyến khích người thân tham gia hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi dạo nhằm tăng cường sức khỏe thể chất. Khi cảm thấy mất đi sự kết nối xã hội, đối phương có thể cảm thấy cô đơn, vì vậy hãy khích lệ người đó tham gia vào các câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện để tạo ra sự kết nối với người khác và tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng.
Học hỏi và phát triển kỹ năng mới có thể là một cách tốt để tạo ra sự hứng thú và cảm giác tự tin cho người thân của bạn. Hãy khuyến khích người đó tham gia các lớp học vẽ, hát, viết lách, các khóa học nghệ thuật hoặc âm nhạc. Bên cạnh đó bạn có thể khích lệ người thân trực tiếp học thêm một ngôn ngữ mới, nấu ăn, làm vườn hoặc thông qua các khóa học trực tuyến.
Bên cạnh đó, một số hoạt động giải trí khác như đi xem phim, đọc sách, nghe nhạc hoặc thực hiện hoạt động làm đồ thủ công có thể giúp đối phương tạm quên đi những lo âu và căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên không được ép buộc họ tham gia khi người đó cảm thấy không thoải mái hoặc không quan tâm. Thay vào đó, hãy lắng nghe và tìm hiểu hoạt động yêu thích mà người thân yêu thích, sau đó hỗ trợ họ tham gia chúng dễ dàng hơn.
6. Khuyến khích hưởng ứng với việc điều trị
Để khuyến khích người thân của bạn hưởng ứng với các phương pháp điều trị trầm cảm như trị liệu tâm lý hay sử dụng thuốc, hãy thử nói chuyện với đối phương về những lợi ích mà chúng mang lại. Hãy giải thích và đưa ra bằng chứng cụ thể rằng điều trị không chỉ giúp người đối diện cảm thấy tốt hơn về bản thân mình, mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như các mối quan hệ xung quanh.
Cùng với đó bạn có thể nghiên cứu và mang đến cho người thân của bạn thông tin về các loại điều trị có sẵn khác nhau cho trầm cảm với cả ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương pháp. Điều này giúp đối phương cảm thấy tự tin hơn khi quyết định lựa chọn phương án điều trị phù hợp với bản thân và nhu cầu của mình.
Khi người thân của bạn đã quyết định điều trị, hãy giúp người đó lên kế hoạch và điều chỉnh lịch trình hàng ngày để đảm bảo họ có thể duy trì việc này. Cụ thể, bạn có thể giúp người thân của mình trong việc đặt lịch hẹn thăm khám, theo dõi việc uống thuốc và đồng hàng mang lại sự hỗ trợ cần thiết trong các buổi tư vấn cũng như điều trị.
7. Tạo niềm tin cho người bệnh
Tạo niềm tin cho người thân bị trầm cảm chính là khẳng định niềm tin vào việc điều trị có hiệu quả. Bạn có thể cùng người thân tham gia vào các buổi tư vấn tâm lý hoặc điều trị chuyên môn để đối phương cảm nhận được sự an tâm và tin tưởng vào con đường phục hồi của mình.
Ngoài ra, hãy luôn khích lệ và động viên người thân, nhấn mạnh vào những điểm mạnh của các phương pháp cùng những tiến bộ nhỏ mà người đó đã đạt được trong quá trình điều trị. Đồng thời, hãy thể hiện sự ủng hộ và sẵn lòng luôn ở bên cạnh người thân trong mọi hoàn cảnh. Hãy luôn nhắc nhở họ rằng cho dù có khó khăn đến đâu, bạn sẽ luôn sẵn sàng lắng nghe và đồng hành trên hành trình vượt qua căn bệnh nghiêm trọng này và lấy lại cuộc sống hạnh phúc trước đây.
8. Nhắc nhở chăm sóc bản thân
Trong tình trạng tinh thần không ổn định do trầm cảm gây ra, người thân của bạn có thể quên đi việc chăm sóc bản thân bao gồm những thói quen hàng ngày như ăn uống lành mạnh, vận động thể chất, giữ gìn sức khỏe tinh thần.
Để nhắc nhở đối phương biết cách tự chăm sóc bản thân tốt hơn sau khi mắc bệnh chính là tạo ra một lịch trình cố định hàng ngày hoặc hàng tuần để tuân thủ. Hãy khuyến khích người đó điều chỉnh thói quen ăn uống bao gồm việc uống đủ lượng nước mỗi ngày cùng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng.
Thông qua lịch trình đó, hãy thúc đẩy người thân tập luyện thể dục thể thao cùng những hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi dạo, tập yoga hoặc đi ra ngoài và hít thở không khí trong lành.
Bên cạnh việc chăm sóc cơ thể, đừng quên đề cập với học về việc chăm sóc sức khỏe tinh thần. Khuyến khích người thân của bạn tìm kiếm và thực hiện các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc, hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, viết nhật ký đều mang lại lợi ích giảm căng thẳng do trầm cảm gây ra.
Khi đối diện với câu hỏi “Nên làm gì khi người thân bị trầm cảm?”, câu trả lời trở nên dễ dàng hơn với sự kiên nhẫn, thấu hiểu và lòng quyết tâm từ người thân của bệnh nhân. Hãy luôn nhớ rằng, sự có mặt của bạn cũng có thể là nguồn động viên vô giá giúp người thân bước qua những ngày tháng khó khăn và tìm lại hạnh phúc trong cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
- 10 Cuốn sách hay nhất cho người bị trầm cảm nên tìm đọc
- Cách nói chuyện an ủi người trầm cảm giúp họ vực dậy tinh thần
- 14 Cách phòng tránh bệnh trầm cảm bạn nên biết
- Thuốc chỉnh khí sắc dùng cho bệnh nhân trầm cảm và thận trọng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!